Sự ra đi của Lý Gia Thành cho thấy kinh tế Trung Quốc bắt đầu xuống dốc

12/10/15, 16:20 Kinh tế

Trung Quốc cho phép tiền chảy vào, nhưng cố gắng không cho nó ra.

Nhà tài phiệt Hồng Kông Lý Gia Thành tại một cuộc họp báo tại Hồng Kông vào ngày 26/2/2015. (Philippe Lopez/AFP/Getty Images)

Sau khi tỷ phú Lý Gia Thành, một trong những người giàu nhất châu Á, gần đây đã chuyển các khoản đầu tư của mình ra khỏi Trung Quốc, truyền thông nhà nước đã cáo buộc ông là phi đạo đức và vô ơn, chạy trốn khỏi Trung Quốc trong khi nền kinh tế bị chậm lại mặc dù đã được hưởng lợi to lớn trong khoảng thời gian tốt đẹp. Hà Thanh Liên (He Qinglian), một nhà kinh tế nổi tiếng, đã khám phá những căng thẳng xảy ra giữa quyền lực và tiền vốn ở Trung Quốc ngày nay.

Tình thế tiến thoái lưỡng nan đầu tiên: Vốn đầu tư từ Hồng Kông luôn được xem là vốn “nội” với một cái mác nước ngoài.

Từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa, cho đến những năm 1990, vốn đầu tư từ Hồng Kông là thành phần quan trọng nhất của tất cả các đầu tư nước ngoài, tiếp theo đó là Đài Loan. Vị trí của Hồng Kông và vai trò kinh tế đặc biệt của nó là một phần trong những cân nhắc chính trị đã thúc đẩy ĐCS Trung Quốc xem Hồng Kông như vốn “ngoại”.

Mối quan hệ giữa tiền bạc và quyền lực đã dẫn đến một trạng thái căng thẳng.

Trước đó, khi ĐCS Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc phong tỏa toàn diện từ phương Tây, Hồng Kông là “con đường quốc tế”, con đường của vốn đầu tư ngoại và công nghệ nước ngoài, cũng như các cơ sở thương mại nhập khẩu và xuất khẩu.

Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa vào năm 1979. Doanh nhân Hồng Kông không chỉ là những nhà đầu tư chủ lực, mà còn là người hướng dẫn và cầu nối giúp Trung Quốc mở cửa. Vào thời điểm đó, Hồng Kông chiếm 70% đầu tư nước ngoài, tiếp theo là Đài Loan và Nhật Bản.

Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Hồng Kông dần dần mất đi vị thế trung chuyển thương mại của Trung Quốc. Tài chính thương mại quốc tế của khu vực này bị suy yếu. Hồng Kông đã trở thành một cơ sở để quan chức Đảng chuyển vốn phát triển tiếp ở nước ngoài, và là “vườn rửa tiền” của họ.

Giữa năm 1978 và 2001, dựa trên những toan tính chính trị, ĐCS Trung Quốc đã phân loại đầu tư từ Hồng Kông là vốn “ngoại” vì Hồng Kông vẫn chưa trở về với Trung Quốc hay chỉ mới vừa được trả lại. Sau năm 2001, trong thâm tâm ĐCS Trung Quốc vẫn xem vốn đầu tư từ Hồng Kông là vốn ngoại trong nền kinh tế. Để thỏa mãn các lợi ích nhóm, Hồng Kông là một kênh quan trọng cho rửa tiền. Ngay cả bây giờ, các doanh nhân Hồng Kông và đầu tư của Trung Quốc tại Hồng Kông vẫn bị buộc chặt với ĐCS Trung Quốc.

Tiền chỉ được phép vào, không được ra

Tình thế tiến thoái lưỡng nan thứ hai: Có những giới hạn cho dòng vốn. Vốn đầu tư chỉ được phép vào, nhưng không được phép ra.

ĐCS Trung Quốc đã buộc phải can thiệp mạnh vào sự suy thoái thị trường chứng khoán của Trung Quốc trong năm nay. Cuối cùng, họ đã bắt người vì những cáo buộc “thoát Trung”. Nhìn chung, việc này được xem là sự can thiệp không thích hợp của chính phủ vào thị trường tài chính và những hạn chế ác ý trên dòng chảy tự do của vốn.

Doanh nhân phát triển lớn hơn và mạnh hơn bằng cách tiến hành công việc của họ trong “vùng xám” được tạo ra thông qua những mối quan hệ với các quan chức.

Dòng vốn quốc tế là khái niệm đề cập đến việc luân chuyển vốn giữa các quốc gia hay khu vực, bao gồm các khoản đầu tư, vốn vay, viện trợ, tín dụng của người mua, tín dụng của người bán, kinh doanh ngoại hối, phát hành chứng khoán và lưu thông, v..v… Dòng vốn quốc tế xuyên biên giới có thể được chia thành luồng vào và luồng ra. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, các thành viên chủ chốt của WTO như Mỹ hay các nước châu Âu đã yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính của mình và cho phép vốn nước ngoài đi vào.

Trong số các nước thành viên WTO, chẳng có ai chào đón đầu tư nước ngoài trong khi cùng lúc đó cũng hạn chế luồng vốn ra. Quy định của ĐCS Trung Quốc đối với dòng vốn đã thành một tiền lệ. WTO không có biện pháp đối phó với chính sách này. Điều này đã tạo thêm một tầng các mối quan tâm cho vốn quốc tế. Họ có thể làm gì nếu một ngày Trung Quốc hạn chế luồng vốn ra? Do đó, họ muốn Trung Quốc thực hiện quy tắc luân chuyển vốn đầy đủ: không chỉ đón vốn tự do đi vào, mà còn cho phép dòng vốn có thể đi ra.

“Tội tổ tông” của giàu có

Tình thế tiến thoái lưỡng nan thứ ba: Sự an toàn cá nhân của chủ sở hữu vốn đầu tư tư nhân ở Trung Quốc là đầy rủi ro.

Vốn tư nhân ở Trung Quốc đã luôn được xem như một “tội tổ tông”. Có một điều cần phải hiểu là ở Trung Quốc phần lớn các doanh nghiệp tư nhân là có sự chống lưng của quyền lực chính trị. Họ phát triển lớn hơn và mạnh hơn bằng cách tiến hành kinh doanh trong “vùng xám” thông ra việc tạo mối quan hệ với các quan chức. Sự giàu có của họ là không sạch sẽ. Chính phủ cho rằng “những vị vua” khu vực tư nhân luôn tận dụng những khoảng trống do chính phủ cấp, chẳng hạn như trốn thuế, gian lận sổ sách kế toán. Có rất nhiều khoảng trống. Thường chính phủ không thiếu tiền. Khi các công ty tư nhân có mối quan hệ tốt với các quan chức, những khoảng trống này không thành vấn đề, nhưng khi chính phủ thiếu tiền, hay các quan chức mà các công ty tư nhân dựa lưng bị bỏ tù vì tham nhũng hay về hưu, nhà tư bản sẽ không còn được an toàn nữa.

Trong năm 2014, “Hướng dẫn cải cách triệt để doanh nghiệp nhà nước” được công bố, để huy động vốn chủ sở hữu tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lo lắng rằng bàn tay của ĐCS Trung Quốc đang với tới họ. Họ đã bắt đầu rút lui. Họ đã tham gia vào một số lượng lớn các khoản đầu tư ở nước ngoài. Điều này gây ra sự sụt giảm mạnh trong dự trữ ngoại hối trong những tháng gần đây. Bắc Kinh cảm thấy đau đơn vì sự co lại của dự trữ ngoại hối, khoảng 600 tỷ USD đã chảy ra ngoài, theo một bài báo vào ngày 28/9 của tờ Economist và vì lý do đó, ĐCS Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát ngoại hối. Hàng chục nhà môi giới chứng khoán bị bắt vì tôi “thoát khỏi Trung Quốc”. Mối quan hệ giữa tiền bạc và quyền lực đã đạt đến một trạng thái căng thẳng.

Tình huống tiến thoái lưỡng nan

Lý Gia Thành thấy mình ở trong ba tình huống khó xử

Tại sao Lý Gia Thành bị tẩy chay như một nhà đầu tư đào thoát? Đó là bởi vì bản chất của vốn đầu tư.

Đối với tất cả các doanh nhân ở Hồng Kông, Lý Gia Thành là người thành công nhất và có mối quan hệ gần gũi nhất với Bắc Kinh. Ông đã gặp các nhà lãnh đạo Đảng trong nhiều thương vụ – Đặng Tiểu Bình hai lần, vào năm 1978 và 1990. Điều này có nghĩa là sự thâm nhập vào Trung Quốc của ông không bị cản trở và đặc quyền của ông đã vượt qua bất kỳ “thái tử Đảng” nào khác (con trai hay con gái của một nhà lãnh đạo Đảng hàng đầu).

Bài báo chỉ trích việc ông Lý rời khỏi Trung Quốc cho biết: “Ông Lý đã hưởng lợi ở Trung Quốc trong 20 năm qua, nó không đơn giản chỉ là làm kinh doanh… làm giàu từ bất động sản không hoàn toàn đến từ nền kinh tế thị trường. Ông không thể muốn ra đi là ra đi được.

Vốn của Lý Gia Thành thực sự là vốn “nội” với một cái “mác nước ngoài”. Nó được ĐCS Trung Quốc cung cấp, với các chính sách cụ thể và ưu đãi đặc biệt. Vì vậy, tiền của ông Lý nên “đi xuống cùng chế độ”. Tuy nhiên, với những khó khăn bùng nổ của kinh tế Trung Quốc, ông Lý đã lấy tiền và ra đi. Điều này là một sự thất vọng lớn đối với chế độ.

Phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng không dám nói sự thoái vốn của Lý Gia Thành là một dấu hiệu khởi đầu của sự sụp đổ. Lý Gia Thành không phải là nhà đầu tư duy nhất của Hồng Kông rời khỏi Trung Quốc. Sáu mươi lăm phần trăm tất cả các nhà đầu tư “ngoại” là vốn của người Trung Quốc ở Hồng Kông. Vốn đầu tư này đã tăng lên trong một thời gian tương tự thời của ông Lý Gia Thành, với sự giúp đỡ từ những nhà cầm quyền.

“Sự ra đi” của Lý Gia Thành gây ra một làn sáng phản ứng chứng minh mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa vốn đầu tư và quyền lực chính trị, nó báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ vàng son của nền kinh tế Trung Quốc.

Đây là một bản dịch tóm tắt bài viết của Hà Thanh Liên được phát sóng trên Đài tiếng nói người Hoa tại Mỹ. Hà Thanh Liên là một tác giả Trung Quốc nổi tiếng và là nhà kinh tế học. Hiện tại sống tại Hoa Kỳ, cô là tác giả của cuốn sách “Những cạm bẫy của Trung Quốc” đề cập đến tham nhũng trong cải cách kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1990 và “Sương mù kiểm duyệt: Truyền thông ở Trung Quốc” đề cập đến báo chí bị hạn chế và kiểm soát. Cô thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội Trung Quốc đương đại.

Thanh Phong dịch từ The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x