Sự mất tích bí ẩn của thành phố Tikal tộc người Maya đã được giải đáp
Maya là một nền văn minh cổ cách đây 2000 năm tại châu Mỹ, nền văn minh này đã đạt một trình cộ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thành phố Tikal của người Maya và lý do tại sao nó biến mất.
Theo một nghiên cứu mới xuất bản của các nhà khoa học từ Mỹ, Mexico và Guatemala trên tạp chí khoa học PNAS, việc sử dụng đất hiệu quả cho phép nền văn minh cổ đại được duy trì qua nhiều thế kỷ, và người dân thành phố Tikal của người Maya cũng là một trường hợp trong số đó, những người này sống trong một khu rừng nhiệt đới ngày nay được gọi là Guatemala.
Việc thành lập kiến trúc xã hội phức tạp và sử dụng đất bền vững được cho là gắn liền với các trung tâm đô thị vẫn là một trọng tâm nghiên cứu trong lĩnh vực nhân chủng học, địa lý và sinh thái học.
Thành phố cổ đại Tikal là một trong những trung tâm chính của nền văn minh Maya cổ đại; với số dân lớn trong một môi trường rừng nhiệt đới không thuận lợi. Làm cách nào mà thành phố này có thể tồn tại, là đề tài gây tranh cãi mà các nhà nghiên cứu chưa giải quyết được trong nhiều thập kỷ, nhưng hôm này bí ẩn này đã được giải quyết rõ ràng.
Nghiên cứu của David L.Lentz đã trình bày bảng đánh giá định lượng về chiến lược nông nghiệp, kỹ thuật nông lâm kết hợp và quản lý nguồn nước, nhờ đó các nhà điều tra đã có thể hiểu được những kỹ thuật được dân cư ở Tikal sử dụng và cách thức vận hành của xã hội.
Như đã nêu ra trong nghiên cứu, “Người dân ở Tikal đã thực hành các hình thức thâm canh nông nghiệp, thủy lợi, ruộng bậc thang và đốt nương làm rẫy với một kỹ thuật nông nghiệp bao gồm quá trình chặt và đốt các cây trong rừng để tạo ra các cánh đồng, sử dụng hình thức nông lâm kết hợp và bảo tồn nước cẩn thận”.
Bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra, người Maya biết tối ưu vùng đất để cung cấp thực phẩm cho một lượng dân cư tương đối lớn, khiến xã hội phát triển khá tốt trên nhiều lĩnh vực, tạo thuận lợi cho tiến bộ của công nghệ và quân sự, nhưng tất cả điều đó đã dẫn đến một cái phải trả quá lớn. Sự tác động làm thay đổi môi trường xung quanh dẫn đến sụt giảm lượng mưa trong khu vực. Dựa trên các mẫu khoáng sản thu thập được, các nhà nghiên cứu suy ra rằng, lượng mưa đã giảm xuống trong suốt nửa thế kỷ 9, khoảng thời gian đó trùng hợp với thời điểm gián đoạn việc xây dựng công trình kỷ niệm của thành phố.
Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù người Maya cổ đại đã rất cẩn trọng trong kỹ thuật nông nghiệp, “họ cũng có thể đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán thông qua các hoạt động khai thác gỗ”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường xung quanh thành phố Tikal không có đủ điều kiện để chịu đựng hạn hán trong thế kỷ 9, do đó thức ăn và nước uống trở nên khan hiếm. Điều đó làm dân cư Cuối thời kỳ cổ đại này không thể tồn tại trong điều kiện hạn hán kéo dài. Tất cả những điều này gây nên tình trạng bất ổn xã hội cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của thành phố cổ. Điều này cũng cho thấy lý do tại sao một số thành phố và môi trường xã hội có thể trụ vững trong khi những cái khác thì sụp đổ.
Tất cả những kỹ thuật nói trên cho thấy Maya là một nền văn minh cực kỳ tiên tiến, và những người Maya không chỉ là những chiến binh khát máu như những trình bày trong các nghiên cứu về nền văn minh Maya.
Nông nghiệp, thủy lợi và các kỹ thuật tương tự không chỉ tồn tại duy nhất trong nền văn minh Maya, mà nó cũng tồn tại trong nhiều nền văn minh cổ đại khác ở Nam Mỹ, mặc dù Maya là một trong những nền văn minh cổ xưa hoàn hảo ở châu Mỹ.
Thanh Phong – Dịch từ A.C