Sự khác biệt trong tư duy giữa Google và Apple
Trong khi Google luôn sẵn sàng để thất bại thì Apple lại hiếm khi thừa nhận sai lầm của mình và thường để chúng chìm vào quên lãng mà không có lời giải thích. Sự khác biệt này được cho là đến từ lối tư duy khác nhau giữa CEO của Google và Apple.
Apple luôn muốn mọi thứ phải hoàn hảo còn Google thì luôn sẵn sàng để thất bại
Steve Jobs từng nói rằng, Google đã tạo ra những thứ không có giá trị, ngoài Google Search. Điều này đúng, bởi sự thật có rất nhiều sản phẩm Google gán nhãn “beta”, thậm chí kéo dài đến mức “nực cười”. Nhưng Google rốt cuộc vẫn có nhiều sản phẩm rất thành công như Gmail, Google Maps… và không thể phủ nhận rằng tính năng của chúng thì ăn ‘đứt’ các sản phẩm cùng dòng của Apple.
Sự trái ngược trong cách nhìn vấn đề của 2 tập đoàn này nằm ở chỗ: Google chấp nhận gán mác “beta” trên nhiều sản phẩm để thể hiện thái độ sẵn sàng đối diện thất bại, một khi sản phẩm đó không thành công. Thậm chí Google còn khuyến khích nhân viên bỏ ra 15% thời gian làm việc để cũng hãng nghiên cứu những thứ mới lạ. Ví dụ Google không ngần ngại đầu tư thử nghiệm robot và xe hơi không người lái. Những điều đó cho thấy, Google không kỳ vọng rằng mình sẽ thành công ở tất cả mọi thứ nhưng sẽ tạo ra sự thần kỳ ở một số sản phẩm.
Apple không dám thừa nhận thất bại và sai sót của mình
Cũng chính bởi quá cầu toàn nên Apple hiếm khi thừa nhận các thất bại của mình và thường để những sai sót ấy tồn tại trong thời gian rất dài mà không có lời giải thích. Ví dụ Apple TV không thu hút nổi nhà đầu tư nào bởi nó không khá hơn các tivi khác, giá thành giữa LG G3 với iPhone 5s không có cách biệt gì, nhưng G3 lại có cấu hình tốt hơn, iMac hoạt động quá nóng còn Apple Maps thì như là một “trò đùa”…
Google thì ngược lại, họ sẵn sàng xác định và thừa nhận sai sót một cách thoải mái. Đó là lý do công ty này đóng cửa Google Video để mua lại YouTube, còn Google Adx sẽ là sự kết hợp của tất cả các nền tảng quảng cáo tốt trên thị trường. Sau khi bị chỉ trích, Google Buzz và Orkut biến mất, còn Google+ thì tự động bị “gác lại” để “héo mòn” theo năm tháng.
Bắt tay với “đối thủ”
Google sẵn sàng mua bán, tạo mối quan hệ đối tác, thay vì “nghiền nát” các đối thủ. Họ sẵn sàng hợp tác với LG, Samsung hay HTC để tạo và bán các sản phẩm, ngay khi đã có trong tay Motorola.
Quan điểm Google, sản phẩm của họ sẽ tạo ra cho phía công ty lẫn đối thủ một tương lai tốt đẹp hơn. Tập đoàn này sẵn sàng thay đổi thuật toán tìm kiếm để mọi người có thể lướt web thoải mái và tìm kiếm dễ dàng hơn mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng đến khoản kinh tế của công ty.
Ở phía đối nghịch, Apple đạt được thành công bởi dám đứng ngoài đám đông và tạo ra những điều riêng biệt. Tập đoàn này chờ thị trường sôi nổi rồi mới bắt đầu “nhảy vào”, nhưng cũng phát triển theo hướng đi riêng bằng cách mang lại những chuẩn mực tốt hơn cho các sản phẩm.
Chính thái độ đó khiến Apple không thể dám đảm bảo đa số người dùng iPhone sẽ chọn máy Mac.
Miễn phí khi có thể
Google cung cấp các sản phẩm miễn phí để tìm hiểu về hành vi người sử dụng, sau đó sử dụng dữ liệu này để bán quảng cáo. Họ là hiện thân sống động của sự thật “nếu bạn không trả tiền cho các sản phẩm thì bạn sẽ là sản phẩm”. Mọi người biết điều này, nhưng chỉ có một số người quan tâm.
Apple lại gói mọi thứ vào cho riêng mình. Họ tập hợp dữ liệu người dùng, nhưng không cho phép bên thứ ba gián tiếp truy cập vào các dữ liệu này. Thái độ không chia sẻ cơ hội này khiến nhiều người không muốn bỏ tiền mua những thứ Apple đang có.
Điểm Apple vướng mắc lâu nay là tỏ ra quá tập trung vào kinh doanh. Khách hàng mua sản phẩm của Apple sẽ luôn phảng phất hình ảnh giàu có, sẵn sàng bỏ tiền để mua ứng dụng, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Song, khi lượng khách hàng mở rộng, Apple phải chăng nên có thêm những mô hình kinh doanh mới, cởi mở hơn, nhất là ở những mảng thị phần mới nổi, nên sẵn sàng cung cấp thêm nhiều ứng dụng gán mác “miễn phí”, như Google đang làm?
Rõ ràng là để thành công ở thị trường đang phát triển, Apple cần tạo nhiều ứng dụng miễn phí hơn.
Theo BLV