Sự hài hòa trong xã hội hiện đại đã bị niềm tin vào đấu tranh xã hội hủy hoại

20/07/18, 11:18 Trung Quốc

“Tinh thần đấu tranh” đã ăn sâu vào quan niệm của xã hội hiện đại. Ngày nay thật hiếm khi thấy được hai người có quan niệm đối lập tranh luận với nhau một cách lịch sự. Nguyên nhân là do đâu?

Cuộc biểu tình của nhóm cực đoan cánh tả Antifa. (Ảnh qua Scottythinks)

Một thời gian cách đây không lâu, khi đó sự bất đồng quan điểm chính trị giữa bạn bè với nhau không phải là vấn đề nghiêm trọng, và người ta khi thấy người khác có ý kiến khác biệt với mình cũng không lập tức kết thúc cuộc tranh luận.

Tuy nhiên, những xung đột phát sinh trong xã hội ngày nay phát sinh ngày càng nhiều, một phần là do mất đi cách đàm luận truyền thống, và nguyên nhân dẫn đến việc này chính là do 2 khái niệm của chủ nghĩa cộng sản, đó là: “tính đúng đắn chính trị” trong hệ thống tư tưởng chính trị luôn thay đổi của Mao Trạch Đông; và sự “không nhượng bộ” trong học thuyết Mac-xit của trường phái Frankfurt, theo đó những quan điểm không giống với chính sách chính trị đã được phê duyệt sẽ phải chịu sự đàn áp và không thể tha thứ.

Phần lớn sự đấu tranh này liên quan đến việc hủy hoại các phương pháp biện chứng truyền thống — các phương pháp này cho phép chúng ta tìm ra sự thật và nền tảng chung trong các quan điểm đối lập. Một trong số những phương pháp được biết đến nhiều nhất ở phương Tây là phương pháp Socratic, trong đó mọi người có quan điểm và ý kiến ​​khác nhau hỏi và trả lời các câu hỏi, thông qua thảo luận họ có thể mở rộng nhận thức và tìm ra sự thật.

Hệ thống biện chứng truyền thống cho phép chúng ta trò chuyện với những người có suy nghĩ khác với chúng ta và tương tác với họ ngay cả khi chúng ta không đồng tình, đồng thời duy trì một mức độ hài hòa giữa những người có đức tin khác nhau.

Tuy nhiên, trong các hình thức tranh luận ngày nay, các cuộc hội thoại thường nhanh chóng biến thành các cuộc tấn công cá nhân. Những chủ đề thảo luận đơn thuần cũng có thể trở thành một công cụ chính trị để buộc tội những người vi phạm bất kỳ vấn đề xã hội chính trị nào.

Người biểu tình giơ biển hiệu khi họ nghe các diễn giả phát biểu tại cuộc biểu tình chống lại Tổng thống đắc cử Donald Trump, ngày 9/11/2016, tại trung tâm thành phố Seattle.(Ảnh: AP/Ted S. Warren)
Những người cực đoan Antifa ở Mỹ đang tấn công người ủng hộ ông Trump supporter ở công viên Martin Luther King Jr. tại Berkeley, California, ngày 27/8/2017. (Ảnh: Elijah Nouvelage/Getty Images)

Quan điểm “tính đúng đắn chính trị” và tính “không nhượng bộ” là nguồn gốc của chủ nghĩa biện chứng duy vật mà những người theo chủ nghĩa cộng sản sử dụng.

Trong khi phép biện chứng truyền thống cho phép các phe đối lập tìm ra một yếu tố hài hòa, thì chủ nghĩa biện chứng duy vật lại ngược lại, nó được thiết kế đặc biệt để gây ra những “cuộc đấu tranh”, bằng cách sử dụng thuyết biện chứng của Hegel rằng “đấu tranh dẫn tới tiến bộ”.

Chủ nghĩa biện chứng duy vật đặc biệt làm cho con người ngày càng xa rời nhau. Mục đích của nó đối lập với phép biện chứng truyền thống. Nó thúc đẩy xung đột hai bên và khiến mọi người chống đối lẫn nhau.

Chủ nghĩa cộng sản, dựa trên triết học đấu tranh và chủ nghĩa duy vật vô thần, đã sử dụng những phương pháp này để kích động sự đấu tranh trong mọi giai cấp và thành phần xã hội. Chủ nghĩa cộng sản muốn bạn đấu tranh chống lại cái gì đó như: đàn ông nên đấu tranh chống lại chính phủ, phụ nữ nên đấu tranh chống lại đàn ông, trẻ em phải đấu tranh với gia đình và giáo viên, và con người nên đấu tranh chống lại Thần linh.

Phụ nữ xuống đường cho phong trào giải phóng phụ nữ những năm 1970. (Ảnh qua Elle)

Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của khái niệm vô thần luận trong tất cả các phong trào xã hội dựa trên học thuyết đấu tranh của những người cộng sản. Trong học thuyết nam nữ bình quyền của chủ nghĩa Mac-xit, phụ nữ đấu tranh chống lại những người đàn ông và gia đình, trong các phong trào xã hội như Black Lives Matter (Người Da đen đáng được sống) hoặc phong trào “Occupy” (chiếm đóng gì đó, chẳng hạn phong trào chiếm đóng phố Wall), chúng ta thấy các nhóm người này tin rằng giải pháp duy nhất cho vấn đề của họ là những cuộc đấu tranh bất tận chống lại các chủng tộc hay các tầng lớp khác.

Ngoài vấn đề thảo luận và tương tác, còn có sự khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa cộng sản và xã hội truyền thống trong cách giải quyết các vấn đề khó khăn.

Phương pháp biện chứng truyền thống dạy chúng ta thảo luận một cách hòa bình khi có ý kiến khác biệt, khuyên dạy chúng ta nhìn nhận lại sai lầm của bản thân trước những mâu thuẫn. Thậm chí chúng ta có thể nhận ra sai lầm của mình khi nhìn vào người khác, đạo đức truyền thống còn dạy chúng ta giúp người khác nhận ra sai lầm bằng cách chia sẻ một cách thiện ý và chân thành.

Chúa Giê-su từng giảng rằng: “Đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai đó vả má bên phải ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn”, hoặc giáo lý của Phật giáo và Đạo giáo cho rằng những khó khăn là do nghiệp lực tích tụ từ những hành vi sai trái trong quá khứ. Các đức tin truyền thống cũng đã dạy cho con người các nguyên tắc đối nhân xử thế cơ bản trong xã hội như biết kiềm chế và cư xử tốt ngay cả khi gặp phải những điều chúng ta thấy khó chịu.

Có một câu chuyện dân gian của Trung Quốc cổ đại minh họa những nguyên tắc cư xử truyền thống, kể về một con lừa bị rơi xuống giếng. Câu chuyện này đã thể hiện rất nhiều đức tính tốt của con người trong xã hội truyền thống khi đối mặt với nghịch cảnh.

Trong câu chuyện, một con lừa bị rơi xuống một cái giếng. Mặc dù lừa ta kêu khóc thảm thiết, nhưng người chủ của nó nhận thấy không có cách nào cứu nó lên và cái giếng cũng không còn sử dụng được nữa, nên đã quyết định dùng đất lấp cái giếng lại, đồng thời để chôn con lừa.

Người nông dân bèn kêu gọi hàng xóm của ông đến và giúp một tay lấp giếng. Rồi họ cầm xẻng xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì xảy ra và nó tiếp tục khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người ngạc nhiên vì nó bỗng trở nên im lặng. Lúc này, người nông dân đến nhìn xuống giếng thì thấy con lừa đã đạp lên đất bùn mà đi lên từ từ.

Thấy vậy, người nông dân lấy một cái xẻng đầy đất bẩn tiếp tục đổ vào giếng. Với mỗi xúc đất của người nông dân hất xuống, con lừa lại lắc mình cho cát bẩn rơi xuống và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.

Con lừa lại lắc mình cho cát bẩn rơi xuống và bước lên trên đống đất. (Ảnh qua Spikers Corner)

Câu chuyện này là biểu tượng của những đức tin truyền thống về cách mà nghịch cảnh có thể giúp con người ngày càng hoàn thiện: Cuộc sống có thể hất bùn đất lên bạn, làm bạn bị vấy bẩn, thậm chí muốn chôn vùi bạn, nhưng chúng ta cũng có thể xem đó là cách để nâng mình lên.

Đây là sự khác biệt giữa cách mà tín ngưỡng, văn hóa truyền thống dạy con người hướng tới so với chủ nghĩa cộng sản. Tín ngưỡng bảo bạn hãy nhìn vào bên trong bản thân mình và nâng cao đạo đức con người thông các nguyên lý cao thượng. Các giá trị truyền thống khiến bạn biết kiềm chế bản thân khi thảo luận. Còn chủ nghĩa cộng sản bảo bạn nhìn vào điều không tốt của người khác và liên tục đấu tranh không ngừng nghỉ.

>>> Cuộc phá hủy tượng đài ở Mỹ mở rộng tới cả Christopher Columbus, Chúa Jesus

>>> Nguồn gốc thi thể nhựa hóa: Tam giác giết người

Bảo Long, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x