Sống hơn 290 tuổi, cao tăng đời Đường vẫn đi vân du

28/05/18, 09:56 Khám phá sinh mệnh

Tuổi thọ của các cao tăng trong quá khứ có thể lên đến hàng trăm năm, đó là điều có thật. Pháp sư Huệ chiếu trong câu chuyện dưới đây có thể hội ngộ con cháu 6 đời của bạn mình, quả là chuyện khiến người kinh ngạc.

Cao tăng Huệ Chiếu đời Đường sống hơn 290 tuổi. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong triều đại của Đường Hiến Tông, ở chùa Khai Nguyên thuộc quận Vũ Lăng, có một tăng nhân pháp danh Huệ Chiếu, ông có thể nói trước được vận may của người khác, hơn nữa còn nói rất chính xác. Nhưng ông là một người rất cô độc, chưa bao giờ cười nói với người khác, thường hay đóng cửa ở trong phòng một mình, xung quanh cũng không có lấy một người bầu bạn.

Ông thường hỏi xin thức ăn từ những người nông dân. Một lão nông hơn 80 tuổi nói: “Huệ Chiếu pháp sư ở nơi này cũng đã hơn 60 năm, trước giờ dáng vẻ bề ngoài không có nhiều thay đổi. Không ai biết thật sự ông ấy đã bao nhiêu tuổi”.

Sau đó, có một người tên Trần Nghiễm, là quan phủ vùng Vũ Lăng, người này yêu thích Phật giáo, có một ngày liền tới chùa bái kiến. Ông lần lượt đi thăm các vị tăng nhân, sau cùng đi tới phòng của Huệ Chiếu.

Huệ Chiếu pháp sư sau khi nhìn thấy Trần Nghiễm, mừng mừng tủi tủi nói: “Trần đại nhân sao lại đến muộn như vậy chứ?“.

Trần Nghiễm hết sức kinh ngạc vì bản thân vốn không biết Huệ Chiếu: “Ta trước giờ chưa từng tới gặp ngài, sao ngài lại ngạc nhiên chuyện ta đến muộn chứ?”. Huệ Chiếu nói: “Chuyện này không thể lập tức nói rõ ràng được, về sau sẽ cùng ông nói cho cặn kẽ”. Trần Nghiễm cảm thấy rất kì lạ, qua một ngày, ông lại quay lại nơi ở của Huệ Chiếu, hỏi ông ta về việc đó.

Huệ Chiếu kể lại rằng: “Ta là đời sau của Lưu thị, Bành Thành Nhân. Là cháu trai bốn đời của Lưu Tống Văn Đế. Ông cố là Phàn Dương Vương Lưu Hưu Nghiệp, ông nội là Lưu Sĩ Hoằng. Họ đều tinh thông ‘Sử Ký’. Tổ tiên ta vốn nổi danh với tài năng văn chương, lại có mối quan hệ tốt với hoàng tử của Nam Tề Tử Lương. Khi Tử Lương chiêu mộ nhân tài văn chương, tổ tiên ta cũng đến tham dự, sau đó làm quan tới hai triều.

Ta sinh ra vào mùa hè tháng 5 năm Lương Triều (năm 526). 30 tuổi bắt đầu ở Nam Trần cầu quan, đến thời của Trần Tuyên Đế, làm một chức quan nhỏ, cũng không nhiều người biết đến. Vợ ta Trần Ngạn Văn đến từ Ngô Hưng là một nhà thơ. Sau đó Trường Sa Vương Trần Thúc Kiên và Thủy Hưng Vương Trần Thúc Lăng triêu mời nhân tài rộng khắp, vô cùng có thanh thế.

Ta và Trần Ngạn Văn đều ở dưới trướng của Trường Sa Vương. Cho đến khi Trần Thúc Lăng bị giết hại, ta cùng Trần Ngạn Văn cũng không thể may mắn tránh khỏi, bọn ta chắc chắn sẽ bị vạ lây, vì vậy đã cùng nhau bỏ trốn. Bọn ta trốn ở rừng, ăn hạt dẻ lót dạ, mặc một bộ quần áo ngắn, dù ngày đông hay giữa hạ thì cũng không có thứ khác để thay đổi.

Một ngày nọ, có một vị lão tăng nhân đi đến chỗ ở của bọn ta và nói: ‘Xương cốt của ngươi rất lạ, không thể nào mắc bệnh được’. Trần Ngạn Văn chào ông ta, xin thuốc, lão tăng nói: ‘Ngươi không có dáng dấp như hắn ta. Cho dù có uống thuốc của ta thì cũng chẳng có ích lợi gì’.

Nói xong liền cáo biệt, lúc gần bước đi quay đầu lại nói với ta: ‘Giữa trần thế tranh giành danh lợi, cuối cùng có được những gì? Chỉ có đệ tử Phật mới không màng công danh lợi lộc’. Ta rất kính phục lời của lão tăng này, từ đó về sau, liên tiếp 15 năm không màng thế sự.

Sau đó ta và Trần Ngạn Văn cùng nhau đến Kiến Nghiệp, triều đại Trần Vương đã diệt vong. Cung điện bị tàn phá, thành quách bị bỏ hoang, cỏ cây mọc um tùm, Cảnh Dương Cung cũng giăng đầy mạng nhện, chỉ còn những ngôi nhà hoang phế, cả áo mũ văn vật, mọi thứ đều không còn.

Bạn bè cũ vô tình gặp lại nhau, kéo vạt áo lau nước mắt, ông ta nghẹn ngào nói: ‘Trần hậu chủ chủ xa hoa tửu sắc, ngông cuồng kiêu ngạo, rốt cuộc bị Tùy Văn Đế tiêu diệt, quả thật rất đáng buồn’.

Ta không cầm lòng được, nghẹn ngào hỏi về tung tích của Trần hậu chủ và phu nhân, biết họ cũng đã vào Trường An. Ta cùng Trần Ngạn Văn xách túi quần áo và ăn xin trên đường đi, cuối cùng cũng đến phủ quan. Ta vốn là môn khách của Trường Sa Vương, từng được ông ấy đối đãi hết sức thân tình. Khi nghe nói ông đã chuyển đến Qua Châu, ta liền vội vã đến đó để bái kiến.

Trường Sa Vương từ nhỏ đến lớn đã sống trong nhung lụa, hơn nữa từ rất sớm đã được phong Vương, cuộc sống rất sung túc, cho nên, mặc dù hiện tại đang lưu vong, nhưng vẫn quen với cuộc sống vương giả. Lúc ấy ông ta đang cùng Trầm phi uống rượu, ta cùng Trần Ngạn Văn quỳ xuống trước mặt, Trường Sa Vương đau đớn khóc lóc một lúc lâu, nói với ta: ‘Chỉ trong một ngày mà nước mất nhà tan, cốt nhục ly tán, chẳng lẽ đó không phải mệnh Trời sao?’.

Từ đó trở đi ta ở lại Qua Châu. Sau khi Trường Sa Vương qua đời được mấy năm, Trần Ngạn Văn cũng mất. Vì vậy ta xuống tóc quy y, ở ẩn trên núi 20 năm. Ta khi đó đã 100 tuổi, mặc dù dung mạo khô héo gầy gò, nhưng gân cốt vẫn tráng kiện thể lực không giảm, ngày vẫn đi được vạn dặm, cùng một vị tăng nhân khác cùng nhau đến Trường An.

Khi ấy nhà Đường giành được thiên hạ, lấy hiệu là Vũ Đức. Từ đó về sau, ta hoặc là ở tại kinh đô Lạc Dương, hoặc là dạo chơi hai bờ sông Trường Giang, bất cứ nơi nào nổi tiếng ta cũng từng đặt chân tới. Bây giờ ta đã 290 tuổi, bất luận trời đông lạnh lẽo hay trời hạ nóng bức, ta vẫn không mắc phải dù chỉ là một căn bệnh nhỏ.

Vào cuối năm Trinh Nguyên, trong ngôi chùa này ta đã mơ thấy một người đàn ông cao lớn. Ông ấy mặc quần áo chỉnh tề, nhìn kỹ một chút, hóa ra là Trường Sa Vương. Ta đưa ông ấy vào phòng và mời ông ngồi. Khi nhắc tới chuyện cũ thì ông vô cùng thương cảm, giống như lúc còn sống vậy.

Ông nói: ‘Mười năm sau, cháu trai thứ sáu của ta, Trần Nghiễm, sẽ đến làm quan quận Vũ Lăng. Thầy phải nhớ kỹ chuyện này nhé’. Ta lại hỏi: ‘Vương gia hiện giờ đang làm gì?’. Ông đáp: ‘Ta làm quan dưới âm phủ, chức vị rất cao’. Rồi ông khóc và nói: ‘Pháp sư vẫn còn sống, mà nhà ta đã trải qua 6 đời rồi. Thật đáng buồn!’.

Sau khi ta thức dậy, liền viết tên của ngài và đặt ở kinh thư trong rương. Đến cuối năm ngoái, sau 10 năm, ta lấy tên họ của ngài hỏi những người trong quận, nghe nói ngài không đến ta còn rất kinh ngạc, ngày hôm qua đi vào vùng quê xin cơm, gặp một vị quan, liền hỏi thăm anh ta, rốt cuộc cũng biết được tin ngài đã tới rồi. Đến khi ngài vừa đến nơi này, trông thấy ngài rất giống tướng mạo của Trường Sa Vương, nhưng mà từ lần nằm mơ đó tới nay đã là 11 năm, cho nên cảm thấy kinh ngạc khi ngài đến thăm”.

Huệ Chiếu sau khi nói xong, cảm xúc ùa về, lệ rơi đầy mặt, ông cầm ra cuốn kinh thư trong rương có ghi rõ tên họ cho Trần Nghiễm xem. Trần Nghiễm liền hành lễ cúi lạy, lập chí thờ Phật, xin làm đồ đệ Huệ Chiếu pháp sư.

Huệ Chiếu nói: “Ngài hãy tạm thời trở về, ngày mai lại tới”. Trần Nghiễm nghe lời dạy bảo trở về. Ngày hôm sau lại quay lại chỗ ở của Huệ Chiếu, nhưng Huệ Chiếu đã rời khỏi, không biết đi nơi nào. Năm đó là năm Nguyên Hòa thứ 11.

Đến năm đầu Đại Hòa, Trần Nghiễm đảm nhiệm ba châu, ở trên đường đột nhiên gặp Huệ Chiếu. Trần Nghiễm rất vui mừng, không ngừng lễ bái nói: “Ta nguyện bỏ quan tước, đi theo sư phụ vân du không màng thế sự”. Huệ Chiếu đã đồng ý.

Đêm hôm đó, hai người họ ở cùng một quán trọ, trời còn chưa sáng, lúc Trần Nghiễm thức dậy thì Huệ Chiếu đã đi rồi. Từ đó, hoàn toàn không biết ông đã đến địa phương nào.

Huệ Chiếu được sinh ra vào năm thứ 7 của triều đại nhà Lương, kiểm tra lịch sử của Nam Lương, năm thứ 7 là năm Bính Ngọ, đến năm Nguyên Hòa thứ 10 triều đại Đường Hiến Tông đã là 290 năm, phù hợp với tuổi của Huệ Chiếu. Đối chiếu nội dung Huệ Chiếu đã nói, phát hiện đều giống nhau, như vậy càng tin tưởng lời nói của pháp sư này là không sai lệch.

>>> Tây Tạng huyền bí: Cao tăng hóa thành cầu vồng thăng thiên

>>> Vì sao vị cao tăng đắc đạo nhà Đường lại đốt tượng Phật để sưởi ấm?

Tiểu Minh biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x