Số phận của hàng nghìn nạn nhân mất tích và nỗi đau của người ở lại
Ngày 30/8 hàng năm là ngày Quốc tế các nạn nhân mất tích cưỡng bức, nhưng tại sao số phận của rất nhiều người vẫn chưa được làm rõ?
Nỗi đau của những người ở lại
Có thể trong một vài giờ, những mẩu tin về những vụ mất tích, những câu chuyện bi thảm của thế giới sẽ nhanh chóng bị lãng quên, những giọt nước mắt thương tiếc sẽ mau chóng khô đi. Và thế giới lại quay trở lại đúng nhịp điệu của nó.
Tuy nhiên, đối với hàng nghìn, hàng nghìn gia đình có nạn nhân mất tích thì những giọt nước mắt sẽ không khô và người thân của họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Những người ở lại sẽ tiếp tục sống trong nỗi đau, sự chờ đợi vô vọng, tâm hồn day dứt vì không biết chuyện gì đã xảy ra với những người thân yêu của họ.
Phó chủ tịch của Hiệp hội Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) phía Nam Sudan, bà Christine Beerli, đã có cuộc gặp gỡ với những gia đình có nạn nhân là người mất tích.
“Thật đau lòng khi chứng kiến nỗi đau của họ. Bạn có thể nhìn thấy sự tuyệt vọng trong đôi mắt của họ, họ không biết người thân yêu của mình đang ở đâu. Tất nhiên, nỗi đau này được nhân rộng với nhiều người, nhiều nơi trên thế giới”.
“Rất nhiều người mẹ, người cha, người con hy vọng cả ngày lẫn đêm, họ sẽ lại được một lần nữa nghe thấy tiếng bước chân và nhìn thấy người thân yêu của họ bước vào nhà một lần nữa”, bà Beerli nói.
Sự thờ ơ
Hàng trăm nghìn người hiện đang mất tích trên toàn thế giới: những người bị mất tích trong cuộc xung đột vũ trang hoặc các tình huống bạo lực khác, các thảm họa tự nhiên hoặc di cư.
ICRC đang cố gắng giúp đỡ tìm kiếm người và xác định hài cốt; hỗ trợ các gia đình; nhắc nhở các quốc gia nghĩa vụ của họ trong việc làm rõ số phận của người mất tích.
Đối với các chủ tịch của ICRC, Peter Maurer, đó là một ‘sự thờ ơ đáng lo ngại’ về vấn đề này:
“Mất tích là một vấn đề xã hội và chính trị nhạy cảm, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không có lý do gì để không hành động. Chính phủ phải tạo ra ý chí chính trị cần thiết nhằm tìm ra câu trả lời”.
“Phải thực hiện từng bước ngăn chặn mất tích, thu thập thông tin có sẵn của những nạn nhân bị mất tích. Bởi vì, tại một số địa điểm, thông tin này có thể phần nào xoa dịu nỗi đau của những gia đình có người thân bị mất tích”, ông Maurer nói.
Năm nay, ICRC, đánh dấu ngày Quốc tế của mất tích cùng một loạt các bộ phim và các báo cáo từ khắp nơi trên thế giới. Nó cũng đặt một câu chuyện cuốn sách truyện tranh đặc biệt kể câu chuyện có thật của một gia đình từ Colombia. Những cuốn truyện tranh được sản xuất bởi công ty PositiveNegatives.
Theo Icrc