Số mệnh con người đã được định trước (P.3): Ứng nghiệm giấc mộng 30 năm
“Định Mệnh Luận” là một trong những nội dung chủ đạo trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, Khổng Tử từ lâu đã từng nói “Sinh tử có mệnh, phú quý tại thiên”
Trần Tử Văn (1648-1709), người Hải Ninh tỉnh Chiết Giang. Vào năm Khang Hy thứ 47 (tức năm 1708) được đề bạt làm Tri phủ Nam An, là một vị quan tốt. Thơ ca, thư pháp, nổi danh đương thời. Kỳ thư Truyền Pháp Tấn Nhân, từ triều Tần, Hán, Đường, Tống cho tới nay văn tự thu thập được rất phong phú, gọi chung là lời tựa biện chứng.
Khi Trần Tử Văn mới vừa làm quan ở An Ấp, ông mơ thấy đi đến một ngôi chùa trên núi, trong miếu, đại điện, hành lang và dãy nhà làm ở hai bên đại điện, tượng Phật đều được sắp đặt một cách cực kỳ hùng vĩ tráng lệ. Trông thấy ở góc Tây Bắc gần những bức tường thấp, có một hoa viên, có một ngôi đình mới sửa chữa, còn chưa lợp ngói. Bên cạnh có người chỉ vào ông và nói: “Đây là nơi anh sẽ chết”.
Đã qua ba mươi năm, Trần Tử Văn thăng chức đảm nhiệm Tri phủ Nam An. Khi ông nhận được chức Tri phủ Nam An, từng gửi thư cho bạn bè và nói: “Trong vườn hoa nha môn có một ngôi đình được người nhà Tống xây còn dang dở, ta chuẩn bị lúc rảnh rỗi sẽ xây dựng lại căn đình này, để lúc nghỉ ngơi sẽ ngâm thơ viết chữ ở đây”.
Vào một ngày, sau khi đến nhậm chức, ông đi dạo ở chùa Đông Sơn, cảm thấy đại điện và dãy nhà hai bên đại điện được bày đặt giống kiểu cách mà ông đã mơ thấy ba mươi năm về trước. Trong nội tâm ông vô cùng kinh ngạc, bỗng nhiên trông thấy phía Tây Bắc xuyên qua khe hở của một rừng cây, có một vườn hoa, ở giữa có một ngôi đình được thi công sắp xong, chỉ là chưa lợp ngói.
Khi mới đến đây, cảnh vật xung quanh còn chưa quen thuộc lắm, nên ông đã đi hỏi thăm, mới biết được là vườn sau của nha môn tri phủ có một ngôi đình chính là ngôi đình Lục Âm từ thời tri phủ Lý Di Canh triều Tống. Là ngôi đình mà chính ông là người cho sửa lại.
Ông càng kinh ngạc hơn, nhớ lại giấc mộng trước kia, trong nội tâm vô cùng thấp thỏm lo âu, sau khi trở về liền bị bệnh không dậy nổi, rốt cuộc đã ứng nghiệm giấc mộng ba mươi năm trước.
Có lẽ một ít người cho rằng đây là tác dụng của tâm lý, cho là ông nhớ lại cái chết của mình trong mộng, khiến trạng thái tinh thần của ông buồn bực không vui, cuối cùng dẫn đến cái chết của ông.
Trong y học cũng có thể có luận thuật này, nhưng sau hơn ba mươi năm, trong giấc mộng nhìn thấy ngôi chùa kia đã qua hơn ba mươi năm, đây không phải là vấn đề tâm lý ám thị, mà là sự tình có tồn tại một cách chân thật, chẳng qua tồn tại ở một không gian thời gian khác, tại ba mươi năm trước thông qua một giấc mộng ngẫu nhiên mà cho ông biết.
Từ đó sau khi chứng kiến giấc mộng ba mươi năm trước, ông liền biết trước nơi mình sẽ chết vào ba mươi năm sau. Có thể cho thấy số mệnh của con người khi còn sống là đã được định trước rồi. Người xưa thường nói “sống chết có số, phú quý tại Thiên”, chính là ý tứ này.
Số mệnh con người là đã được định trước. Lý do lớn nhất khiến mọi người phản đối chính là, nếu số mệnh đã được định sẵn rồi, thì chẳng phải không cần cố gắng làm gì cả, không cần ra sức, ở nhà ngồi chờ là được rồi.
Thật ra, chúng ta nói số mệnh đã được định trước, là nói ngay cả việc cố gắng, phấn đấu của bạn… đều đã định bên trong số mệnh của bạn, đến thời điểm cần phấn đấu trong số mệnh của bạn, thì sẽ có một động lực thúc đẩy khiến bạn bắt đầu cố gắng, phấn đấu… khi đó bạn không muốn cố gắng cũng không được. Giống như hạt giống của cỏ cây, mùa xuân gieo hạt xuống đất, thì nó sẽ phá đất mà nẩy mầm lớn lên, bạn muốn không cho nó nẩy mầm cũng không được.
Khi chúng ta nói, số mệnh của hạt giống đó đã được định trước rồi, mùa xuân sẽ nảy mầm, mùa hè cành lá sum suê, trời thu kết hạt, mùa đông tàn lụi.
Cách nói này, tôi nghĩ sẽ không có ai cho là mê tín, cũng không ai cho rằng số mệnh của hạt giống là đã được định trước, vậy nên nó không cần cố gắng nảy mầm, không cần lớn lên! Bởi vì bản thân hạt giống đã bao hàm động lực nảy mầm khi gặp mùa xuân. Nhưng vì sao khi áp dụng lên số mệnh con người, sẽ nảy sinh ra nhiều hoài nghi và cách trở như vậy?
Thật ra mà nói, số mệnh con người đã được định trước rồi, chỉ cần bạn tận lực làm được tùy kỳ tự nhiên, thì chính là đã làm tốt những việc đã được định trước trong không gian khác của bạn, cư xử và hành vi đồng bộ với số mệnh của bạn ở không gian khác, chính là cách làm hợp lý nhất, cũng là đường tắt của đời người.
Mỗi người từ nhỏ đến lớn, đều xem qua rất nhiều câu chuyện tiểu sử thành công bằng vào những nỗ lực của cá nhân, những thứ này đều truyền lại một tín tức rằng, sự thành công của họ hôm nay, là vì những cố gắng và phấn đấu của họ ngày trước, dùng để khích lệ ý chí vươn lên của mọi người, việc này dù không sai nhưng còn khiếm khuyết, đó là khiếm khuyết gì vậy?
Nhân tố khiếm khuyết lớn nhất trong số mệnh, chính là trong số mệnh của bạn có những điều bạn cố gắng, mong muốn đạt được hay không. Thí dụ, tôi cố gắng tìm một viên Dạ Minh Châu trong một căn phòng, nhưng trong căn phòng đó căn bản không có Dạ Minh Châu; vì vậy, bạn càng cố gắng đi tìm, thất vọng càng lớn, thất bại càng lớn, chính là đạo lý này.
Thật ra, những điều gọi là dựa vào phấn đấu cố gắng vươn đến thành công của cá nhân, cho dù là Bill Gates cũng vậy, Matsushita cũng vậy, hãy mở bát tự của họ ra xem, tất cả những thành công của họ đều là có căn nguyên cả, trong mệnh học đều có loại kết cấu này.
Ví dụ như, thực thương sinh tài, phú quý tự thiên lai, và tòng tài (cách)… Đều là vì trước khi bạn chưa thành công, trong quá trình phấn đấu, liền từ trong số mệnh đã sớm định sẵn ngày giờ sẽ trở thành đại phú đại quý, quá trình cố gắng của họ, chẳng qua là biểu hiện bên ngoài để đi đến sự thành công đã được định trước mà thôi.
Người ghi tiểu sử, không có mấy ai hiểu được pháp lý của số mệnh, nên sẽ lấy biểu hiện bên ngoài để miêu tả cho căn nguyên của sự việc. (Ghi chú: Matsushita là thực thương sinh tài cách, Bill Gates là tòng thế cách).
Bạn đọc nếu không ngại hãy thử tìm xem, trong tất cả những bằng hữu của bạn đã từng đọc tiểu sử của các nhân vật thành công, liệu có mấy người trong số họ thông qua việc học tập noi gương những nỗ lực phấn đấu ấy mà có được thành công?
Tôi biết rõ một người bạn, anh ấy sau khi thất nghiệp không tìm được công việc khác, liền lên mạng đầu tư cổ phiếu, lúc bắt đầu cũng học tập những bài viết của bậc thầy đầu tư cổ phiếu, dạy anh ấy bắt đầu mua bán như thế nào, phân tích thị trường cổ phiếu ra làm sao… kết quả tổn thất nặng nề, mới nhận ra rằng thà không có sách còn hơn tin vào sách.
Có thể nhìn thấy, một người dù bạn cố gắng, nỗ lực, học tập, quan sát bao nhiêu nhân vật thành công trong tiểu sử của họ, đã tham gia lớp học thành công của danh nhân gì đó, nếu như trong số mệnh của bạn không có điều đó, thì sẽ không đạt được. Nếu bạn cố gắng làm ẩu, cách xa khỏi quỹ đạo vận mệnh của bản thân, thì bạn sẽ tạo nghiệp, và sẽ tự rước lấy hoạn nạn.
Trong mấy năm gần đây*, tình hình cục diện chính trị ở Trung Quốc khiến người ta cảm thấy hoa mắt chóng mặt, thật ra trong đó chính là một cặp ví dụ thực tế, xem việc tin tưởng vào sự cố gắng phấn đấu của cá nhân là tốt, hay là phát triển thuận theo tự nhiên mới là tốt nhất.
Một người tự nhận là bản thân rất có năng lực, mặt khác cũng có rất nhiều người nói người ấy có năng lực rất lớn, bản sự lớn, vì vậy một lòng muốn làm nhân vật số một trong 1 tỷ người, dùng hết mọi cố gắng, phấn đấu đến cuối cùng, không tiếc hết thảy thủ đoạn, chính là vì muốn leo lên cao, cướp lấy quyền lực cao nhất.
Vì để đạt được mục đích, sa đọa, lấy lòng, hăm dọa, ám sát… cái gì cũng dám đem ra dùng, ngay cả mổ sống cướp nội tạng đem bán kiếm lời cũng dám làm, kết quả là cố gắng phấn đấu quá mức, chuyện không nên làm cũng làm rất nhiều,. Hoàng đế chưa làm được, thì đã vào ngục giam. Cái này là do không tin vào định mệnh, tin tưởng bằng vào phấn đấu cá nhân có thể đạt được mong muốn, cuối cùng trở thành người điên khùng ác độc.
Một người khác, từng bị cha ông cho rằng là đứa con “thuần phác không có tâm cơ”, ở lại Trung Quốc làm chính trị, về sau lại được đề cử làm người kế tiếp lãnh đạo tối cao nhất, tin tưởng rằng ông chưa bao giờ cố gắng đạt được chức vị này, chỉ là thuận theo tự nhiên mà thôi, thậm chí sau lần đại hội đảng lúc đó, truyền rằng ông từ chối không làm, cuối cùng vẫn là các phái đại lão bên trong nội các của đảng sau khi cân đối hiệp thương muốn ông phải làm.
Cuối cùng trước một người tận lực đi tranh giành, cũng không tranh được, thật sự là một ví dụ so sánh điển hình. Và cuối cùng vẫn ứng nghiệm câu châm ngôn kia: “Số mệnh có cuối cùng sẽ có, số mệnh không có chớ cưỡng cầu”.
Chú thích:
*: Theo chỗ hiểu của dịch giả, hai người trong câu chuyện này là chỉ về Bạc Hy Lai và Tập Cận Bình.
Việt Nguyên