Séc mất vẻ “nên thơ” vì hạn hán

13/08/15, 23:15 Tin Tổng Hợp

Nắng tháng tám rám trái bưởi”. Câu tục ngữ này giờ đúng với cả thời tiết ở CH Séc. Trong tháng 7 và gần 2 tuần đầu tháng 8 năm nay, trời liên tục nắng gay gắt. Nhiệt độ 37, 38, thậm chí 39 và 40OC không phải là chuyện lạ và hiếm tại nhiều tỉnh của đất nước Trung Âu vốn có thời tiết ôn hòa – mùa đông không quá lạnh và mùa hè không quá nóng.

Nắng tháng tám rám trái bưởi”. Câu tục ngữ này giờ đúng với cả thời tiết ở CH Séc. Trong tháng 7 và gần 2 tuần đầu tháng 8 năm nay, trời liên tục nắng gay gắt. Nhiệt độ 37, 38, thậm chí 39 và 40OC không phải là chuyện lạ và hiếm tại nhiều tỉnh của đất nước Trung Âu vốn có thời tiết ôn hòa – mùa đông không quá lạnh và mùa hè không quá nóng.

Ngày 7 và 8/8 vừa qua, nhiệt độ trung bình ở Séc lên đến mức kỷ lục là 39,8OC và cao nhất là 40,4OC – phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cao nhất ở Tiệp Khắc vào ngày 27/7/1983 (40,2OC). Nắng gay gắt đến nỗi buổi trưa ít người muốn ra đường. Con đường đi dạo dọc bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha trở nên vắng vẻ. Cách một quãng lại có một vòi nước được dựng lên để khách bộ hành rửa mặt giải nhiệt. Đàn thiên nga trắng cũng tụ vào ven bờ để tránh nắng, học cách thích nghi với sự biến đổi khí hậu. Những người Việt kinh doanh hàng vải và hàng thực phẩm than thở rằng người Séc đi tránh nắng hết nên buôn bán ế ẩm.

Con sông mẹ Vltava đoạn chảy qua trung tâm Praha có mực nước rất thấp.

Nắng nóng chỉ là một chuyện. Các chuyên gia ở Séc đang lo lắng về vấn đề khác nghiêm trọng hơn.

Mực nước sông, hồ thấp kỷ lục

Nắng nóng kéo dài, hầu như không có mưa trong suốt mấy tháng qua dẫn đến tình trạng khô hạn trên toàn nước Séc. Lượng mưa từ đầu năm đến nay đều thấp hơn lượng mưa trung bình cùng thời điểm của các năm. Mức độ hạn hán của năm nay còn nghiêm trọng hơn nhiều so với năm 2003, năm vốn được coi là “cực kỳ khô hạn”.

Lượng nước bổ sung không có hoặc có nhưng không đáng kể làm giảm lượng nước trong các sông, hồ ở Séc. Mực nước sông trên toàn quốc đã hạ xuống mức thấp kỷ lục – còn 50% mức bình thường và trong một số trường hợp, mực nước đã giảm mạnh xuống chỉ còn 10% mức bình thường. Tình hình tồi tệ hơn cả là trên sông Lužnice ở Nam Bohemia với mực nước đã được ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 100 năm.

Vltava là con sông dài nhất của Séc với chiều dài 430 km và diện tích lưu vực là 28.090 km². Đoạn Vltava chảy qua thủ đô Praha dài 31 km rất êm đềm. Con sông lững lờ uốn lượn, chia đôi thành phố. Praha đẹp và nổi tiếng thơ mộng phần lớn là nhờ con sông Vltava và 18 cây cầu bắc qua và nhờ những con tàu trắng chở thanh lịch chạy dọc sông cho du khách ngắm cảnh, nhờ những con thuyền nhỏ dập dìu trên sóng nước.

Nhưng mùa hè năm nay, sự hấp dẫn của Vltava đã giảm sút. Nước sông không còn dồi dào như mọi năm. Mực nước cách khá xa so với mặt con đường đá dành cho người đi dạo bên bờ sông. Còn từ con đường đá đến mặt đường phố là khoảng cách hàng chục mét. Có cảm giác con sông ngừng chảy, mặt nước tĩnh lặng như trên mặt hồ khi trời lặng gió.

Thành phố Karlovy Vary là “kinh đô điện ảnh” của Séc và là thành phố nghỉ dưỡng rất nổi tiếng với con suối nước nóng chảy qua khu trung tâm. Nhưng mùa hè năm nay nước suối không còn chảy róc rách. Nhiều đoạn suối trơ sỏi đá dưới đáy, suối chỉ là một cái lạch rất nhỏ. Nhiều đoạn nước gần như không chảy. Sự nên thơ của Karlovy Vary vì thế phai giảm đi khá nhiều.

Tại hồ nước “song sinh” ở thị trấn Dobris nằm cách Praha khoảng 40 km, chúng tôi gặp một gia đình Việt – Séc đang dạo chơi ở ngay lòng hồ. Người vợ tên là Vera, còn người chồng là anh Đinh Văn Hóa, quê gốc ở Nghệ An. Cháu bé Tina 5 tuổi hào hứng đạp xe ở nơi trước kia chìm dưới dòng nước xanh ngắt.

Chị Vera Đinh tâm sự: “Năm nay ở Séc khô hạn, thiếu nước vì ít mưa, mùa đông thì không có tuyết. Tôi sợ là năm nay sẽ mất mùa, giá nông sản đắt đỏ. Bình thường vào mùa hè, gia đình tôi vẫn tắm ở hồ này nhưng năm nay khô cạn, con gái tôi có thể đạp xe ở dưới lòng hồ. Bố tôi vẫn câu cá ở đây nhưng năm nay nước đâu mà câu cá”.

Trung tâm Khí tượng của Séc dự báo trong vài tuần tới, nắng nóng vẫn còn tiếp diễn trên lãnh thổ nước này. Như vậy tình trạng khô hạn sẽ còn trầm trọng hơn nữa. Mực nước các sông, hồ sẽ còn xuống thấp hơn nữa so với hiện nay.

Theo Báo Tin Tức

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

x