SEA Games 28: Việt Nam tạo cơn mưa kỷ lục, vì sao?

12/06/15, 09:45 Tin Tổng Hợp

Năm 2013, khi SEA Games tổ chức trên đất Myanmar, đoàn thể thao Việt Nam phải rất vất vả mới thiết lập được 5 kỷ lục SEA Games mới với 2 kỷ lục thuộc về Ánh Viên trong môn bơi, 2 kỷ lục của Thạch Kim Tuấn ở môn cử tạ, 1 kỷ lục của Nguyễn Văn Hùng trong điền kinh nội dung nhảy 3 bước. Chiều tối qua, tổ tiếp sức 4×400 nữ tiếp tục phá một kỷ lục SEA Games tồn tại 24 năm. Như vậy, đoàn thể thao Việt Nam đã thực sự tạo ra cơn mưa kỷ lục, tính đến ngày hôm qua là 10 kỷ lục bơi lội, 3 kỷ lục điền kinh. Những tấm HCV và chính những kỷ lục ở những môn cơ bản trong hệ thống Olympic đã nâng tầm thể thao Việt Nam lên một mức mới.

Kỷ lục SEA Games “có giá” hơn HCV

HCV là để ghi nhận người chiến thắng trong một cuộc chơi cụ thể, kỷ lục là đánh dấu sự phát triển của cả một qua trình. Đặc biệt, phá kỷ lục bơi lội, điền kinh là đặc biệt khó.

Năm 2005, Hữu Việt trở thành tay bơi đầu tiên của Việt Nam đoạt HCV SEA Games. Phải cho tới năm 2009 khi dự SEA Games cuối cùng, Hữu Việt mới có được kỷ lục SEA Games.

Ánh Viên tại SEA Games năm 2013 cũng đã rất cố gắng để có 2 HCV và ở SEA Games này đã đột phá với 8 kỷ lục SEA Games mới được thiết lập – một con số đáng kinh ngạc.

Nguyễn Thị Huyền phá kỷ lục tồn tại 20 năm ở SEA Games. Ảnh: QUANG THẮNG

Với Ánh Viên, việc phá kỷ lục là đánh giá quá trình nỗ lực của bản thân. Ở nội dung 400m hỗn hợp nữ cá nhân tính từ năm 2011, khi lần đầu cô bé 14 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên dự SEA Games và đoạt HCV cho tới tấm HCV năm 2015 và kỷ lục SEA Games mới, nữ kình ngư này đã tự rút ngắn thành tích của mình từ 4 phút 54 giây 56 xuống còn 4 phút 42 giây 88. Gần 12 giây là một nỗ lực không biết mệt mỏi trong suốt 4 năm trời ròng rã của Ánh Viên.

8 kỷ lục SEA Games của Ánh Viên khiến giới chuyên môn choáng váng. Đồng thời cũng khiến Ánh Viên trở thành VĐV giữ nhiều kỷ lục SEA Games nhất hiện nay với 8 kỷ lục vượt xa các huyền thoại bơi lội Singapore là Tao Li (giữ 5 kỷ lục), Liu Xiang (4 kỷ lục). Những đồng đội của cô cũng không kém cạnh: Quý Phức có kỷ lục SEA Games mới ở nội dung 200m tự do, Lâm Quang Nhật có 1 kỷ lục 1.500m tự do.

Nếu như SEA Games trước, điền kinh chỉ có một kỷ lục thì lần này, cho đến ngày hôm qua, điền kinh Việt Nam đã có hai kỷ lục đáng giá, ở chỗ đây là những kỷ lục tồn tại đã 22 năm.

Ở nội dung 5000m, Nguyễn Văn Lai phá kỷ lục của Ramachandran tồn tại đúng 20 năm với 4 giây ít hơn. Trong khi đó, Nguyễn Thị Huyền cũng có một kỷ lục mới ở nội dung 400m rào khi phá kỷ lục của Srithoa (Philippines) lập năm 1995. Tương tự, nội dung tiếp sức nữ với sự góp mặt của Nguyễn Thị Huyền, Quách Thị Lan… đã làm nên một kỷ lục mới, phá kỷ lục của đội điền kinh Thái Lan lập năm 1991.

Những kỷ lục chất lượng

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh – nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao – cho rằng: “Tôi không quá bất ngờ về những thành công của đoàn TTVN tại các môn thể thao Olympic như thể dục, bơi lội, điền kinh…, đặc biệt tôi rất ấn tượng với những kỷ lục đã có. Với Ánh Viên, trình độ, đẳng cấp của VĐV này đã vượt tầm khu vực nên chuyện Viên phá kỷ lục dễ dàng là hiểu được. Còn lại những kỷ lục khác ở bơi lội và điền kinh chứng minh chúng ta đã đi đúng hướng”.

Theo ông Minh, một thời gian dài, thể thao Việt Nam đã có lúc đi chệch hướng với chủ trương “đi tắt – đón đầu”, tập trung vào những môn có thể đoạt huy chương tầm Châu Á và thế giới nhưng lại không nằm trong hệ thống thi đấu Olympic. Thành công của đoàn TTVN tại ASIAD năm 2014 với hàng loạt các môn thi lần đầu có huy chương châu lục cũng là động lực để thể thao Việt Nam tấn công thẳng vào những môn cơ bản, điển hình là việc đưa Ánh Viên, Quách Thị Lan đi tập huấn tại Mỹ đã thu nạp được những kết quả tốt.

Trưởng đoàn TTVN tại SEA Games cho rằng, chính những kỷ lục của các VĐV đạt được lần này đã nâng tầm thể thao Việt Nam lên một mức mới.

Tuy nhiên, ông Hồng Minh và ông Trần Đức Phấn cũng chung quan điển rằng: “Việc lập những kỷ lục SEA Games mới vẫn đòi hỏi những cố gắng vượt bậc của những VĐV, bởi lẽ những kỷ lục này vẫn chưa thấm tháp gì so với trình độ đỉnh cao khu vực Châu Á và Olympic”.

“Em rất thích bơi lội và sẽ cố gắng để đạt được những thành công giống như chị Hai (Ánh Viên) để không phụ lòng kỳ vọng của gia đình và các thầy đã dạy em”.

Theo Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x