Sau những vụ khủng bố ở Châu Âu, dư luận Trung Quốc ngừng vỗ tay hoan hô

18/12/15, 15:12 Trung Quốc

Thời khắc bị tấn công khủng bố vào ngày thứ 6 đen tối, Paris không những là trung tâm văn hóa của châu Âu, mà đã trở thành trung tâm chú ý của toàn thế giới, vô số người mang nỗi thương tiếc trong lòng, rơi lệ thề sẽ cùng nhau chống khủng bố.

Khi vụ 11/9 xảy ra nhiều người dân Trung Quốc ăn mừng reo hò, giờ đầy với “phiên bản 11/9” ở châu Âu họ đã có thái độ đồng cảm chia sẻ hơn.

Người viết còn nhớ năm 2012, đang trong lúc người dân Syria bị chính quyền chuyên chính tàn sát, với tư cách là thành viên thường trực Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết can thiệp vào tình hình Sirya. Một cô gái trẻ người Syria đã phát đi một thông điệp: “Trung Quốc, đạo đức của các ông không khác nào rác rưởi”. Ngoài ra cơ quan ngôn luân của Trung Cộng, Hoàn Cầu Thời báo từng có bài xã luận, ngang nhiên biện hộ cho ISIS.

Trước đó, năm 2001, sự kiện 11/9 xảy ra tại nước Mỹ, đang lúc hai tòa tháp đôi đang nghi ngút khói lửa ầm ầm sụp đổ, rất nhiều người Trung Quốc hoan hô reo mừng, trái ngược với tình cảnh hỗn loạn diễn ra ở Mỹ.

Và khi đang lúc “Khủng bố Châu Âu” phát sinh, dư luận từ Trung Quốc dường như tiến bộ, thể hiện nhân tính. Rất ít người khen ngợi những phần tử khủng bố, phía chính phủ và người dân đều lên tiếng phản đối những phần tử khủng bố. Tuy nhiên, phía ĐCSTQ lại có thái độ rất kì quặc, mà các học giả gọi là: “chủ nghĩa khủng bố cùng chủ nghĩa độc tài chuyên chính cùng một giuộc”.

Khi bị liệt vào “danh sách báo thù” Trung Quốc không phản ứng gì

Bị cô gái Syria cho là “đạo đức rác rưởi”, chính phủ Trung Quốc lần này dường như thay đổi thái độ. Tập Cận Bình tỏ ra an ủi Tổng Thống Pháp, qua điện đàm đã thể hiện: “Mong muốn cùng Pháp và cộng đồng quốc tế kề vai sát cánh, tăng mạnh hợp tác, cùng nhau chống chủ nghĩa khủng bố”.

Điều làm cho người viết khó hiểu là, ISIS đã liệt Trung Quốc vào vị trí hàng đầu trong danh sách báo thù của họ vì Trung Quốc xâm phạm quyền lợi của người Hồi Giáo trong chính nước họ, vậy vì sao Trung Quốc có thể trước sau giữ thái độ bàng quan quan sát, áp dụng chính sách bất động đối với ISIS?

Nguyên nhân chủ yếu nhất là chính quyền Trung Quốc không muốn vì chính nghĩa mà tiêu tốn nhiều tiền của, họ thà nhìn châu Âu và Mỹ quốc lún sâu vào vũng lầy, hố lửa, bản thân khoanh tay đứng nhìn, nhằm thu lợi tại Trung Đông. Đồng thời lãnh đạo ĐCS Trung Quốc lo lắng trước những mâu thuẫn nội bộ ở trong nước, cố gắng “duy trì ổn định”, dùng quyền lực đàn áp Ngô Duy Nhĩ và tín đồ Hồi giáo Tân Cương.

Vả lại, đối với các giá trị phổ quat của phương Tây, chủ nghĩa Trung Quốc chuyên chế cùng chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo giống nhau ở chỗ dùng hận thù để tạo nên mâu thuẫn. Vì vậy, một số người Trung Quốc không coi tổ chức ISIS cực đoan tàn nhẫn là khủng bố, mà coi họ là những phần tử phản kháng chế độ phương Tây bá quyền.

Ví như Hoàn Cầu Thời báo từng đăng bài ngụ ý trách móc phương Tây, nói: “Phương Tây một mặt phóng đại ISIS tàn sát tù binh, chặt đầu con tin một cách cực đoan, còn mặt khác của tổ chức này thì chẳng hề đề cập đến”. Bài viết này đưa ra các loại chuyện tốt tại các vùng bị ISIS chiếm đóng, họ nói: “Nhà nước Hồi giáo rốt cuộc có phải là tổ chức khủng bố hay không“. “Vẫn còn rất khó kết luận” .

Trước khi các cuộc tấn công khủng bố tại Paris, người lãnh đạo Trung Quốc từng ngỏ ý “hỗ trợ có điều kiện” quân đội Mỹ không kích ISIS. Điều kiện của bọn họ là: “Chủ quyền lãnh thổ Irag phải được bảo vệ hết mức“. Chúng ta đều biết, chính phủ Trung Quốc thường nói đến vấn đề chủ quyền là vì: họ tiến hành đàn áp bạo lực người dân trong nước, bài xích những chỉ trích từ nước ngoài.

Phong tỏa tin tức biến Trung Quốc thành “Trung Quốc an toàn nhất”

Phiên bản khủng bố giống như 11/9 ở châu Âu lần này, bất kể chính quyền hay nhân dân, ở Trung Quốc ít có người cười trên nỗi đau của người khác, đại đa số người dùng Internet hiểu được sự quý trọng của sinh mệnh. Nhưng có người mượn cơ hội để ca tụng sự thống trị của ĐCSTQ, nói: “Trên toàn thế giới ngoài Trung Quốc ra, không có một quốc gia thứ hai có thể tự nhận là an toàn“. Người nói lời này giống như không xem Tân Cương là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, cũng không coi những người Hán và Duy Ngô Nhĩ đang bị thương vong trong rất nhiều sự kiện bạo lực và khủng bố là người Trung Quốc.

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, năm 2012 Tân Cương phát sinh hơn 190 cuộc tấn công khủng bố, nhà cầm quyền những năm gần đây gia tăng trấn áp cường độ cao, nhưng tấn công khủng bố càng ngày càng nghiêm trọng. Ví như, tháng 5/2014, tại thành phố Ô Lỗ Mộc Tề phát sinh sự kiện tấn công đẫm máu, đã làm 31 người tử vong, 94 người bị thương, vậy mà nhân viên Tân Hoa xã chỉ nói một câu trong bản tin nhanh tiếng Anh.

Ngay trong tháng 9 năm nay, Bái Thành ở khu tự trị Tân Cương xảy ra vụ người cầm dao chém giết người Hán ở mỏ than đá. Tin tức truyền Trung Quốc không đưa tin về sự kiện thảm sát này, mãi đến khi Paris xảy ra tấn công khủng bố, Bộ công an Trung Quốc mới sử dụng một chỗ nhỏ trong trang tin không lồ, để đưa ra một thông báo vắn tắt, sau đó những thông tin này lần lượt bị gỡ bỏ.

Bởi vì Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt các tin tức có liên quan, người dân trong nước ngoài trừ biết tại trạm xe lửa Côn Minh có 33 người bị chém chết trong sự kiện đó ra, việc khác họ mê mờ chẳng biết gì, hoàn toàn tưởng lầm rằng Trung Quốc an toàn, thiên hạ thái bình.

Cùng với phong tỏa tin tức, tạo ra bầu không khí “an toàn” giả tạo, về phương diện khác, chính phủ Trung Quốc cũng than phiền nói: “Trung Quốc cũng là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố”. Đối với Trung Quốc, xã hội quốc tế duy trì “tiêu chuẩn hai tầng” một mặt không biểu thị thái độ đối với việc Trung Quốc bị khủng bố, mặt khác cũng không xem việc Trung Quốc đàn áp “Đông Turkestan” là tham gia chống khủng bố.

Không còn nghi ngờ, Bắc Kinh muốn mượn sự kiện khủng bố Paris để chính thức hóa chính sách “duy trì ổn định” ở Tân Cương. Tuy nhiên khi hoàn cảnh minh bạch, sở dĩ phương Tây không xem tấn công đẫm máu ở Tân Cương đánh đồng với ISIS, là bởi vấn đề Tân Cương bắt nguồn từ chính sách dân tộc của Trung Quốc cùng với sự mâu thuẫn tôn giáo, mâu thuẫn dân tộc. Nếu như Bắc Kinh muốn xã hội Quốc tế bỏ đi “tiêu chuẩn kép” thì quốc tế chỉ yêu cầu Trung Quốc giống như Paris, cho phép truyền thông công khai phỏng vấn đưa tin, cho phép xã hội Quốc tế điều tra báo cáo một cách độc lập công chính, chỉ có khiến cho nước ngoài hiểu rõ tình huống thật, mới có khả năng giải trừ nghi ngờ Trung Quốc xâm phạm quyền lợi dân tộc thiểu số.

Đổ máu ở thành phố thơ mộng dẫn đến tranh luận giữa hai phe

Thành phố lãng mạng ngày xưa đã trở thành nơi bị khủng bố đẫm máu. Một cư dân mạng Trung Quốc gửi lời chia buồn, mọi người một lần nữa cảm nhận vẻ đẹp của Paris, rất tốt đẹp, thanh nhã và ấm áp tình người.

Truyền thông ngoại giao Trung Quốc đăng một sự tình cảm động ở Paris: “Tài xế taxi ở thời điểm đó, đã tắt đồng hồ tính tiền, chở người dân về nhà miễn phí, dân chúng Paris đã đề xướng phong trào “mở cửa”, rất nhiều người dân địa phương công bố vị trí nhà mình, cho phép những người bị kẹt trên phố đi vào tránh khỏi nơi nguy hiểm, các trạm hiến máu ở Paris đặt kề nhau xếp thành hàng dài“.

Nhiều cư dân mạng tiếng Trung gấp gáp tìm tòi giải đáp thắc mắc: “Tại sao Pháp lại bị tấn công khủng bố? Hung thủ là ai? ISIS đến từ nơi nào? Châu Âu tại sao lại xuất hiện nguy cơ dân tị nạn? Nguồn gốc, mục đích, người đứng đầu tôn giáo của Trung đông như thế nào mà hưng khởi?” Không ít học giả Trung Quốc sưu tầm tài liệu, biên soạn các bài viết, giải thích tường tận những vấn đề này.

Bởi vì chủ đề này được giới lãnh đạo cho phép thảo luận, dân mạng nhiệt liệt đồng thời phát biểu ý kiến, còn lưu hành một lượng lớn các bài văn dịch từ nước ngoài đàm luận về chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cùng với những video phụ đề nước ngoài.

Hai phe đối lập cho phép nhận dân tị nạn và phản đối nhận dân tị nạn, hiện nay đều xoay quanh tranh luận vấn đề khủng bố, cũng liên quan đến tranh cãi giữa hai bên tả hữu. Tuy rằng mọi người nhất trí cho rằng, tấn công khủng bố Paris là một sự xúc phạm dã man đến nền văn minh, nhưng sau khi xảy ra vụ án đẫm máu, rất nhiều nhân sĩ cánh hữu chỉ trích cách tả Châu Âu “lũng đoạn đường hướng chính trị” không để ý đến cuộc sống người dân cùng an ninh quốc gia, thu nhận quá nhiều người tị nạn, khiến cho chuyện cổ nông phu cùng con rắn tái diễn.

Thế nhưng, nước Pháp dựa vào chủ nghĩa bác ái, nó chính là đất nước được mọi người khâm phục. Mặc dù Trung Quốc là dân tộc coi trọng giá trị thực dụng, nhưng vẫn có người có thể hiểu giá trị quan của văn minh phương Tây là chủ nghĩa nhân đạo, điều này là do họ dùng cả sinh mệnh mà bảo vệ, họ thu nhận vô số người lưu vong chính trị, người nhập cư và di dân, bọn họ thực hành một loại hình thức xã hội nhân loại lý tưởng siêu việt về tôn giáo và chủng tộc, tuy rằng cái lý tưởng này hiện tại gặp cản trở nặng nề.

Chủ nghĩa cực quyền và chủ nghĩa khủng bố là cùng dạng

Trong nhiệm kỳ của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã từng thảo luận qua về “nhà nước chủ nghĩa khủng bố”, các bên thống nhất rằng “bất kể ai nhắm vào người dân vô tội hoặc không cố tình đấu tranh, bất kể lý do gì, đều không thể chấp nhận và được định nghĩa là ‘chủ nghĩa khủng bố'” theo đó thấy rằng, từng vào năm 1989 chính quyền ĐCSTQ đã tàn sát dân thường ở Thiên An Môn thì nên phải được xem như “Nhà nước khủng bố” rồi.

Học giả Trung Quốc Lưu Quang Ninh trong bài “chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực quyền là cùng nguồn gốc” đã chỉ ra: “Chủ nghĩa cực quyền và chủ nghĩa khủng bố không có gì khác nhau, một bên chủ nghĩa khủng bố lấy quốc gia làm cơ sở, một bên khác chủ nghĩa khủng bố lấy một nhóm người làm cơ sở, bọn họ hết mực tin rằng chỉ có bạo lực mới là đường lối căn bản để thực hiện lý tưởng, nhận định quyền lực xuất phát từ bán súng, lựu đạn hoàn toàn là lý tưởng. Đây chẳng qua là phiên bản của chủ nghĩa cực quyền trong học thuyết bạo lực cách mạng”.

Điều này cho thấy rằng, hệ thống chính trị độc tài Trung Quốc và nhà nước khủng bố Hồi giáo rất giồng nhau, chẳng hạn như chống dân chủ, chống tự do, tiến hành tra tấn, vi phạm các quyền cơ bản của con người. Mặc dù Trung Quốc chưa thể hiện rõ ra tham vọng chinh phục thế giới, nhưng lý luận về thể chế nhà nước cộng sản tương thích với lý luận nước lớn bắt nạt nước nhỏ, đang phát triển chính sách bành trướng ra bên ngoài.

Lâm Ngữ Đường từng nói một câu rất châm biếm rằng: “Trung Quốc có một loại người, thân ở dưới đáy của xã hội nhưng lại có tư tưởng của giai cấp lãnh đạo”. Sau khủng bố Paris, trên trang web của Trung Quốc có rất nhiều người đứng ở lập trường của giai cấp thống trị mà nói chuyện. Những người này trong nước ngay cả một phiếu bầu cũng không có. Ngay cả quyền tự do tư tưởng viết lách cơ bản cũng chưa từng được hưởng, lại đem Âu Mỹ gặp nạn xem là thời điểm thế giới đại đào thải, giúp đỡ Trung Quốc tính toàn làm sao mở rộng lực ảnh hưởng, làm sao nhân lúc hỗn loạn mà thừa cơ cướp đoạt, chiếm lợi bất chính.

Điều chúng ta không thể không cảm thấy lo lắng chính là, nếu các nước văn minh phương Tây do chống khủng bố mà suy yếu. Chính quyền ĐCSTQ thu được càng nhiều lợi ích về quân sự và kinh tế, họ có thể nhân danh chống khủng bố để tiếp tục đàn áp người dân của họ, để chống lại các giá trị tự do từ phương Tây. Vì vậy có thể tìm thấy một chút an ủi rằng, trong sự kiện tan thương ở Paris, một số cư dân mạng Trung Quốc đã không quên bức tranh của bảo tàng Louvre “Liberty Leading the People” (Tự do dẫn lối cho con người), vẫn chân thành biết ơn tinh thần của Paris, Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái.

Hồng Khang dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x