Sài Gòn: Dịch bệnh bùng phát, những công nhân F0 đau đáu chuyện gạo, tiền

21/06/21, 13:50 Cuộc sống

Từ những vùng quê nghèo, nhiều người mang theo hoài bão vào Sài Gòn để kiếm kế sinh nhai; một mình bươn trải nơi đất khách với đồng lương công nhân bèo bọt, họ chắt chiu từng đồng để gửi về lo cho cha mẹ già, lo cho con cái. Nay lại bỗng dưng mang bệnh khiến nỗi lo cơm áo gạo tiền cứ nặng trĩu từng ngày…

Trong đợt bùng phát dịch thứ 4 này, ca nhiễm Covid-19 tại TP.HCM hiện đang cao thứ 2 cả nước với hơn 1.700 ca. (Ảnh qua Vnexpress)

Theo báo Thanh Niên, mới đây, 24 công nhân của Công ty Trung Sơn (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã từ F1 trở thành F0, từ đó đủ nỗi lo đổ lên đầu những người công nhân vốn đã nặng gánh cơm áo gạo tiền này.

Anh T.P.C (30 tuổi, quê H.Gio Linh, Quảng Trị), mới tới TP.HCM làm công nhân từ tháng 10/2020, chỉ biết thở dài bất lực. Anh C. kể ở quê nhà anh còn vợ và 2 con nhỏ, mức lương công nhân mới có hơn 6 triệu đồng, anh dành dụm từng cắc một để có chút tiền gửi về quê.

Ngày 16/6, khi chờ kết quả xét nghiệm, đủ suy nghĩ quay trong đầu anh, anh lo mình bệnh, lo vợ con ở nhà, lo tháng này không có tiền gửi về, áp lực lắm. 

Sau khi có 2 F0, 24 F1 ở công ty Trung Sơn tiếp tục thành F0. (Ảnh qua Thanh Niên)

Tối 17/6, kết quả trả về cho thấy anh dương tính với Covid-19, ngồi trên xe cấp cứu mà anh vẫn chưa thể tin được sự thật này. Vừa tới bệnh viện điều trị, anh bắt đầu sốt, cả đêm nhức đầu dữ dội không ngủ được. Anh nhìn khắp phòng, rồi lại nhìn ra ngoài, lòng anh như lửa đốt.

“Tôi vẫn nghĩ, suốt lúc làm đeo khẩu trang, mặc bảo hộ kín mít, sao mà dính được. Vậy đó, chiều 17.6 nhận kết quả dương tính, tôi ngã ngửa vì bất ngờ. Vừa lo mình bệnh không biết sẽ thế nào, vừa lo vợ con ở nhà, tháng này không có tiền gửi về, áp lực lắm. Người trụ cột mà”, anh C. thở dài.

Cùng hoàn cảnh, anh D.H.A (39 tuổi, quê Cà Mau), người đã xa quê suốt 14 năm trời để làm công nhân tại Trung Sơn cho biết, trưa ngày 17/6, được thông báo âm tính, anh báo về liền cho gia đình nhỏ của mình ở Hậu Giang, vợ và 2 con anh vui lắm. Nhưng cả nhà chưa vui mừng được bao lâu thì đến đến 14 giờ, công ty báo lại kết quả anh dương tính với Covid-19. 

Vừa lo, vừa xuống tinh thần vì bình thường anh đã phòng đủ thứ nhưng không ngờ vẫn dính bệnh. Anh phải tự động viên chính mình. Thế nhưng khi tới bệnh viện điều trị, nỗi lo mới vơi đi đôi chút lại tăng lên gấp đôi vì không khí nơi đây khiến anh có cảm giác nhìn đâu cũng thấy Covid-19.

Là thu nhập chính trong gia đình, những ngày tới không lương, anh vẫn có tiền dự phòng để lo, nhưng nếu việc điều trị, cách ly kéo dài thì anh cũng không biết phải xoay thế nào.

“Vợ tôi không biết dùng ATM, nên thường phải gửi qua bưu điện rồi ra nhận, mà giờ tôi vào đây thì đâu gửi được, may mà có bạn giúp. Nhưng không biết tiền dự phòng cầm cự được tới khi nào, đời công nhân mà”, anh A. tâm sự.

Nhiều công nhân khi đi trị bệnh vẫn đau đáu nỗi lo cơm áo gạo tiền. (Ảnh qua Thanh Niên)

Một trường hợp tương tự khác là anh H.V.M (19 tuổi, dân tộc Vân Kiều). Rời quê nhà Quảng Trị vào Sài Gòn làm công nhân từ cuối năm 2020, hằng ngày anh M. chỉ đi từ nhà trọ tới công ty, rồi lại từ công ty về nhà, cứ vậy lặp đi lặp lại suốt nửa năm trời vậy mà vẫn không tránh được dịch bệnh.

Lúc biết mình là F0, anh hụt hẫng và buồn lắm nhưng cũng may là anh chưa có triệu chứng gì nên bớt được phần nào sợ hãi. Bản thân anh cũng thắc mắc không biết vì sao mình nhiễm Covid-19, trong xưởng làm anh luôn đeo khẩu trang và mặc bảo hộ công ty phát đầy đủ, thực hiện nghiêm theo quy tắc 5k.

Khi bị bệnh, cha mẹ ở quê liên tục gọi điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe, nghe tiếng cha mẹ, anh M. càng lo hơn, vì chính anh cũng không biết được diễn tiến bệnh sẽ như thế nào.

Từ những vùng quê nghèo, nhiều người vào Sài Gòn để kiếm kế sinh nhai; một mình bươn trải nơi đất khách với đồng lương công nhân bèo bọt, họ chắt chiu từng đồng để gửi về lo cho cha mẹ già, lo cho con cái. (Ảnh qua Vnexpress)

“Tôi dặn ba mẹ thôi đừng gọi, để có chuyện gì tôi sẽ chủ động gọi về nhà báo. Giờ chỉ mong cho sớm dứt bệnh để quay trở lại cuộc sống bình thường. Ở trong đây không khí ảm đạm lắm”, M. nói.

Cùng bị nhiễm Covid-19, chị Đ.T.R (21 tuổi, quê Quảng Ngãi) cho biết, bản thân đã làm công nhân ở Sài Gòn được hơn 3 năm. Lúc biết mình bị bệnh, chị không dám báo về quê vì sợ gia đình lo lắng. Chỉ khi qua một người đồng nghiệp, cha mẹ chị R. mới biết con gái mình đã nhiễm nCoV.

“Sáng đó, một anh nhắn tôi dương tính tôi không tin đâu, vì ở công ty tôi không tiếp xúc với ai, đeo khẩu trang suốt, chỉ mở ra khi ăn, bàn ăn cũng có vách ăn thì sao mà lây được. Tới chiều, công ty báo lại một lần nữa thì tôi rối bời, lúc ăn luôn ngồi một mình thì lây vào lúc nào được. Đến giờ tôi vẫn không biết mình nhiễm Covid-19 thế nào”, R. cho biết.

Chị R. cũng như nhiều công nhân khác, chọn mảnh đất Sài Gòn để mưu sinh. Nhưng vì dịch bệnh, giờ đây họ đang phải ở trong bệnh viện cách ly, điều trị Covid-19, chuyện mưu sinh cũng từ đó phải tạm gác lại, nhưng những nỗi lo thì vẫn còn nguyên…

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x