Sagyeong – Nghệ thuật chép kinh Phật giúp thanh lọc tâm trí và thiền định

Ở Hàn Quốc, truyền thống chép kinh bằng tay được biết đến như một phần của môn Sagyeong (sự kết hợp của Thiền định và Nghệ thuật) từ 1700 năm trước. Thông qua việc chép kinh Phật, có thể giúp thanh lọc tâm trí, đạt đến một cảnh giới tĩnh lặng, an hòa.

Sagyeong - Nghệ thuật chép kinh Phật giúp tịnh tâm. (Ảnh: kafny.org)
Sagyeong – Nghệ thuật chép kinh Phật giúp tịnh tâm. (Ảnh: kafny.org)

Sagyeong là môn nghệ thuật sao chép tay các kinh sách Phật giáo, các câu chân ngôn ngắn của Đức Phật. Nó được so sánh với truyền thống sao chép tay Kinh Thánh trong Kitô giáo và Kinh Qu’ran trong đạo Hồi.

Bởi vì quá trình thực hành Sagyeong đòi hỏi sự tập trung cao độ và các kỹ thuật chuẩn xác, nên nó được xem là một phương pháp rất tốt để rèn luyện bản thân.

Về nghệ thuật, nó liên quan đến văn chương, cách hình tượng hóa và nghệ thuật thư pháp. Về mặt tinh thần, đó là một phương thức thiền định, thanh lọc tâm trí và thể hiện sự thành kính.

Xuất hiện tại Hàn Quốc vào đầu thế kỷ thứ IV, Sagyeong đã có 1.700 năm lịch sử. Sagyeong đã phát triển mạnh mẽ trong suốt triều đại Goryeo (918-1392), gần 500 năm, nơi mà toàn bộ Tam Tạng Kinh – 3 phần cốt lõi trong kinh điển của Phật giáo với khoảng 6.000 cuốn kinh điển, đã được ghi chép hơn 10 lần trong bản in bằng gỗ hoặc bằng bột vàng và bạc.

Sagyeong đạt đỉnh cao trong thế kỷ 12 và 13 khi các đại tạng kinh được khắc lên 81.258 khối in bằng gỗ từ năm 1236 đến năm 1251. Bộ sưu tập thánh thư này hiện nay chính là di sản thế giới được bảo tồn tại Haeinsa, một ngôi chùa ở Hàn Quốc. Với việc thực hành rộng rãi vào thời điểm đó, Sagyeong đã trở thành một trong ba di sản văn hoá đại diện cho triều đại Goryeo cùng với ngọc bích và các bức tranh Phật giáo.

Truyền thống của Sagyeong ở Hàn Quốc gần như bị phá hủy trong triều đại Joseon (1392-1897) với chính sách chống Phật giáo. Kim Kyeong-ho là một nghệ sĩ và học giả đã khôi phục lại truyền thống của Sagyeong thông qua nghiên cứu, phục hồi và cải biên.

Sagyeong của Kim Kyeong-ho không chỉ là sao chép hoặc khôi phục từ Sagyeong truyền thống, người nghệ sĩ này đã tạo ra một hình thái mới của Sagyeong dựa vào những di sản cũ.

Sagyeong của Kim Kyeong-ho cho thấy một kiến ​​thức tinh vi và tiên tiến hơn. Yêu cầu sức mạnh về thể chất và tinh thần, môn nghệ thuật của ông lập tức thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là những người muốn được tĩnh tâm trước cuộc sống hiện đại.

Nghệ sĩ Kim Kyeong-ho đã mang Sagyeong về với thế giới hiện đại. (Ảnh: DeAArLi)
Nghệ sĩ Kim Kyeong-ho đã mang Sagyeong về với thế giới hiện đại. (Ảnh: DeAArLi)

Kim Kyeong-ho là một nhà thơ, nhà thư pháp, và nghệ sĩ đã cống hiến bản thân để phát triển môn nghệ thuật Sagyeong trong suốt 30 năm qua. Ông là tác giả của cuốn “Giới thiệu về Sagyeong”, ấn bản đầu tiên về Sagyeong thời hiện đại ở Hàn Quốc.

Ông đã có rất nhiều triển lãm cá nhân, bao gồm 15 chương trình do nhà nước Hàn Quốc tổ chức. Ông cũng dạy Sagyeong truyền thống tại các trường đại học, các kênh truyền hình Phật giáo và Trung tâm Văn hoá Đông Á. Ông đã được các tổ chức uy tín nhiều lần tham dự các buổi thuyết trình về Sagyeong. Qua nhiều năm, ông đã đóng góp rất nhiều bài tiểu luận về nghiên cứu của ông đối với Sagyeong cho nhiều tạp chí Phật giáo khác nhau. Hơn nữa, ông đã tư vấn và tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu và khôi phục di sản quốc gia.

Hiện tại ông đang phát triển một phong cách mới của Sagyeong, đó là chép lại cuốn sách Phúc Âm Kells và Sách của các vị Vua trong Hồi giáo, nhằm chia sẻ Sagyeong với một lượng khán giả rộng lớn hơn.

Tuệ Tâm biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x