“Thiên Dục” – Bộ phim bị cấm tại Trung Quốc vì động chạm đến … sự thật
“Thiên Dục” của đạo diễn Trần Xung không chỉ là những thước phim đẹp mắt về tình yêu trong sáng của cô gái tuổi 15 trên thảo nguyên Tây Tạng ngập tràn nắng gió mà còn là những cảnh quay chân thực vạch trần tư tưởng hủ bại của ĐCSTQ thời Đại cách mạng văn hóa.
Bộ phim “Thiên Dục” , tên tiếng Anh “Xiu Xiu – The sent down girl” của nữ đạo diễn tài năng Trần Xung, chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nghiêm Chí Linh được thuật lại qua lời kể của cậu thanh niên xách đuốc cho nhân vật chính Văn Tú.
Văn Tú là con gái của một cặp vợ chồng nghèo, cô không đủ tiền đút lót để được miễn trừ tham gia phục vụ phong trào “Tiến về nông thôn” trong Đại cách mạng văn hóa.
Quá nhiều xáo trộn đến với Văn Tú, cô được gửi tới một vùng đất bị chiếm đóng của Tây Tạng để học các kỹ năng chăn nuôi và nông nghiệp, những điều cần thiết đối với một thành phố lớn như Thành Đô.
Những tháng ngày đầu tiên của Văn Tú tại khu lều trại Tây Tạng trôi đi không chút rắc rối. Tuy nhiên, sự biến mất của cô bạn Chen Li và sự thờ ơ của chính quyền gợi lên những linh tính xấu về những chuyện đã xảy ra.
Cuối cùng, Văn Tú được gửi tới sống cùng Lão Kim một gã chăn ngựa cộc cằn, để học cách cưỡi ngựa. Khá lúng túng, Văn Tú phải ở cùng anh ta trong một túp lều nhỏ, nhưng cô ấy không cần lo lắng về việc sẽ bị lợi dụng. Các bạn vẫn nhớ Jake Barnes trong phim “Mặt trời vẫn mọc” chứ? Lão Kim bị một chấn thương tương tự và chắc không cần phải nhắc lại.
Dù không thể hiện bằng hành động để biểu đạt cảm xúc thật, nhưng người chăn ngựa ít nói này yêu Văn Tú. Cuối cùng thì Văn Tú cũng dành cho anh một tình cảm trong sáng, nhưng vẫn không nguôi nỗi mong mỏi được trở về với gia đình và bạn bè ở Thành Đô.
Để được trở về, Văn Tú chấp nhận trở thành nô lệ tình dục cho những quan chức có chút quyền lực với hy vọng mong manh dại khờ họ sẽ tạo điều kiện cho cô quay về. Về phần Lão Kim, trái tim anh như tan vỡ khi bất lực chứng kiến người mình thương bị ngược đãi và lạm dụng một cách kinh tởm.
Cho đến tận ngày nay, đây có thể được xem như cảnh quay ám ảnh nhất và cũng là thánh khiết nhất về tình yêu từng được trình chiếu trên màn ảnh. Hiếm khi có bộ phim nào lại dễ dàng để nhìn nhưng quá khó để xem như này. Quay phim tài năng Lu Yue – người cũng từng là đạo diễn của một bộ phim về chủ đề cách mạng văn hóa đã thu hút sự chú ý của khán giả bằng khung cảnh hùng vĩ của Tây Tạng, phản chiếu trên trang phục đỏ rực rỡ và lộng lẫy của Văn Tú. Tuy nhiên, ông ấy cũng bắt chúng ta cũng phải giống như Lão Kim, bất lực đứng đó nhìn cách người ta đối xử tàn nhẫn với Văn Tú qua những cảnh quay chân thực.
Lý Tiểu Lộ, nữ diễn viên chính của bộ phim đã thật sự khiến khán giả bị sốc trước những cảnh quay xuất sắc lột tả nhân vật Văn Tú. Một cách thẳng thắn, khi ấy Tiểu Lộ còn quá non nớt, có lẽ đây cũng là lý do tại sao một cô gái 15 tuổi bị đưa đến thảo nguyên để làm hài lòng những tư tưởng đồi bại của Tứ Nhân Bang – những thành viên hoạt động tích cực nhất trong thời Đại Cách mạng văn hóa. Tuy nhiên, nam diễn viên Lopsang thậm chí còn bị tổn thương nặng nề hơn về tinh thần và thể xác qua vai diễn Lão Kim.
Trần Xung là một đạo diễn tinh tế, nhưng cô ấy chưa bao giờ làm cho cảnh quay thực tế của Văn Tú bớt chân thực, cô không ngần ngại vạch trần những đau khổ của Văn Tú trước mặt khán giả. Thật khó có thể giải thích tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc lại kiểm duyệt bộ phim với lý do vì bộ phim được quay tại Tây Tạng nên sẽ không được phép chiếu tại Trung Quốc. Mặc dù vậy, Văn Tú gần như đã ôm gần hết các giải thưởng tại lễ trao giải Golden Horse – giải Oscar Đài Loan.
Ngày 4/8, bộ phim sẽ được trình chiếu trong Liên hoan phim Quốc tế San Francisco nhân dịp kỷ niệm ngày bộ phim được công chiếu, với sự góp mặt của nữ đạo diễn Trần Xung – nằm trong đề cử hạng mục đạo diễn xuất sắc nhất mọi thời đại.
Simple Life biên dịch