Quyển sách cũ và chiếc giỏ đựng than

20/07/15, 18:11 Đọc & Suy ngẫm

Có câu chuyện kể rằng, tại một trang trại nơi vùng núi xa xôi miền đông bang Kentucky – Mỹ, có một ông lão sống với đứa cháu nhỏ. Mỗi buổi sáng, ông lão đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức gáy sách cũng mòn hết cả, nhưng lúc nào ông cũng chăm chú và chưa bỏ quên một sáng nào.

Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:

Ông ơi, cháu cũng theo ông đọc sách bấy lâu, nhưng cháu không hiểu mấy, những đoạn cháu hiểu, gấp sách lại ra khỏi cửa là cháu lại quên ngay, vậy đọc sách có gì tốt đâu mà ông phải đọc hàng ngày thế ạ?”

Ông cụ lúc đó đang thêm than củi vào lò sưởi, quay lại nhìn cháu và nói:

Cháu hãy mang giỏ đựng than này ra phía bờ suối và mang về cho ông một giỏ nước nhé!”

Cậu bé nghe theo lời ông đi múc nước. Tuy vậy, dù có múc được bao nhiêu nước, rổ đựng than thưa nên nước chảy hết ra ngoài trên đường đi.

Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:

Nước chảy hết mất rồi! cháu thử đi nhanh hơn nữa xem!”

Rồi ông cụ lại bảo cháu trai quay lại sông lấy một giỏ nước.

Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “giỏ đựng than này làm sao chứa nước được chứ”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:

Ông không muốn lấy một xô nước. Ông cần giỏ nước này! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!”

Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ than được, nhưng cậu muốn cho ông thấy, dù chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết khỏi giỏ trước khi về đến nhà mà thôi. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.

Cậu bé vừa thở vừa nói: “Ông xem này, không có ích gì đâu”

Ông cụ lúc này mới nói: “Cháu nghĩ không ích gì ư, cháu nhìn lại cái giỏ xem sao”

Cậu bé nhìn vào cái giỏ, lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ bám đầy bụi than đen bẩn nữa, nó đã được nước rửa sạch sẽ.

Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy”.

Bruce Phan, sưu tầm

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

    Quỷ dưới địa ngục ăn gì?

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

x