Quý phi nhà Trần khiến vua phải thốt lên “Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế!”

06/01/17, 15:59 Tri thức

Không những có tài thơ văn, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu lại biết nhìn xa trông rộng, từng dâng “Kê minh thập sách” (Mười kế sách trị nước) để can gián vua Trần Duệ Tông.

baoin2462016224062016045617

“Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế!”

Bà Nguyễn Thị Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, Nam Định. Cha là một vị quan đời Trần, mẹ họ Phạm (đều không rõ tên, tuổi). Bà đẹp người, đẹp nết lại thông thạo sách vở, văn từ, được vua Trần tuyển vào cung, phong bà là Quý phi, đặt tên hiệu là Phù Dung.

Thấy chính sự đất nước rối ren, vua tôi tranh nhau quyền lực, thấy rõ sự khủng hoảng của nhà Trần đã đến thời kỳ mạt vận, bà Bích Châu đã mượn chữ “Kê minh” để dóng lên một tiếng gà báo sáng. Báo sáng là thức tỉnh, để tránh sự u muội, tối tăm. Kê Minh thập sách của Nguyễn Thị Bích Châu ngắn gọn, súc tích, bao quát hầu khắp các vấn đề quốc gia đại sự, can gián Trần Duệ Tông bỏ qua việc chinh chiến mà củng cố đất nước.

“1 – Bền gốc nước trị kẻ bạo tàn cho lòng dân được yên.

2 – Giữ đúng quy định, xoá bỏ phiền nhiễu thì triều cương không rối.

3 – Trị kẻ lạm quyền tránh hoạ ngầm cho nước.

4 – Đuổi hết bọn tham nhũng cho dân đủ sống.

5 – Chấn chỉnh học hành, lễ nghĩa cho sáng tỏ đất trời.

6 – Mong nghe được lời nói thẳng, mở rộng cửa ngôn luận như mở rộng cửa thành.

7 – Chọn quân thì nhằm vào dũng lực, không nhằm vào vóc dạng cao lớn.

8 – Chọn tướng thì nhằm vào tài thao lược không nhằm vào thế gia

9 – Vũ khí cần sắc bén không cần trang trí sặc sỡ.

10 – Tập trận thì cần chỉnh tề, chặt chẽ chứ không phải giở trò múa may cho đẹp mắt.

Xét mấy điều ấy rất thiết thực. Dám dâng lên tấm lòng trung thực, mong nhận cho lời nói quê mùa. Bỏ điều dở mà làm điều hay, xin bệ hạ lượng nghĩ. Nước được trị, dân được yên, thiếp mong lắm vậy!”.

Khi bài viết được dâng lên, Trần Duệ Tông đã phải thốt lên: “Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế! Thật là một Từ phi  ở trong cung của Trẫm vậy!”.

Nhưng rồi Vua vẫn không sửa chính sự theo lời khuyên của Nguyễn Thị Bích Châu. Hơn thế, Trần Duệ Tông còn đem quân đi đánh Chiêm Thành. Nhiều người khuyên can, song vua vẫn không nghe.

Nguyễn Thị Bích Châu lại làm một bài biểu dâng lên. Bà viết: “Thiếp trộm nghĩ, rợ Hiếm Doãn ngang tàng quá lắm, từ trước quen thân, rợ Hung Nô kiệt hiệt gớm ghê, đến nay càng tệ. Vì cướp bóc là cái thói thường của man di mà dùng binh không phải bản tâm của vương giả. Nhỏ xíu kia Chiêm Thành, ở mé nơi hải đảo.

Năm xưa kéo quân vào Nhị Thủy, nhòm thấy nước ta bất hoà, khi ấy tiếng trống động ngoài biển chỉ vì lòng dân chưa yên. Cho nên chúng dám tung đàn ruồi nhặng múa ngoài bãi cỏ, có khác nào giơ càng bọ ngựa ngăn bánh xe. Nhưng thánh nhân rộng lượng bao dung, không thèm cùng với chó dê so sánh. Việc trị đạo trước gốc, sau ngọn, xin nghỉ binh cho dân chúng an nhàn, trị cái rắn nên dùng cái mềm, phục rợ xa cốt lấy đức. Vua đời Ngu Thuấn chỉ múa nhạc mà giặc Hữu Miêu đến hàng. Vua nhà Hạ Vũ chỉ gẩy đàn, chẵn một tháng rợ Hồ quy phục. Đó là thượng sách, xin xét đoán cho minh”.

Bài biểu dâng lên Vua vẫn không chịu nghe, bà buồn rầu nói: “Nghĩa là vua tôi, ơn là vợ chồng, đã không giỏi can ngăn để giữ nền bình trị, lại không biết khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy”.

baoin6720163

Quyên sinh vì đất nước

Đến lúc Trần Duệ Tông duyệt binh chinh phạt Chiêm Thành, bà xin vua đi theo quân đội và đã quyên sinh nơi trận mạc.

Về cái chết của Bích Châu, trong dân gian còn truyền tụng câu chuyện ly kỳ.

Ngày ấy, khi đội quân của vua Trần Duệ Tông đi đến biển Kỳ Sơn (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), trời bỗng nổi cơn phong ba bão táp. Đoàn thuyền đành tạm neo ngay lại đấy. Bởi mặt biển thường nổi sóng cao và xoáy lốc, ngay sát bờ đã là dãy vực thẳm đầy đá nhọn, ra càng xa thì vực càng sâu, lòng biển lởm chởm hàng khối đá ngầm.

Binh thuyền phải vất vả thương tổn khá nhiều mới ràng nổi dây neo. Nhưng cơn dông bão vẫn dai dẳng càng lúc càng dữ dội hơn. Đoàn thuyền chiến nhấp nhô đập chúi vào nhau rầm rầm. Nhiều cái bị đứt dây, lao đi vùn vụt đâm vào đá vỡ toang. Quân lính lớp chết, lớp kêu la chới với. Số còn sống ai nấy đều kinh hãi nản lòng. Nhà vua nhất quyết đợi tan cơn bão sẽ tiến binh tiếp.

Đêm ấy, vua Duệ Tông mộng thấy một vị thần xưng là Nam Minh đô đốc, thủ hạ của Quảng Lợi đại vương, muốn xin vua ban cho một người thiếp, nếu được như ý nguyện, mới làm cho bể yên, sóng lặng để thuyền vua đi qua. Vua sợ hãi, vội cho đòi các quan tướng và phi tần đến chỗ ngự tẩm, kể lại giấc mơ. Trong khi các quan tướng chưa biết ứng đối thế nào, thì Bích Châu từ sau trướng bước ra, nói:

“Việc linh ứng của thần nhân như vậy là rõ ràng, chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Tiện thiếp tình nguyện liều tấm thân bèo bọt này để chu toàn cho đoàn ngự giá và quan quân”.

Vua Duệ Tông bàng hoàng chưa kịp phán bảo cản ngăn thì bà Bích Châu đã nhanh nhẹn quay ra thuyền lệnh: “… Các quan mau mau sửa soạn lễ vật cúng thần biển, kính báo thời khắc thiếp tôi được nhà vua cử làm sứ giả đi gặp thần biển xin sóng lặng bể yên phù trợ cho vua quan, quân lính nhà Trần được chiến thắng dịp này, đem bình an về cho đất nước”.

Bà vừa dứt tiếng thì từ nhà vua đến các quan có mặt quanh đó đều sửng sốt, nghẹn lời… Mặc hết những lời can ngăn, bà Bích Châu vẫn một mực tha thiết tâu xin cho bà có dịp được vinh hạnh phò vua, giúp quân, đền nợ nước.

Chiếc thuyền rồng chao đảo ngả nghiêng. Bà Bích Châu thản để thị nữ xông trầm, trang điểm cho mình. Thoáng chốc, bà đã trâm thoa, xiêm gấm, hài thêu lộng lẫy bước ra. Trước mắt mọi người lúc này, vẻ đẹp của bà Bích Châu đang tỏa ánh hào quang như một vị thiên thần.

Vua Duệ Tông xót trút bỏ giáp trụ, thương cảm trong lớp hoàng bào. Ngài trịnh trọng đội mũ Triều thiên để kính cẩn đưa tiễn bà ái phi dũng cảm ra đi. Ngài truy tặng cho bà làm Thần phi.

Mặc cho sóng đánh tối tấp, nước tràn lênh láng, bà Bích Châu vẫn tươi tắn đến sụp quỳ lạy nhà vua: “Sau khi thần thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn, nghỉ võ, tìm dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa nghĩ chước lâu dài cho nước nhà”. Nói xong bà liền nhảy xuống biển, rồi quả nhiên trời yên biển lặng.

Thế nhưng, sau đó Trần Duệ Tông vẫn không nghe lời can gián, cho quân tiến sâu vào động Y Mang, đất Chiêm, bất ngờ bị trúng mưu của giặc Bà Ma, một tướng của Chế Bồng Nga, toàn quân tan rã. Vua tử trận ở Đồ Bàn (Quy Nhơn ngày nay). Sử ghi đó là ngày 23 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1377).

n-th-b-nguyn-th-bch-chu-k-anh-h-tnh
Đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Trải qua các triều đại phong kiến, bà Nguyễn Thị Bích Châu được tôn là Chế Thắng phu nhân và có nhiều sắc phong. Nhân dân tôn bà là Loan Nương Thánh mẫu.

Ðền thờ của bà được lập từ thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV), được sửa sang, tôn tạo qua nhiều thời kỳ, nổi tiếng linh thiêng, nay ở xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngày 12/2 âm lịch hàng năm được coi là ngày giỗ của bà, dân làng mở hội lớn, khách thập phương đến rất đông.

Theo kienthuc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x