Quy định pháp luật khiến nhiều người bị oan sai

17/12/15, 08:04 Chưa phân loại

Vừa rồi ở tỉnh Bình Thuận ông Huỳnh Văn Nén được minh oan sau khi đã đi tù oan 17 năm. Trước đó năm 2013 ở tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn Thanh Chấn cũng được minh oan sau khi đã đi tù 10 năm.

anhtoaan_BIDN

Hai vụ án oan nghiêm trọng đặt ra nghi vấn về chất lượng của nền tư pháp, nhiều giải pháp được đưa ra để ngăn cản cán bộ tiến hành tố tụng sai.

Nhưng ngoài những nguyên nhân từ người thực thi pháp luật thì bản thân các quy định pháp luật đã hợp lý đúng đắn hay chưa? Phải chăng còn tồn tại những quy định sai lệch khiến dẫn đến án oan?

Vấn đề chứng cứ

Hai vụ án oan của ông Nén và ông Chấn người ta đều đã bắt được hung thủ gây án thực sự.

Như thế đã rõ ràng là ông Nén ông Chấn không phải thủ phạm, và như vậy đương nhiên không có chứng cứ chứng minh họ phạm tội.

Nhưng thực tế họ đã vẫn bị kết tội, vậy tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào đâu?

Có một mối mâu thuẫn phi lý xung quanh vấn đề này.

Theo Luật sư Ngô Ngọc Trai:

Nhận thức sai lệch của những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp luật sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn xem là thường

Một mặt ông Nén, ông Chấn không phải là hung thủ cho nên không có chứng cứ kết tội họ.

Mặt khác tòa án kết tội hẳn phải dựa vào chứng cứ, chẳng lẽ tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp tối cao lại xử án không có căn cứ?

Ngoài ra thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp tỉnh, viện kiểm sát tối cao với những cán bộ tư pháp cao cấp đâu dễ làm sai?

Ông Huỳnh Văn Nén mới được minh oan và xin lỗi sau khi đi tù 17 năm vì án ‘oan sai’.

Như vậy, một điều phi lý là một hệ thống tư pháp gồm nhiều cơ quan như vậy mà lại cùng sai lầm trong đánh giá chứng cứ và làm oan người ta, và sự sai lầm có hệ thống đó lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau, vậy nguyên nhân là gì, điều gì đã che mắt họ?

Nguyên nhân sâu xa được chỉ ra dưới đây xuất phát từ nhận thức sai lệch của những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp luật sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn xem là thường.

Trọng chứng hơn trọng cung

Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói trọng chứng hơn trọng cung, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.

Mặc dù vậy thực tế câu nói này thực ra cũng ít thấy được nhắc đến. Phải chăng vì nó không còn quan trọng do nội dung không còn phù hợp với môi trường pháp lý và quan điểm xét xử hiện nay? Trong bối cảnh giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề án oan sai đang nổi cộm đòi hỏi cần tìm ra nguyên nhân giải pháp khắc phục, thì xem ra câu nói lại cung cấp một mã khóa quan trọng.

Tìm hiểu kỹ thì thấy, câu nói quan trọng ở chỗ đó là ở thời điểm hình thành câu nói, thì trong nhận thức người ta đã phân biệt sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai.

Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc tìm kiếm sự thật vụ án, nhưng chứng cứ lại được đánh giá quan trọng hơn lời khai, và chính sự so sánh quan trọng hơn cho thấy tồn tại sự phân biệt khác nhau.

Vì nếu đánh đồng giống nhau thì đã không phân biệt, ví như nhân chứng và vật chứng cùng là chứng cứ và cùng quan trọng cho nên không có sự phân biệt.

Không có sự phân biệt giữa nhân chứng và vật chứng, nhưng lại phân biệt giữa chứng cứ và lời khai, như vậy đã xác lập sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai. Vậy sự phân biệt khác nhau có ý nghĩa gì và tại sao câu nói lại quan trọng ở giai đoạn hiện nay?

Là vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thay vì phân biệt khác nhau, nhà làm luật đã đánh đồng trộn lẫn chứng cứ với lời khai khi quy định lời khai cũng chính là chứng cứ.

Ông Nguyễn Thanh Chấn (trái, ngoài cùng) ở tỉnh Bắc Giang ngồi tù mười năm sau khi bị kết án sai với tội danh giết người

Cụ thể Điều 64 Bộ luật hình sự quy định:

“Điều 64. Chứng cứ:

1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2. Chứng cứ được xác định bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; C) Kết luận giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.

Không nhắc nhân chứng

Theo quy định trên thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và được xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng, trong khi rất lạ điều luật về chứng cứ lại không nhắc đến nhân chứng như một phần tương ứng với vật chứng.

Thay vì nêu ra nhân chứng điều luật lại quy định về lời khai của người làm chứng trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Một đằng là nhân chứng nói về chủ thể con người, còn đằng kia lời khai là nói về một dạng thức biểu đạt của chủ thể trong môi trường hồ sơ pháp lý.

Tại sao nhà làm luật lại lẫn lộn giữa chủ thể và một dạng thức biểu đạt của nó?

Sự nhầm lẫn xem ra không phải là vô ý mà có mục đích, vì khi quy định như vậy và bằng cách tương tự nhà làm luật đã có thể đánh đồng trộn lẫn lời khai của người làm chứng và lời khai của bị can bị cáo để cùng được coi là chứng cứ.

Mục đích là nhằm sử dụng được cái có sẵn trong các vụ án đó là lời khai của bị can bị cáo.

Trong khi bị can vì đã là nghi phạm rồi thì không thể coi là nhân chứng được nữa (một chủ thể không ở hai tư cách), song khi tách bị can ra khỏi dạng thức biểu đạt là lời khai thì lại có thể sử dụng lời khai để kết tội.

Bằng cách đó nhà làm luật đã xác lập bổ sung thêm một loại chứng cứ mới là lời khai ngoài cái nguyên gốc chỉ bao gồm nhân chứng và vật chứng.

v4.1509765_765444686881355_3506122782766410593_n

Điều này trái ngược với các nguyên lý khoa học tư pháp, làm giảm sút sự chính xác trong việc phán đoán, từ đó dẫn đến nhầm lẫn oan sai.

Và do pháp luật quy định như vậy cho nên các cán bộ tư pháp hàng ngày vận dụng điều luật mà không thấy được đó là nguyên nhân gây ra oan sai.

Nguyên nhân gây oan giống nhau

Trên thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng vật chứng nhưng người ta vẫn kết tội được do sử dụng lời khai. Trong các bản án tòa án thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can bị cáo làm cơ sở bằng chứng để kết tội.

Khi đó tòa án không những không thực hiện theo lời khuyến cáo trọng chứng hơn trọng cung mà thực chất chỉ sử dụng lời cung vì không có chứng cứ.

Một ví dụ đó là:

vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bắc Giang hồi năm 2005 bị can là Hàn Đức Long, ông Long bị kết án tử hình mà không hề có nhân chứng, vật chứng và tới nay ông Long đã kêu oan 10 năm tròn“.

Khi tội phạm xảy ra không có ai nhìn thấy, tức là vụ án không có nhân chứng. Ngoài ra cơ quan điều tra thu thập được ở hiện trường một số lông, tóc, tinh trùng, nhưng giám định không cho ra được kết quả do chất lượng mẫu dấu vết kém, như vậy vụ án cũng không có vật chứng.

Không có nhân chứng, vật chứng, đúng ra không thể kết tội được ai, nhưng thực tế người ta vẫn kết tội được nhờ dựa vào lời khai, và bởi vì pháp luật quy định lời khai cũng là chứng cứ.

Những vụ như ông Nén, ông Chấn việc kết tội gây oan cũng vì những nguyên do tương tự.

Cho nên một trong những nguyên nhân gây ra oan sai đó là nhận thức sai của nhà làm luật đã quy định đánh đồng trộn lẫn lời khai với chứng cứ.

Dó đó, để giảm tránh oai sai cần thay đổi nhận thức và xác lập lại điều luật về chứng cứ.

Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x