Quan niệm về chữ “Hiếu thuận” của Đông và Tây khác nhau như thế nào?
Vừa qua, bản bát quái PTT xuất hiện một bài văn PO, tiêu đề chính là “Trong tiếng Anh không có từ đơn ‘hiếu thuận’ này?”, lập tức đã gây nên cơn sốt tranh luận. Trong đó, chúng ta hãy đọc thử câu trả lời của người bạn trên mạng có tên là Eglaibls.
1. Người tây phương thật sự là không có cái khái niệm “hiếu thuận” như vậy. Nó cũng giống như chúng ta đối với một số tôn giáo nào đó vào thời cổ đại, đem người sống đi hỏa thiêu để làm lễ hiến tế, thật sự không có cách nào lý giải được.
2. Chúng ta cảm thấy “thước đo hiếu thuận” của xã hội người Hoa là chuyện cực kỳ méo mó (ngay cả người Nhật Bản cũng đều cảm thấy vậy).
Họ đều sẽ cảm tạ và tôn trọng ba mẹ đã nuôi dưỡng mình lớn lên thành người, trong nhà hễ có gì cần thì họ cũng sẽ bỏ tiền bỏ sức để giúp đỡ, nhưng không phải là chuyện gì đều sẽ “thuận theo” ba mẹ, cũng sẽ không có “chi phí hiếu thuận hàng tháng” như vậy. Vì họ biết rằng, chính mình phải làm chủ cuộc đời của mình, con người vốn hoàn toàn không phải vì ba mẹ mà sống. Ba mẹ của họ là như vậy, ông bà là như vậy, ông bà cố cũng là như vậy, đời đời thế hệ đều là như vậy. Vì vậy sẽ không có cái khái niệm gọi là hiếu thuận như chúng ta.
Thật ra sau khi ba mẹ của họ trở thành ông bà rồi, cũng hy vọng có không gian của riêng mình. Nếu như bạn một năm trở về hai, ba lần, họ sẽ nhiệt tình tiếp đón các bạn. Nhưng bạn một năm đều ở nhà, ông bà trái lại sẽ cảm thấy “phiền phức, kì quái”. Người già có lẽ hy vọng bạn thỉnh thoảng sẽ quan tâm đến họ, nhưng không cần phải chăm sóc cả ngày như vậy (người Hoa cảm thấy nếu bạn không thường xuyên chăm sóc bề trên thì chính là không hiếu thuận).
Bạn hỏi người Mỹ tiếng Anh của từ hiếu thuận là gì, họ có thể căn bản sẽ không trả lời được. Cả đời này ngay cả đơn từ này là gì đều không hiểu được, vì căn bản là trong văn hóa của họ vốn không có cái khái niệm này.
Tiếng Anh của từ “hiếu thuận” là “fillial piety”, “piety” trong đó là có ý “kính sợ”, thông thường là dùng với Thượng Đế, thậm chí có cảm giác “sợ hãi, không thể không làm như vậy, có phần bị cưỡng ép”.
Tiếng Y-ta-li, từ “hiếu thuận” là “pieta filiale”, ‘pieta’ trong tiếng Ý thì là có phần nghĩa xuất phát từ “đồng tình, thương xót”, đơn từ này họ sử dụng cực kỳ ít, thậm chí không thích đơn từ này lắm (ý là kính sợ, đồng tình, thương xót cha mẹ, họ cảm thấy điều này rất là quái dị).
Trở lại với từ “hiếu thuận” trong tiếng Trung. Hiếu: tôn trọng, đối xử tốt với ba mẹ, chuyện lớn chuyện nhỏ đều hết mực quan tâm. Thuận: mọi chuyện đều nghe theo và không làm trái ý của ba mẹ. Trong xã hội người Hoa, nếu có người nói bạn “không hiếu thuận” thì là chuyện rất nghiêm trọng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả việc say xỉn. Đặc biệt là “không thuận”, điều này dường như quá nghiêm trọng trong xã hội người Hoa! Ngay cả yêu cầu của ba mẹ dẫu không hợp lô-gic, không hợp ý bạn, chỉ cần bạn làm trái, thì chính là không hiếu thuận. Rất nhiều người nói hiếu thuận là “mĩ đức” của văn hóa Nho gia, tôi thì cứ bảo trì thái độ, thậm chí cảm thấy, một số “hiếu thuận” (đặc biệt là “phục tùng”) trong yêu cầu của ba mẹ, quả thật đã ngăn cản trở sự trưởng thành của con trẻ (bao gồm cả nhân sinh quan, giá trị quan).
Cho dù chúng ta có “cố gắng giải thích” chữ hiếu thuận này đối với người phương tây, thì trình độ liễu giải của họ tôi nghĩ ngay cả 50% cũng không thể đạt được, bởi họ không phải lớn lên trong văn hóa Nho gia của người Hoa, cũng không hiểu được những truyền thống vốn có từ thời xưa của Trung Quốc, thậm chí là rất nhiều câu chuyện có liên quan đến chữ hiếu, họ đều không biết, trên thực tế có thể hiểu được hàm nghĩa của từ hiếu thuận như của chúng ta đại khái là không đến 30% thôi!
Đây chính là nguyên nhân tại sao họ đối với đơn từ này lại xa lạ đến như vậy, những điển hình trong văn hóa phương tây đã nói rõ rằng người ngoại quốc không hiểu được đối với văn hóa hiếu thuận của người phương đông.
Theo NTDTV.com