Quân đội Trung Quốc tiếp quản Cảnh sát vũ trang để đảm bảo “an toàn chính trị”
Từ ngày 01/01/2018, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có toàn quyền quản lý đối với lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc, với lý do là để “đảm bảo an toàn chính trị”…
Trước đây Cảnh sát vũ trang trên danh nghĩa là do Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương song song quản lý, nhưng thực tế là do Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương và hệ thống Chính trị Pháp luật ở các tỉnh, thành phố quản chế, Quân ủy Trung ương hoàn toàn không có thực quyền. Mà hệ thống Chính trị Pháp luật trong nhiều năm trở lại đây đều do phe Giang Trạch Dân kiểm soát, vì thế lực lượng Cảnh sát vũ trang Trung Quốc còn được gọi là “Giang gia quân”.
Đằng sau việc “bảo đảm an toàn chính trị” chính là phòng ngừa việc phe Giang một lần nữa sử dụng lực lượng Cảnh sát vũ trang tham dự phát động chính biến. Trước đây, trong sự kiện cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân trốn vào Đại sứ quán Mỹ tháng 02/2012, và sự kiện chính biến Bắc Kinh “19/3” sau đó, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang đều đã từng sử dụng lực lượng Cảnh sát vũ trang.
Sự kiện Vương Lập Quân trốn vào Đại sứ quán Mỹ
Vương Lập Quân là một tay chân đắc lực của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Nhưng khi Vương biết Bạc chuẩn bị trừ khử mình, cả Chu Vĩnh Khang và người của Bộ Công an cũng muốn lấy mạng mình, vì thế để giữ mạng sống, Vương chỉ còn cách duy nhất là trốn vào Đại sứ quán Mỹ.
Lúc ấy Vương đang bị Bạc quản thúc tại gia với lý do là Vương không làm tròn công tác, tâm lý bị ức chế, cần an dưỡng một thời gian. Tối ngày 06/02/2012, Vương giả bộ đứng bên cửa sổ uống rượu say cho lính canh thấy, rồi vào phòng nghỉ, sau đó giả trang thành phụ nữ má phấn môi son, nhân trời chưa sáng lái xe đi thẳng đến Đại sứ quán Mỹ.
Sau khi phát hiện Vương đã chạy trốn, Bạc lập tức điều lực lượng Cảnh sát vũ trang Trùng Khánh đến bao vây Đại sứ quán Mỹ tại Thành Đô. Đại sứ quán Mỹ báo cho ông Hồ Cẩm Đào biết, ông Hồ đã ngay lập tức điều Quân đội Tứ Xuyên đến Thành Đô, khi đến thì thấy lực lượng của Bạc Hy Lai đang bao vây Đại sứ quán Mỹ. Sau đó nổ súng đã xảy ra, phần thắng thuộc về Quân đội Tứ Xuyên, xong việc, Vương được đưa về Bắc Kinh.
Vương đưa ra chứng cớ các việc: Bạc Hy Lai nghe lén điện thoại của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo; việc tổ chức chính biến; việc mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công và của người nước ngoài nhập cư làm thuê không giấy tờ, của người lang thang, ăn xin, cướp lấy nội tạng của họ đem bán, thân thể đem nấu ăn, đặc biệt rút lấy não tủy của nạn nhân cung cấp cho Giang Trạch Dân, và âm mưu giết Tập Cận Bình để đoạt chính quyền. Vì thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo quyết định bắt Bạc Hy Lai.
Sự kiện chính biến ngày 19/03/2012
Sau khi Bạc bị tuyên bố ngã ngựa vào ngày 15/03/2012, ngày 19/03 Chu Vĩnh Khang đã điều động Cảnh sát vũ trang tập kích Trung Nam Hải nhằm ám sát Tập Cận Bình, người định trước là sẽ giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ trong Đại hội 18.
Chu Vĩnh Khang đã điều động cảnh sát vũ trang trong tay mình và tập kết tại Tân Hoa Môn. Nhưng khi Cảnh sát vũ trang tiến đến Thiên An Môn và bao vây Trung Nam Hải, không ngờ đã bị lực lượng quân đội chặn lại. Về sau mới biết đó là Quân đoàn 38.
Quân đoàn 38 kêu gọi Cảnh sát vũ trang đầu hàng, nói: “Chúng tôi làm theo mệnh lệnh của Chủ tịch đến bảo vệ lãnh đạo quốc gia”. Cảnh sát vũ trang đáp lại: “Các người là quân đội từ bên ngoài, nếu như các người dám ở lại Bắc Kinh, đặc biệt là khu vực mà cảnh vệ chúng tôi phụ trách bảo vệ thì chúng tôi nhất định sẽ nổ súng”.
Không biết ai nổ súng trước nhưng hai bên thật sự đã giao chiến. Sau một hồi nổ súng, bởi vì thực lực của quân đội mạnh hơn thực lực của cảnh sát vũ trang, nên Quân đoàn 38 đã trấn yên được cục diện.
“Trước cuộc chính biến vài ngày, Phó Giám đốc Công an Bắc Kinh Phó Chính Hoa đã tiết lộ thông tin về cuộc chính biến cho ông Hồ Cẩm Đào. Vì thế ông Hồ Cẩm Đào đã lệnh cho Quân đoàn 38 tiến vào Trung Nam Hải, còn thay quân trưởng Vương Tây Hân bằng thân tín của mình Hứa Lâm Bình. Hứa Lâm Bình được ông Hồ Cẩm Đào thăng chức lên Thiếu tướng, nên tất nhiên làm theo quân lệnh của ông Hồ Cẩm Đào, Quân đoàn 38 có mặt trước tại khu vực cảnh vệ chờ lệnh”.
Ngay sau chiến biến, Giang Trạch Dân đã gọi điện cho Hồ Cẩm Đào, nói rằng: “Chu Vĩnh Khang không có động cơ chính biến, không được dễ tin lời đồn đại của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước”.
Ông Giang tiếp tục cảnh cáo ông Hồ: “Phải dừng ngay hành động thanh trừ đồng đảng của Bạc Hy Lai lại, nếu tiếp tục thì đối với quốc gia, đối với tất cả mọi người chúng ta đều không có gì là tốt”.
Lời của ông Giang Trạch Dân có ý cảnh cáo ông Hồ Cẩm Đào, ông có thể động đến ai cũng được, nhưng không thể nào động đến Chu Vĩnh Khang. Cũng chính vì thế, Chu Vĩnh Khang mới không bị xử lý ngay lập tức, chỉ bị khống chế. Mãi đến tháng 7/2014, thế lực của phe Giang suy yếu, Chu mới tuyên bố bị điều tra, sau đó bị xử tù chung thân vào năm 2015.
Còn Hứa Lâm Bình vì có công hộ quốc, đập tan âm mưu “soán đảng đoạt quyền” của Chu Vĩnh Khang trong chính biến 19/03, nên đã được phong hàm Trung tướng vào năm 2015.
Lê Hiếu