Phương Tây đẩy mạnh kế hoạch ứng phó “Vành đai và Con đường” của TQ

29/09/18, 11:57 Kinh tế

Gần đây, Hạ viện Mỹ và các nước châu Âu đã lên các kế hoạch đầu tư nhằm ứng phó với sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Một công nhân đi qua một khu vực xây dựng thành phố Colombo Port do Trung Quốc tài trợ ở Colombo, Sri Lanka, vào ngày 21/4/2017. (Ảnh: Getty)

Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật nhắm vào Trung Quốc

Hôm 26/9, Hạ viện Mỹ đã thông qua “Đạo luật Đầu tư phát triển năm 2018” nhằm xây dựng kế hoạch nhắm vào cạnh tranh trực tiếp đối với kế hoạch “Vành đai và Con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thượng viện Mỹ cũng cho biết sẽ sớm thông qua Dự luật này.

“Luật Đầu tư Phát triển năm 2018” (gọi tắt là “Luật Xây dựng, BUILD”) sẽ sáp nhập hai bộ phận gồm Công ty Đầu tư Tư nhân ở nước ngoài (OPOC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ trở thành Công ty Phát triển Tài chính quốc tế Mỹ (IDFC), với kế hoạch cung cấp nguồn vốn đầu tư tổng cộng 60 tỷ USD để tài trợ cho những khu vực nghèo đói trên toàn cầu nhằm giúp xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nền kinh tế địa phương.

Ngày 26/9, khi tham dự sự kiện, ông Yoho (Ted Yoho), Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ cho biết, Dự luật là để Chính phủ Mỹ ứng phó với “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu thông qua Dự luật tại Hạ viện vào hôm 26/9, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Ed Royce cho biết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) và các quốc gia độc tài khác đang tìm cách chi phối các nước đang phát triển. Họ đưa ra các dự án đầu tư, chẳng hạn như ‘Vành đai và Con đường’ của Bắc Kinh, làm cho các quốc gia tham gia phải chịu các khoản nợ không thể hoàn trả, đây là điều không phù hợp với các giá trị của Mỹ, và Mỹ không thể khoanh tay ngồi nhìn”.

Hiện nay, một số quốc gia tham gia vào sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ đã liên tục rơi vào “ngoại giao bẫy nợ”, họ buộc phải bán tài sản nhà nước mang tầm chiến lược cho Bắc Kinh. Chính phủ Sri Lanka do không có khả năng trả nợ Trung Quốc trong dự án xây dựng cảng nước sâu, cuối cùng phải quyết định cho Trung Quốc thuê lại cảng đến 99 năm, giúp cho Bắc Kinh chiếm được một chỗ đứng quan trọng ở Ấn Độ Dương. Còn đầu tư “Vành đai và Con đường” tại Pakistan đã khiến nước này phải chịu khoản nợ đến 62 tỷ USD, và nước này cũng đang tìm kiếm giải pháp.

>>> Sập ‘bẫy nợ’: Sri Lanka buộc phải cho Trung Quốc thuê cảng 99 năm

Hạ viện Mỹ đã đưa “Luật Xây dựng” vào “Luật tái trao quyền Cục Quản lý Hàng không Liên bang”, được coi là một trong những Dự luật mà Quốc hội phải thông qua, sẽ làm tăng đáng kể khả năng Dự luật Xây dựng được thông qua. Thượng viện Mỹ cũng đã cho biết, sẽ sớm bố trí bỏ phiếu thông qua, và Nhà Trắng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Dự luật Xây dựng.

EU cũng đang triển khai một kế hoạch đầu tư tương tự

Sơ đồ Chiến lược Một Vành Đai Một Con Đường của Trung Quốc năm 2015. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Ngày 19/9, Ủy ban châu Âu cũng đưa ra “Chiến lược Kết nối châu Á”, là kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong chính sách đối ngoại mới của châu Âu ở châu Á, mong muốn nhờ kế hoạch đầu tư này để cải thiện giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc kỹ thuật số tại châu Á. Kế hoạch này sẽ được tài trợ chủ yếu bởi khu vực tư nhân và dự kiến ​​từ năm 2021 – 2027 sẽ thu hút được 300 tỷ Euro từ các nhà đầu tư.

Vào ngày 12/9, khi Nghị viện châu Âu thông qua báo cáo “Quan hệ châu Âu – Trung Quốc” đã có động thái được cho là hiếm hoi khi thẳng thắn nhận định ĐCSTQ đang sử dụng “Vành đai và Con đường” làm phương tiện ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở châu Âu.

AFP của Pháp đưa tin rằng, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) và một số nước châu Á sẽ họp vào tháng 10/2018 để thảo luận các vấn đề liên quan.

Mặc dù các quan chức EU đã bác bỏ ý kiến cho rằng “Chiến lược Kết nối Châu Á” liên quan đến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ, nhưng nhiều chuyên gia cho biết, thực chất mục đích chính của kế hoạch là nhắm vào “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Bởi vì EU đã luôn đặt vấn đề về sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ là cách mà ĐCSTQ gây ảnh hưởng kinh tế chính trị tại châu Âu, đặc biệt là ở Đông Âu, nhằm gây chia rẽ châu Âu, làm lung lay cục diện ổn định của chính trị và kinh tế châu Âu hiện nay.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, khi Mỹ dần dần có hành động đáp lại các kế hoạch đầu tư và thương mại nham hiểm của ĐCSTQ thì EU cũng đã nhận thức rõ thực tế, họ cũng đang bị ĐCSTQ đe dọa.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x