Phương pháp cấp cứu cổ xưa của Đông y: Đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm

Thường khi gặp người bị ngất xỉu, đa số mọi người chỉ nghĩ đến các biện pháp cấp cứu của Tây y. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Đông y cũng có một phương pháp cấp cứu có nguồn gốc từ xa xưa rất hữu hiệu mà lại đơn giản và dễ thực hiện.

Phương pháp cấp cứu cổ xưa của Đông y: Đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Ảnh 1
Phương pháp cấp cứu của Đông y đơn giản mà hiệu nghiệm. (Ảnh minh họa)

Hồi sinh tim phổi (CPR) nổi tiếng là một phương pháp cứu người trong các tình huống nguy cấp như nạn nhân bị ngạt thở do đuối nước, điện giật, ngộ độc thực phẩm,…

Phương pháp này là tổ hợp các thao tác cấp cứu gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo nhằm đẩy lượng máu giàu oxy tới não, đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy kịch.

Tuy nhiên không chỉ riêng Tây y, Đông y cũng có một quy trình cấp cứu rất hữu hiệu mà lại khá đơn giản và rất dễ thực hiện. Bác sĩ người Đài Loan Đổng Diên Linh (84 tuổi) đã cứu sống rất nhiều người bằng phương pháp này.

Tiến sĩ Dong Yanling đang giải thích một phương pháp bấm huyệt cấp cứu đơn giản. (Ảnh chụp màn hình video)

Bác sĩ Đổng chia sẻ: “Vài năm trước tôi được mời đến Hoa Kỳ diễn thuyết. Khi đang trên đường trở về Đài Loan, cơ trưởng thông báo có một hành khách nữ bị ngất và họ cần sự giúp đỡ của bất kỳ nhân viên y tế nào trên máy bay. Tôi vội vàng tới hỗ trợ. Đến nơi, tôi thấy một cô gái đang nằm bất tỉnh, bên cạnh có 2 vị bác sĩ. Một người đang hoang mang không biết xử trí ra sao, còn vị kia thì loay hoay tìm ống nghe và đồ sơ cứu. Tôi liền bước tới và nói muốn hỗ trợ cứu bệnh nhân đó.

Tôi thấy mạch của cô ấy đập rất yếu. Xác định đây là một trường hợp suy tim, tôi lập tức dùng phương pháp bấm huyệt cấp cứu, ấn mạnh vào cơ của vùng ngực và ở nách trái 3 lần. Vài giây sau, người phụ nữ đã tỉnh lại. Hai bác sĩ và các tiếp viên xung quanh đều rất ngạc nhiên.

Bác sĩ Dong Yang-ling trình diễn phương pháp bấm huyệt cho các trường hợp khẩn cấp về tim. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình video)

Nhiều năm qua, tôi vẫn luôn hy vọng có thể phổ biến phương pháp cấp cứu của Đông y này ra thế giới. Thông thường, khi chúng ta đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu, các nhân viên y tế phải mất một khoảng thời gian vô cùng nguy cấp để làm rõ tình trạng người bệnh trước khi điều trị. Một người bạn thân của tôi đã chết trong tình huống như vậy.

Nếu họ biết dùng phương pháp bấm huyệt cấp cứu của Đông y thì có lẽ chuyện đau buồn đó đã không xảy ra”.

Phương pháp bấm huyệt cấp cứu đã tồn tại từ rất xa xưa tuy nhiên vì không được biết tới rộng rãi nên khi bệnh nhân bị ngất đa phần mọi người chỉ nhớ và biết tới các biện pháp cấp cứu của Tây y. Theo tài liệu cổ, phương pháp này được thần y Biển Thước áp dụng lần đầu tiên vào thời Xuân Thu (770-468 TCN).

Một lần trên đường đến nước Quắc, Biển Thước nghe tin thái tử nước này vừa qua đời. Hỏi thăm người dân ông được biết sự tình mới xảy ra khoảng 2 giờ trước, thái tử ban đầu hô hấp khó khăn, khí huyết không thuận, nội tạng bị hại, sau đó đột nhiên tắt thở. Biển Thước hỏi lại kỹ càng và phán đoán thái tử chưa chết thật, khẳng định bây giờ một nửa cơ thể máu còn nóng… Bệnh của thái tử gọi là “Thi quyết”, là do mất thăng bằng âm dương nên đột nhiên bị hôn mê bất tỉnh.  

Kết quả hình ảnh cho bác sĩ cấp cứu
Thông thường, khi chúng ta đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu, nhân viên phải làm rõ tình trạng trước khi điều trị. (Ảnh: Internet)

Ông vội vàng đến hoàng cung yết kiến để xin chữa trị cho thái tử. Đến nơi, ông lập tức lấy kim châm cứu vào huyệt Bách hội trên đỉnh đầu thái tử. Sau đó vài giây, thái tử đã tỉnh lại.

Làm thế nào để bấm huyệt cấp cứu theo cách của Đông y

Theo bác sỹ Đổng, muốn học được cách cấp cứu bạn cần hiểu về châm cứu. Đông y có ”Hồi dương cửu châm” thực sự có công hiệu cải tử hoàn sinh. Theo Đông y, có 9 (Cửu) huyệt có tác dụng làm phục hồi dương khí (hồi dương), vì vậy gọi là Hồi Dương Cửu Châm. Chín huyệt đó là: Á Môn, Dũng Tuyền, Hoàn Khiêu, Hợp Cốc, Tam Âm Giao, Thái Khê, Trung Quản, Túc Tam Lý.

Người thường không biết châm cứu, khi gặp người đột nhiên bị choáng cũng có thể dùng cách bấm huyệt cấp cứu, vừa đơn giản, an toàn lại linh nghiệm.

Bác sỹ Đổng chia sẻ, ông đã dùng phương pháp này cấp cứu được 17, 18 người, thậm chí có những bệnh nhân đã ngừng thở cũng cứu sống lại. Khi gặp bệnh nhân bất tỉnh nhân sự, trước tiên cần gọi cấp cứu, trong thời gian đợi xe tới có thể thực hiện phương pháp cấp cứu này của Đông y.

Các bước bấm huyệt cấp cứu trong Đông y

Mặc dù kỹ thuật này có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện được nó nhân viên y tế cần được đào tạo bởi một thầy thuốc Đông y chuyên nghiệp.

Đầu tiên, cho bệnh nhân nằm ngửa trên mặt đất, người cấp cứu đứng bên trái, dùng tay phải nắm cổ tay rồi nâng cánh tay bệnh nhân lên cao. Khi đó cơ ngực bé sẽ lộ rõ.

Kết quả hình ảnh cho kinh lạc
Tương tự như cách các dòng sông chảy qua một nơi nào đó, kinh tuyến năng lượng cũng đi ngang dọc cơ thể và cung cấp năng lượng sống cho cơ thể. (Ảnh: th)

Người cấp cứu dùng 4 ngón tay trái bám vào cơ ngực của bệnh nhân để làm điểm tựa còn ngón cái đặt vào trung tâm hõm nách của bệnh nhân. Sau đó kết hợp lực bám của 4 ngón tay và lực ấn của ngón cái để bóp chặt và kéo thật mạnh hướng ra ngoài thân của bệnh nhân. Dùng lực bóp chặt và tiếp tục động tác kéo này vài lần cho đến khi bệnh nhân hồi tỉnh.

Lưu ý, khi thực hiện nên dùng một lực vừa phải, phù hợp với tình trạng thể chất của người bệnh. Đặc biệt không dùng lực quá mạnh đối với trẻ em hoặc người già.

Tại sao phương pháp bấm huyệt cấp cứu có thể cứu được người?

Theo Hoàng đế nội kinh, Phế (phổi) chủ khí, chủ trì tất cả nguồn khí trong cơ thể. Hai huyệt đạo Vân MônTrung Phù ở bên ngoài cơ ngực bé, đây cũng là điểm khởi đầu hai huyệt đạo của Phế kinh, hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng tương tự như một sợi dây điện trực tiếp thông tới phổi.

Thông thường khi bị ngất, hơi thở sẽ nông, phổi không có năng lượng, không có khí. Sau khi hai huyệt đạo này nối liền với nhau, cũng giống như đang dùng khí quản để hít khí vào trong nên vừa bấm vào lập tức bệnh nhân sẽ có thể tỉnh lại.

Ngón tay cái bóp vào giữa nách cũng chính là huyệt Cực Tuyền, nó là một huyệt đạo của Tâm kinh trực tiếp đối với tạng Tâm. Khi bị ngất tim cũng gần như bị ngừng, ấn vào huyệt Cực Tuyền có thể giúp nó hoạt động trở lại. Bởi vậy, ấn vào những huyệt vị ở Phế Kinh và Tâm kinh sẽ giúp Tim Phổi hồi phục năng lượng và bệnh nhân có thể hồi tỉnh. Đây chính là phương pháp hồi phục lại chức năng tim phổi của Đông y.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x