Phong tục đón lễ Vu Lan ở một số nước châu Á

05/09/17, 09:40 Cuộc sống

Ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu thường tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo. Mỗi quốc gia trên thế giới lại đón ngày này với những nét đặc trưng độc đáo.

Hoạt động “bông hồng cài áo” trong lễ Vu Lan tại Việt Nam. (Ảnh: Yan)

Lễ Vu Lan báo hiếu Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 hàng năm, là ngày báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu tưởng nhớ tới công sinh thành dưỡng dục cha mẹ, tổ tiên.

Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, vào ngày này, hàng nghìn người tập trung về các khu đền chùa để tụng kinh cầu nguyện, mong cho các linh hồn sớm siêu thoát.

Ngoài ra, một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày đại lễ này là tổ chức hoạt động “bông hồng cài áo”, nhắc nhở con cháu trân trọng hiếu thảo với đấng sinh thành. Mỗi màu hoa được cìa lên áo tượng trưng cho việc cha mẹ còn sống hay đã khuất, hướng con cháu nhớ về cội nguồn và biết ơn bằng cách thể hiện nhiều hành động cao đẹp.

Trong đêm Vu Lan, các Phật tử ở Việt Nam và nhiều người dân cũng tổ chức thả hoa đăng để soi sáng cho các linh hồn biết tìm đường về thế giới bên kia.

Obon – Lễ Vu Lan của người Nhật

Obon là ngày hội được mong đợi nhất vào dịp mùa Thu của người Nhật, mang ý nghĩa chào đón sự ghé thăm của linh hồn tổ tiên đã khuất cũng là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình có dịp sum họp, thể hiện tình yêu thương của mình với nhau.

Nghi thức thả đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là ‘Togo Nagashi’ của người Nhật. (Ảnh: Twitter)

Ngày lễ Obon sẽ có lễ dâng lửa linh thiêng và thưởng thức điệu múa Odori. Điệu múa này hiện nay được phát triển thành nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với nhạc nền từng vùng miền, nhưng có chung truyền thống là các vũ công nhảy múa quanh một giàn gỗ gọi là Yakura.

Trong khi đó, lễ dâng lửa gồm 5 đám lửa lớn theo 5 chữ, đốt lần lượt ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto. Mỗi chữ sẽ phát sáng chừng 30 phút, tạo nên khung cảnh linh thiêng và ấm áp. Người Nhật tin rằng, nhờ ánh sáng này sẽ dẫn đường chỉ lối cho các linh hồn quay về trời an lạc.

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật sẽ thả hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi, thay lời chạo tạm biệt các linh hồn tổ tiên để họ trở về thế giới riêng, sau chuyến thăm con cháu.

Lễ thả hoa đăng của Đài Loan

Truyền thống lâu đời đó là thả hoa đăng để soi sáng những linh hồn người đã khuất của người Đài Loan.

Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, người Đài Loan luôn giữ truyền thống lâu đời đó là thả đèn hoa đăng để soi sáng linh hồn những người đã khuất. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn trôi càng xa, gia chủ càng gặp nhiều tài lộc.

Ngoài ra, họ còn tổ chức những đám rước ma quỷ với quy mô lớn ở nhiều thành phố. Đám rước có các cỗ xe chở hình nộm và múa lân. Mỗi gia đình còn chuẩn bị mâm cúng cho các cô hồn tại miếu thờ. Mâm cúng gồm hoa quả, thịt, hoa tươi, và nhiều loại thực phẩm khác. Họ cũng mời các nhà sư tới cầu nguyện để gia đình được yên lành quanh năm.

Lễ Vu Lan tại Trung Quốc 

Ngày lễ Vu Lan ở Trung Quốc thường được tổ chức từ ngày 15/7 đến 30/7 âm lịch. Trong ngày này, người ta sẽ đi viếng phần mộ người thân đã quá cố, sửa sang quét dọn lăng mộ, cúng thực phẩm và giấy tiền, đốt vàng mã.

Tại các đền chùa, chư Tăng thường tổ chức các buổi cầu nguyện cho người quá cố. Các khóa lễ đặc biệt tổ chức trong chùa suốt mùa Vu Lan. Cũng trong dịp này, người ta thường hướng tới điều thiện đề hồi hướng công đức cho cha mẹ và người thân của mình.

Tại Thượng Hải, người dân còn có tục thả đèn lồng hoa sen. Phía cuối đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy mang màu xanh đỏ. Trong khi đó, ở Phúc Kiến, trong ngày này, những người con gái đã thành gia thất cho dù ở đâu cũng mang quà về tặng cho cha mẹ. Món quà thường đặt trong hòm, gồm quần áo, mũ. Đó là truyền thống lâu đời được người dân lưu truyền.

Lễ hội tháng 7 – Malaysia

Tại Malaysia, đại lễ Vu Lan còn gọi là ngày tổ tiên hay lễ hội tháng 7. Ngoài những việc thể hiện tinh thần hiếu đạo như thăm viếng mộ người thân, tảo mộ, dâng cúng vật phẩm, người Malaysia còn tổ chức hiều hoạt động văn hóa, tôn giáo mang màu sắc riêng.

Theo phong tục của Malaysia, trong ngày lễ Vu Lan, người dân đều dừng các công việc đồng áng để lên chùa tham gia vào nghi thức siêu độ vong linh, cầu nguyện cho những người thân đã mất sớm siêu thoát tới miền cực lạc.

Bên cạnh đó, vào ngày Vu Lan, Phật tử người Malaysia còn tổ chức các hội diễn văn nghệ quần chúng tại các khu dân cư, có sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ, vũ công, người diễn kịch,… Tất cả chi phí cho việc tổ chức văn nghệ và các hoạt động của lễ hội trong ngày lễ Vu Lan đều do quần chúng Phật tử tự nguyện đóng góp.

Theo Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x