Phong cách giảng dạy trái ngược ở 2 nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới

02/04/15, 08:32 Đọc & Suy ngẫm

Trong khi hệ thống giáo dục của Hàn Quốc rất nặng nề trong việc học hành, thi cử thì hệ thống giáo dục của Phần Lan lại xem những việc đó ‘chẳng ra gì’. Mặc dù trái ngược nhau như vậy nhưng đây lại là 2 nước có hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới.

Cách đây 50 năm, cả Hàn Quốc và Phần Lan đều có hệ thống giáo dục rất tệ. Phần Lan nguy cơ tụt hậu kinh tế nhất châu Âu còn Hàn Quốc lại đang bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Nhưng trong nửa thế kỷ qua, cả Hàn Quốc và Phần Lan đã chuyển đổi hệ thống các trường học, và giờ cả hai quốc gia đều được quốc tế khen ngợi vì các kết quả xuất sắc trong giáo dục.

Các quốc gia khác có thể học được gì từ hai mô hình giáo dục thành công nhưng lại trái ngược nhau hoàn toàn này? Sau đây là những phân tích cho thấy Hàn Quốc và Phần Lan đã làm đúng đắn như thế nào.

Mô hình của Hàn Quốc: “Cần cù bù thông minh”

Từ hàng ngàn năm nay, ở một số xã hội châu Á, cách duy nhất để có được một cuộc sống đầy đủ, no ấm hơn là vượt qua các kỳ thi. Các kỳ thi yêu cầu một lượng kiến thức lớn và việc vượt qua những kỳ thi này là một công việc cực kỳ gian nan. Ngày nay, nhiều quốc gia vẫn áp dụng cách làm này, các thành tích học tập đạt được qua thi cử được đánh giá rất cao.

Trong số các quốc gia này, Hàn Quốc là nước thành công nhất. Người Hàn Quốc đạt kỳ tích đáng kể: 100% người dân biết chữ, luôn đi đầu trong các kỳ kiểm tra quốc tế, trong đó có cả những bài kiểm tra yêu cầu tư duy và phân tích sâu.

Nhưng thành công này cũng có cái giá của nó: Các sinh viên phải chịu áp lực rất lớn. Trẻ em phải học quanh năm, vừa học ở trường vừa học ở nhà với gia sư. Ngoài ra văn hóa coi trọng sự tuân thủ, nghe lời và trật tự ở đất nước này cũng là một nguyên nhân dẫn đến phong cách giáo dục nói trên.

Các bà mẹ Hàn Quốc đang cầu nguyện cho con thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học hàng năm.

Người Hàn Quốc đều tin rằng trẻ phải vượt qua giai đoạn thực sự khó khăn này mới có tương lai tươi sáng. Đó là vấn đề về sự hy sinh ngắn hạn để có hạnh phúc lâu dài“, Andreas Schleicher, Giám đốc Giáo dục và Kỹ năng của PISA nói.

Các phụ huynh ở Mỹ rất không thích điều này. Nhưng ở Hàn, mục đích của họ là giáo viên dẫn dắt lớp học như một cộng đồng. Tại các trường học ở Mỹ, điều giáo viên cần tập trung là phát triển mối quan hệ cá nhân với học sinh, và xây dựng các mối quan hệ ngang hàng giữa giáo viên-sinh viên.

Mô hình của Phần Lan: Muốn thành công phải học ngoại ngữ

Trái lại, ở Phần Lan, trường học là trung tâm của cộng đồng. Trường học không chỉ cung cấp các kiến thức giáo dục, mà cả các kiến thức xã hội. Văn hóa Phần Lan đánh giá cao những động lực nội tại trong mỗi người và việc theo đuổi sở thích cá nhân. Trẻ em Phần Lan có một ngày học tập tương đối ngắn, nhưng lại rất phong phú các hoạt động ngoại khóa do chính nhà trường tổ chức.

Các em học sinh Phần Lan đang cùng nhau biểu diễn một bài hát.

Thậm chí có tới 1/3 các môn học ở trường trung học là do học sinh tự chọn và các em có thể tự lựa chọn kỳ thi vào đại học. Đó là một nền văn hóa ít stress, ít áp lực và đánh giá cao nhiều trải nghiệm học tập khác nhau. Nhưng nền giáo dục của Phần Lan cũng không kém phần nghiêm khắc, chặt chẽ và bị thúc đẩy bởi áp lực Phần Lan nằm giữa các cường quốc châu Âu.

Chìa khóa cho vấn đề này chính là giáo dục“, Pasi Sahlberg, nhà giáo dục của Phần Lan nói.

Áp lực này khiến mọi người dân nghiêm túc hơn với việc học tập. Phần Lan là một đất nước song ngữ, và mọi học sinh đều phải học cả tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển. Mỗi một người Phần Lan muốn thành công phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ nữa, thường là tiếng Anh, nhưng cũng có thể là tiếng Đức, Pháp, Nga…. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng hiểu rằng không còn ai nói tiếng Phần Lan nữa, và nếu chúng muốn làm được gì đó trong đời, thì chúng phải học các ngôn ngữ khác“, Pasi Sahlberg chia sẻ.

Theo VRV

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

x