Phát hiện xác sinh vật giống khủng long vẫn còn xương thịt ở Ấn Độ
Một khám phá đáng kinh ngạc đã được tiết lộ gần đây khi các chuyên gia tin rằng họ đã phát hiện xác một con khủng long được bảo quản tốt đến mức vẫn còn xương thịt.
Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện thi thể một sinh vật bí ẩn, có hình dáng giống một loài khủng long, với xác thịt vẫn còn dính vào xương.
Theo trang Inquisitr, một thợ điện đang quét dọn trong một ga tàu điện ngầm bị bỏ hoang 35 năm ở thành phố Jaspur, Uttarakhand, Ấn Độ, thì vô tình phát hiện thi thể của sinh vật giống khủng long này.
Tuy nhiên, chẳng phải khủng long đã tuyệt chủng trong ít nhất 65 triệu năm trước rồi sao?
Vâng, theo những phát hiện sơ bộ thì có lẽ chúng ta đã sai. “Sinh vật được tìm thấy ở Jaspur giống với một con khủng long chân thú (theropod), phân bộ khủng long có đặc trưng xương rỗng và chân ba ngón”, Aaryan Kumar, một sinh viên nghiên cứu cổ sinh vật học tại Đại học Delhi, giải thích.
Parag Madhukar Dhakate, một nhà bảo tồn thuộc Cục Kiểm lâm Ấn Độ cho biết: “Các loài khủng long không thuộc họ chim đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm, nhưng nó giống với khủng long chân thú, một phân loài khủng long gồm các động vật ăn thịt hai chân”.
Khủng long chân thú là tổ tiên của động vật ăn thịt. Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời kỳ Camia, cuối kỷ Trias cách đây 231,4 triệu năm.
“Điều khó hiểu ở đây là một bộ xương khủng long không thể ở trạng thái được bảo tồn tốt sau hàng triệu năm mà không bị hóa thạch. Cách duy nhất là nó phải được bảo quản bằng hóa chất trong một viện bảo tàng. Nhưng nếu là vậy, làm thế nào bộ xương lại được tìm thấy ở đó?”, Aaryan Kumar, nghiên cứu sinh khoa cổ sinh học tại Đại học Delhi tự hỏi.
Trong số những suy đoán, một số người gợi ý rằng sinh vật này có thể là bào thai của một con vật biến đổi gen, chẳng hạn như dê.
Hiện tại, mẫu vật đã được gửi tới TS. Bahadur Kotlia, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Kumaun, để phân tích. Tại đây, ông sẽ tiến hành định vị tuổi sinh vật bằng phương pháp cacbon phóng xạ để biết nó được sinh ra vào thời kỳ nào.
Nhiều tác giả cho rằng không phải tất cả các loài khủng long đều đã bị tuyệt chủng, hơn nữa còn có bằng chứng về việc con người và khủng long từng cùng tồn tại trên Trái Đất.
Một trong những bằng chứng tốt nhất về chuyện này được tìm thấy trên một ngôi đền cổ ở Campuchia.
Nếu nhìn vào hình chạm khắc được tìm thấy ở đền Ta Prohm của Campuchia, chúng ta sẽ nhận thấy hình ảnh một con khủng long bạo chúa hoặc ít nhất là một loài động vật nào đó trông rất giống với nó.
Điều đáng nói là ngôi đền này được xây dựng vào thế kỷ 12 tính đến nay là khoảng 800 tuổi, trong khi các nhà khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu khai quật hóa thạch khủng long trong vài trăm năm gần đây. Làm sao những nghệ nhân cách đây 800 năm lại biết được hình dạng của khủng long? Điều này khiến nhiều học giả và nhà nghiên cứu cho rằng khủng long và nhân loại đã tồn tại cùng thời không lâu trước đây.
Hồng Liên