Phát hiện hành tinh ‘vô gia cư’ trôi nổi trong không gian
Lần đầu tiên trong lịch sử thiên văn, các nhà khoa học phát hiện ra một hành tinh vô gia cư, trôi nổi trong không gian mà không quay quanh bất kể hành tinh hay ngôi sao nào.
Các chuyên gia thiên văn học tin rằng, sự tồn tại của những hành tinh vô gia cư trong không gian là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, phải mất tới hơn một thập kỷ quan sát bầu trời đêm, người ta mới chứng minh được sự tồn tại của một ngôi sao như vậy. Sự khó khăn của hành trình săn lùng đó được ví với việc mò kim đáy bể.
Theo đó, hành tinh vô gia cư vừa được phát hiện không nằm gần bất kể ngôi sao hay hành tinh nào. Khoảng cách từ nó tới ngôi sao gần nhất tương đương 100 năm ánh sáng, không tồn tại lực hút từ ngôi sao tác động lên hành tinh vô gia cư. Song song với đó là sự trôi nổi khắp không gian của hành tinh vừa được phát hiện. Khám phá lịch sử trên được các chuyên gia tại Đại học Montreal (UdeM) và các đồng nghiệp tại châu Âu tìm ra nhờ những dữ liệu được cung cấp bởi kính thiên văn Canada-France-Hawaii và hệ thống kính viễn vọng siêu lớn European Southern. Dù nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhưng vẫn phải mất hơn một thập kỷ để các chuyên gia phát hiện ra hành tinh vô gia cư trên. Itienne Artigau, nhà vật lý thiên văn tại UdeM cho biết: “Mặc dù tồn tại lý thuyết về những hành tinh vô gia cư nhưng đây là lần đầu tiên loài người phát hiện và có cơ hội nghiên cứu một hành tinh như vậy. Theo suy đoán, hành tinh vô gia cư là những hành tinh trẻ và rất lạnh, di chuyển qua những khu vực tối tăm nhất của vũ trụ”. Tuy nhiên, dựa vào những thông số ban đầu, hành tinh vừa được phát hiện khoảng 50 – 120 triệu năm tuổi. Nhiệt độ bề mặt của nó tương đương 400 độ C và nặng gấp 4 – 7 lần so với sao Mộc. Đặc biệt, hành tinh CFBDSIR2149 chỉ là một trong những ngôi sao rất trẻ được biết đến với tên gọi Nhóm Di chuyển Doradus AB. Thiếu vắng sự hiện diện của ngôi sao chiếu sáng cho phép các nhà khoa học nghiên cứu chi tiết bầu khí quyển của hành tinh vừa được phát hiện. Từ đó, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ tìm ra được câu trả lời cho việc “vô gia cư” của hành tinh CFBDSIR2149.
Trong khi đó, có những ý kiến cho rằng, CFBDSIR2149 là một sao lùn tương tự với mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, hành tinh vừa được phát hiện có thể là sao lùn nâu, vì chưa bao giờ xảy ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi của CFBDSIR2149, khiến nó không thể phát sáng và tỏa nhiệt (mặt trời của chúng ta là một loại sao lùn đỏ). Hồng Duy Theo Infonet |
Theo Zing