Phát hiện dụng cụ đá có thể thay đổi những hiểu biết về tiến hóa loài người
Những công cụ bằng đá có niên đại thuộc khoảng 3.3 triệu năm trước được tìm thấy, khiến các nhà khoa học tin rằng đây là một “sự khởi đầu mới cho kho tàng tri thức khảo cổ học“. Các nhà khoa học tin rằng nền văn minh này cách 700.000 năm trước cột mốc từng được xác định.
Các dụng cụ đá này cho thấy quá trình tiến hóa của loài người được bắt đầu sớm hơn so với những gì được biết trước đó, và khoảng thời gian này cũng tương đương với thời điểm xuất hiện chủng người đầu tiên.
Các nhà khoa học đã phát hiện những thứ này tại vùng đất sa mạc cằn cỗi gần hồ Turkana ở Tây Bắc Kenya. Chúng xuất hiện trước cả các hóa thạch sớm nhất của con người khoảng 500.000 năm và là những hiện vật cổ nhất của loại hình công cụ đá được phát hiện.
Nhóm Stony Brook tìm thấy công cụ bằng đá sớm nhất:
Phát hiện này là bằng chứng đầu tiên cho thấy một nhóm người nguyên thủy đã sở hữu năng lực tư duy đủ để tạo ra công cụ sắc nhọn. Các tác giả của bài báo được đăng trên tạp chí Khoa học Tự nhiên nói: Những công cụ đã đánh dấu “một khởi đầu mới trong kho tàng tri thức khảo cổ học“.
“Toàn bộ di tích khảo cổ thật ngạc nhiên; nó đã viết lại sách về những thứ mà chúng ta nghĩ là đúng“, nhà địa chất học Chris Lepre của Đại học Rutgers và Viện Quan sát Trái Đất Lamont-Doherty, đồng tác giả của bài báo xác định niên đại của hiện vật nói.
Các hiện vật bằng đá “đã làm sáng tỏ một giai đoạn bất ngờ và chưa biết trước đây về hành vi của con người và nó có thể cho chúng thấy rất nhiều về sự phát triển nhận thức của tổ tiên, điều mà chúng ta không thể hiểu được chỉ từ hóa thạch riêng rẽ“, tác giả chính Sonia Harmand, một nhà khảo cổ học tại Đại học Stony Brook tại New York.
“Ý tưởng ở đây là dòng dõi của chúng ta đã có những bước nhảy vọt về nhận thức khi đập những tảng đá lại với nhau để tạo nên những cạnh sắc, và đây là nền tảng cho sự thành công trong quá trình tiến hóa loài người. Phát hiện này thách thức ý tưởng rằng những đặc điểm chính làm nên con người chúng ta, chẳng hạn như các công cụ bằng đá, ăn nhiều thịt hơn, có thể sử dụng ngôn ngữ, tất cả đều tiến hóa một cách đứt quãng“, Jason Lewis cho biết, một đồng tác giả từ Đại học Stony Brook ở New York.
Câu hỏi điều gì, hay người nào, có thể làm ra những công cụ này vẫn còn là một bí ẩn, nhưng những hóa thạch cùng thời kỳ được tìm thấy tại di tích khảo cổ này đã cung cấp một số manh mối. Hộp sọ của một loài vượn người 3.3 triệu năm tuổi là Kenyanthropus platyops, đã được tìm thấy vào năm 1999, cách di tích khảo cổ khoảng 1 km, cùng một mảnh xương sọ và răng cùng loài, cách đó chỉ vài trăm mét, tờ Guardian cho biết.
Các công cụ này hầu như không thể phân biệt với các loại đá thông thường. Tuy nhiên, Harmand, người đã phát hiện ra cho biết: “Tôi có thể ngay lập tức nhìn thấy những vết sẹo và các tính năng đặc trưng của một tảng đá được đập để làm sắc cạnh“.
“Đây là một phát hiện quan trọng và đáng được nghiên cứu“, nhà cổ nhân loại học Bernard Wood, giáo sư về nguồn gốc loài người tại Đại học George Washington, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết trong một tuyên bố.
Tôi đã thấy một số hiện vật trên thực tế, và tôi tin chắc rằng chúng đã được cố ý tạo thành hình dáng này.
“Quan điểm truyền thống trong nhiều thập kỷ qua là những công cụ bằng đá đầu tiên được những đầu tiên thuộc Chi Người làm ra“, Harmand nói với tờ Khoa học cuộc sống. “Ý tưởng ở đây là dòng dõi của chúng ta đã có những bước nhảy vọt về nhận thức khi đập những tảng đá lại với nhau, chúng tạo nên những cạnh sắc. Và đây là nền tảng cho sự thành công trong quá trình tiến hóa của chúng ta“.
“Chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy các công cụ bằng đá lâu đời hơn 2.6 triệu năm, vì các nhà cổ nhân loại học đã nói rằng trong thập kỷ qua chúng nên xuất hiện ở đâu đó“, Harmand nói. “Nhưng chúng tôi rất ngạc nhiên khi các công cụ chúng tôi tìm thấy có tuổi thọ lớn hơn cả thời đồ đá Oldowan, trên 3,3 triệu năm tuổi.“
“Đôi khi những khám phá tốt nhất là những thứ đưa ra nhiều câu hỏi hơn là cung cấp câu trả lời“, đồng tác giả Jason Lewis, một nhà cổ nhân loại học tại Đại học Stony Brook và Đại học Rutgers ở New Jersey, nói với tờ Khoa học Đời sống. “Trong bất kỳ trường hợp nào, những câu chuyện cũng không kém phần mới và thú vị. Chúng ta cảm thấy thoải mái vì không có tất cả các câu trả lời ngay bây giờ“.
Di tích khảo cổ này vẫn đang được khai quật, và sẽ rất thú vị để xem những gì họ sẽ tìm thấy tiếp theo.
Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins