“Pháp sư” nặn hình nhân thế mạng ở Lý Sơn

20/03/15, 08:40 Tin Tổng Hợp

TP – Với người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn trên biển mất xác, họ lại tìm đến pháp sư nhờ nặn một hình nhân thế mạng. Họ tin, làm như vậy, linh hồn người chết sẽ không phải lang thang, phiêu bạt mà tìm được đường về đoàn tụ với gia đình, tổ tiên.

Pháp sư Võ Văn Nhành

Giai thoại “Mộ gió”

Là thế hệ thứ 9 của dòng họ Võ, làm nghề nặn hình nhân bằng đất sét để an táng cho những ngư dân gặp nạn mà không tìm được xác, ông Võ Văn Nhành (SN 1969, thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) chia sẻ: “Trước đây, trên đảo cũng có mấy người nặn hình nhân nhưng giờ họ đã già yếu, không còn đủ sức đảm nhận công việc này nữa. Chẳng mấy ai chọn cái nghề “kén” người lại rất kỳ công, tỉ mỉ như nghề này, nhưng nó như cái nghiệp đã gắn vào mình rồi. Tôi không thể làm ngơ trước linh hồn những người xấu số”.

Có lẽ không nơi nào có nhiều mộ gió (mộ không có xác) như đảo Lý Sơn. Quanh đảo, đâu đâu cũng thấy những ngôi mộ thấp lè tè nằm rải rác, ẩn mình trong những ruộng tỏi, hành bạt ngàn. Tục đắp mộ gió của người dân trên đảo có cách đây hơn 200 năm, dưới thời Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn.

Theo lời ông Nhành, vào đầu thế kỷ XVII, hằng năm, Chúa Nguyễn lệnh cho mỗi tộc họ trên đảo (13 tộc) tuyển chọn 70 dân đinh khỏe mạnh, cường tráng, giỏi tài thao lược thành lập đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải để ra khơi làm nhiệm vụ cắm mốc, đo đạc thủy trình, tìm kiếm sản vật và dựng bia chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa – Trường Sa.

Hành trang họ mang theo là 6 tháng lương thực, 1 đôi chiếu, 7 nẹp tre, 7 sợi mây buộc dài và 1 thẻ bài ghi rõ danh tính, bản quán, phiên hiệu. Những chuyến hải trình gian nan bằng phương tiện ghe bầu thô sơ khiến nhiều lính Hoàng Sa chưa đến đảo đã mất mạng vì vô vàn những rủi ro khi lênh đênh trên biển.

Người đến được thì chết vì đói, khát và rắn độc. Cứ thế, biết bao người con của Lý Sơn ra đi nhưng mấy ai trở về. Tương truyền Chúa Nguyễn thường xuyên nằm mộng thấy những người lính năm xưa về nói: Họ chết mất xác, không biết đường về.

Giấc mơ đó cứ lặp đi lặp lại nhiều đêm khiến Chúa trăn trở. Một hôm ông gọi pháp sư đến hỏi. Sau khi nghe chuyện, Chúa triệu tập các thầy cúng trong triều tìm cách đưa những vong hồn chết trên biển về. Qua nhiều lần bàn bạc, họ nghĩ ra cách làm giả hình nhân người chết để gọi hồn.

Lúc đầu, hình nhân được đẽo bằng đá, gỗ và nhiều vật liệu khác, nhưng khi cúng các vong linh đều không chịu, đến khi dùng đất sét mới được. Tượng nặn xong thì cúng gọi hồn, làm lễ nhập cốt rồi mang đi chôn như người chết bình thường. Cũng từ đó, Chúa Nguyễn không còn gặp những cơn ác mộng nữa.

Nghề gia truyền của dòng họ Võ

Là người duy nhất trên đảo làm mộ gió, với 30 năm kinh nghiệm, ông Nhành cho biết: “Để hoàn thành một ngôi mộ gió phải trải qua nhiều công đoạn và nghi lễ như: Cúng lên cốt (thực hiện trước khi lấy đất sét về); mời Bà mụ về chứng giám (trước khi bỏ đất cùng với bông gòn để giã nhuyễn); nặn xong cúng khai khoang nhập cốt (gọi hồn nhập vào hình nhân). Thầy pháp phải là người thông thạo nhân tướng học, rành rẽ 3 tiêu chí về sắc (khuôn mặt), oai (phong cách) và tướng (tướng mạo) mới có được lòng tin của ngư dân.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa

Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Gia phả của họ Phạm ở Lý Sơn ghi lại rằng, gần 200 năm trước, cai đội Phạm Quang Ảnh cùng 70 suất lính với năm chiến thuyền đi làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển, đo đạc thủy trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý cung tiến triều đình.

Rồi một lần cai đội Phạm Quang Ảnh cùng hải đội gặp bão biển và không trở về nữa. Vua Gia Long thân chinh ra tận Lý Sơn làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Trong đoàn tùy tùng, có một thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời bấy giờ, thầy sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét về nhào cho nhuyễn, rồi tự tay nặn thành 25 hình người đã chết…

Nặn xong, thầy lập đàn cúng chiêu hồn gọi vong linh các tử sĩ nhập vào tượng đất, rồi đem an táng. Chính niềm tin hình nhân thế mạng giúp linh hồn người chết nhập xác trở về nên tục đắp mộ gió cũng bắt đầu từ đó.

Hình nhân mà pháp sư Nhành nặn cho ngư dân, khách đi biển mất xác ngày nay được làm bằng đất sét lấy tại núi Giếng Tiền, trộn với bông gòn cho vào cối giã đến khi đặc quánh mới thôi. “Giếng Tiền trước kia là miệng của núi lửa, được coi như đất thiêng.

Đất sét ở đây rất đặc, dẻo, nóng và khô cằn đến nỗi không có bất kì một loài cây, cỏ nào mọc được”, ông Nhành lý giải về việc lấy đất. Bông gòn có tác dụng làm chất kết dính để hình nhân không bị nứt ra. Khi nặn, pháp sư phải nặn bằng hết, tuyệt đối không được để sót vì số đất này tượng trưng cho da thịt người đã chết.

Xương cốt được làm bằng thân cây dâu tằm nhưng phải là “dâu cô đơn”, không đẻ nhánh thì mới linh nghiệm (quan niệm của người dân đảo, cây dâu, con tằm là biểu tượng của cuộc sống thiên biến vạn hóa, sự xoay vần của đất trời. Con tằm ăn dâu nhả ra tơ, đan thành kén, đẻ ra nhộng, sinh ra bướm mới hóa con tằm). Để nặn phổi, tim cho hình nhân phải lấy đất ở ngã 3 đường, nhưng muốn lấy phải cột một con gà trống (đã được làm phép) tại đó.

Gà mổ đất chỗ nào sẽ lấy đất ở đó mang về trộn với trứng gà so rồi làm. Gan thì dùng than đốt từ cây sầu đông (xoan). Chỉ tơ làm ruột và gân. Sau khi nặn xong “lục phủ ngũ tạng”, thì dùng tăm cây dâu vẽ mắt, mũi, miệng, tóc, mặc quần áo cho hình nhân (cắt từ giấy vàng) rồi mới cúng gọi hồn tại mép biển theo hướng con thuyền cũ đã từng ra khơi. Cúng xong, người ta tin rằng linh hồn người chết đã trở về nhập vào hình nhân để an nghỉ, phù hộ cho những người thân còn sống. Quan tài được đặt xuống huyệt lấp đất, đắp mồ.

Việc nặn hình nhân được thực hiện trong một ngày và chỉ duy nhất một mình pháp sư làm, tuyệt đối không ai khác được đến gần xem. Thông thường, hình nhân dài khoảng 1m, nặng trên 30 kg. “Dù là nghề gia truyền nhưng tôi chỉ mong thất nghiệp bởi có lần, sau mùa bão làm cả chục hình nhân, thấy xót xa lắm! May sao những ngôi mộ gió giúp vơi bớt nỗi đau thương, mất mát của người ở lại nên tôi cũng an ủi phần nào khi gắn bó với nghề”, ông Nhành chia sẻ.

Mộ gió – niềm tin của dân đảo

Ngôi mộ gió của cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh

Theo quan niệm của người dân xứ đảo, những người chết ngoài biển không tìm thấy xác thì hồn bay phách lạc, không về đoàn tụ với gia đình được. Những ngôi mộ gió được người thân hương khói đều đặn, ngày giỗ, lễ thanh minh cũng cúng bái, tảo mộ như những ngôi mộ khác. Đến nay, tục đắp mộ gió vẫn được coi trọng và rất linh thiêng với ngư dân.

Anh Trần Tài (máy trưởng tàu QNG 66570, thôn Đông, xã An Vĩnh) kể: Là người sống nhờ vào biển, tôi tin vào hình nhân thế mạng. Và những câu chuyện như Liêu trai được anh kể lại: Cạnh nhà tôi là khu mộ gió của dòng họ Ma (dân trên đảo gọi là Mươi) xây từ lâu. Vừa rồi, người nhà họ Mươi liên tục bị đau bụng, đi khám nhưng không ra bệnh. Đến khi nhờ pháp sư Nhành về cúng thì mới hay hình nhân trong mộ bị nứt ở phần bụng.

Khi vết nứt được trám lại, cơn đau của người sống cũng hết”. Hay chuyện của gia đình anh Phạm Tính (thôn Đông, xã An Vĩnh), anh Tính cho biết: Ngày xưa, ông nội tôi đi biển không may bị cá nhám đớp mất một chân. Sau ngày ông mất, con cháu trong nhà hay bị nhức chân và mơ thấy ông. Băn khoăn, tôi mời pháp sư về xem phần mộ mới biết, vì thiếu chân nên ông về báo mộng. Sau khi nặn chân bằng đất sét, an táng cho ông thì con cháu trong nhà không còn đau nữa.

Ông Trần Bút, Chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết: Hằng năm vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các tộc họ trên đảo lại tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân những hùng binh đã hy sinh khi theo lệnh triều đình ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa làm nhiệm vụ. Tục đắp mộ gió có từ thời Chúa Nguyễn và được duy trì cho đến ngày nay với niềm tin cao.

Ông Phạm Văn Tính, Chủ tịch mặt trận xã An Vĩnh, xác nhận: Mộ gió rất linh thiêng và quan trọng với người dân Lý Sơn. Ngày nay, những người đi biển gặp nạn mà không tìm được xác đều được người thân làm mộ gió để thờ cúng. Trên đảo hiện chỉ có pháp sư Nhành là người nặn được hình nhân thế mạng.

Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa

Ngôi mộ gió của cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh

Theo Tiền Phong

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x