Phân tích: Vì sao ‘kinh tế vỉa hè’ của Trung Quốc không thể tiến xa?

11/06/20, 16:09 Trung Quốc

Để giải quyết áp lực thất nghiệp, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ra sức thúc đẩy “kinh tế vỉa hè”, nhưng ngay sau đó, Bắc Kinh và các nơi khác đã kêu gọi ngừng bán hàng trên vỉa hè. Tại sao nền “kinh tế vỉa hè” không thể tiến xa? Mà kinh tế vỉa hè có thực sự giải quyết được vấn đề việc làm?

‘Kinh tế vỉa hè’ của Trung Quốc có thể tiến xa? Liệu Lý Khắc Cường có thể thúc đẩy sự hồi sinh của thị trường sau 15 năm? (Ảnh: The Epochtimes)

Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm cho nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thất nặng nề, dẫn đến thất nghiệp nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát ở đô thị gần đây cho thấy đã vượt quá 6%, nhưng trên thực tế còn có những người ở đô thị và một lượng lớn người thất nghiệp ở nông thôn chưa đăng ký. Chính quyền hy vọng sẽ khuyến khích sự phát triển của “kinh tế vỉa hè” để tăng việc làm. Có giai đoạn, chính quyền địa phương các nơi đã tạo nên một cơn sốt “bán hàng trên vỉa hè”.

Nhưng sôi động được mấy ngày thì có tin cho rằng, bởi vì các quan chức cấp cao thấy rằng thuật ngữ “kinh tế vỉa hè” làm xấu mặt của chính phủ, nên vào ngày 4/6 bắt đầu nghiêm cấm các phương tiện truyền thông sử dụng và chia sẻ từ “kinh tế vỉa hè”

Ngoài ra, vào ngày 6/6, tờ “Nhật báo Bắc Kinh”, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã đưa tin rằng, “kinh tế vỉa hè” không có lợi cho việc thiết lập “hình ảnh thủ đô và hình ảnh quốc gia”. Có một video trực tuyến cho thấy, ban quản lý trật tự đô thị Bắc Kinh đã bắt đầu chèn ép sạp bán hàng vỉa hè của người dân thành phố. Chợ đêm ở Đại Liên hiện đang đóng cửa do cái gọi là ùn tắc giao thông và “một đống hỗn loạn” làm mất vệ sinh.

Tạ Điền, ​​giáo sư tại Học viện Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina nói với Epoch Times rằng, các ý kiến ​​nội bộ của ĐCSTQ chưa bao giờ được nhất trí. Một mặt nó có xu hướng bảo vệ Đảng, bao gồm Tập Cận Bình và Ban Tuyên giáo Trung ương, vì thể diện, hình tượng và thành tích của chính phủ hoặc muốn tô vẽ phong cảnh thái bình; mặt khác là chủ nghĩa thực dụng, bao gồm Lý Khắc Cường v.v. chủ trương nắm bắt ngành công nghiệp và kinh tế.

“Lý Khắc Cường đã nói về 600 triệu người với thu nhập hàng tháng là 1.000 nhân dân tệ. Bây giờ hàng trăm triệu người đang ở trong tình trạng nghèo khổ, không chỉ cho thấy rằng việc tăng gấp đôi thu nhập vào năm 2020 là không thể đạt được, điều này rõ ràng là tát thẳng vào mặt ĐCSTQ, dẫn đến tăng cao mâu thuẫn trong nội bộ ĐCSTQ, hiện tại lập trường và quan điểm của thượng tầng ĐCSTQ bị chia rẽ và công khai hóa, đó cũng là cuộc đấu tranh công khai hóa của ĐCSTQ khi nó sắp chết”, ông nói.

Ngoài ra, “Phe thực dụng cho rằng suy thoái kinh tế thực sự rất khó để duy trì và không thể không buông ra để người dân tự kiếm sống, bày bán trên vỉa hè có thể có chút thu nhập, cũng không đến nỗi là không sống nổi, để dân chúng tự mưu sinh mà không cần trợ cấp của chính phủ. Vậy mà cánh tả của ĐCSTQ lại không buông tha, nói rằng nó bất lợi cho ‘mỹ quan’ thành phố, phá hủy hình ảnh của ĐCSTQ và tiết lộ nội tình của Trung Quốc, vì vậy mà bắt đầu kêu gọi ngừng bán hàng trên vỉa hè”, Tạ Điền nói.

Video: Ngày 5/6, Bắc Kinh nghiêm khắc xử lý những người “kinh doanh lấn chiếm lòng đường”

Trước khi cơn sốt hàng rong chấm dứt, nhà kinh tế học người Trung Quốc Hà Quân Tiều cho rằng, nền kinh tế vỉa hè không thể nào đi xa được.

Hà Quân Tiều cho rằng: “Từ góc độ phát triển kinh tế quốc dân, nếu một quốc gia chỉ có thể dựa vào nền kinh tế vỉa hè để có được sức sống thì đất nước này sẽ kết thúc. Đất nước nào có ngành công nghiệp trụ cột là kinh tế vỉa hè? Điều đó chẳng phải quay về xã hội nguyên thủy sao? Phía sau hiện tượng này là thất nghiệp quy mô lớn nên mới khích lệ mọi người đi bán hàng rong, sợ rằng ở nhà không có cơm ăn thì sẽ sinh loạn”.

Hà Quân Tiều nói, ĐCSTQ một mặt muốn duy trì cái gọi là kinh tế phồn vinh trong tưởng tượng, nhưng thực hiện bán hàng vỉa hè căn bản cũng không kiếm được bao nhiêu tiền, bây giờ không giống thời kỳ đầu cải cách mở cửa, khi mà hàng hóa đặc biệt khan hiếm, thiếu cái gì, bán cái đó cũng có thể kiếm tiền.

“Bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, hàng hóa dư thừa, hơn nữa đều là người nghèo đi dạo hàng vỉa hè để mua chút đồ rẻ tiền, người nghèo kiếm tiền từ người nghèo, vô cùng khó khăn, có bao nhiêu tiền để kiếm đây, chính là lăn lộn để có miếng cơm, nói phát tài đó không phải là chuyện hoang đường sao. Cho nên, (kinh tế vỉa hè) làm sao có thể lâu dài chứ ?”, ông nói.

Hà Quân Tiều cho rằng, rốt cuộc cái gọi là kinh tế vỉa hè chỉ là một biện pháp tạm thời để giải quyết vấn đề công ăn việc làm, “(quốc gia) không giải quyết được nhiều công ăn việc làm như vậy, để có miếng ăn thì phải tự mình kiếm lấy. Nhưng cũng không được tùy tiện bày bán, muốn bán phải nộp phí, có địa điểm và thời gian quy định, mỗi thành phố có phương thức quản lý khác nhau”.

Bán hàng vỉa hè có phải là lo cho cuộc sống của người dân?

Hà Quân Tiều còn nói rằng, từ khi thành lập ĐCSTQ năm 1949 đến khi cải cách mở cửa, ĐCSTQ trong quá trình khống chế dân di cư đã loại bỏ mô hình kinh tế vỉa hè. Đến cuối những năm 1970, nền kinh tế Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ sau khi trải qua hàng chục phong trào chính trị, đặc biệt là sau thảm họa của đại Cách mạng Văn hóa. 79 năm cải cách và mở cửa là vì nền kinh tế trong quá khứ đã chứng minh rằng nó không thể tiếp tục được nữa.

“Tại sao nó được gọi là cải cách và mở cửa? Nói một cách thẳng thắn, đó là sự phủ nhận hoàn toàn của hành vi kinh tế trong quá khứ. Nhân dân công xã cũng hủy bỏ và mọi người có thể bắt đầu kinh doanh trở lại. Người dân ở nông thôn cũng có thể đến thành phố để lập quầy hàng, và người dân trong thành phố cũng có thể thiết lập quầy hàng, sau đó hàng hóa bắt đầu lưu thông”.

Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, cái gọi là tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước dẫn tới một lượng lớn công chức bị sa thải, một lần nữa gây ra cao trào thất nghiệp. ĐCSTQ bắt đầu khuyến khích nền kinh tế tư nhân.

Vào thời điểm đó thường nghe tuyên truyền rằng, “một hộ gia đình thành vạn hộ gia đình”. “Lúc đó không có ‘trật tự đô thị’, nhiều người (thất nghiệp) không có việc làm, một số người đi chợ để mở cửa hàng, một số người trực tiếp bày bán trên phố, hoặc thậm chí dựng một quầy hàng ở ga tàu, trải một miếng vải rồi đặt một số thứ lên, mọi người đi đến ngồi xuống xem hàng, không có ai quản”.

Vào tháng 5/1997, đội quản lý trật tự đô thị đầu tiên được thành lập ở quận Tuyên Vũ, Bắc Kinh và sau đó ĐCSTQ đã thiết lập một hệ thống quản lý trật tự đô thị trên cả nước. Ngày 22/8/2002, hệ thống xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý đô thị ở Trung Quốc đã hoàn toàn được triển khai và các sạp hàng vỉa hè đã trở thành mục tiêu của ban quản lý đô thị.

Từ 2 bức ảnh ở trên có thể thấy sự tráo trở của ĐCSTQ, bức ảnh bên tay trái là vào năm 2012, cô Phùng Kiến Mai ở huyện Trấn Bình, tỉnh Thiểm Tây khi đang mang thai 7 tháng đã bị cưỡng ép phải phá thai. Nhưng đến thời điểm hiện tại thì những người hành ác năm đó lại khuyến khích người dân sinh nhiều con.

Bức ảnh bên tay phải là vào năm 2013, nhân viên trật tự đô thị ở Lâm Vũ, Hồ Nam đã đánh chết một người nông dân bán dưa chuột rong tên là Đặng Chính Gia. Bây giờ những người hành ác này lại kêu gọi người dân trở lại bán hàng trên vỉa hè.

Hà Quân Tiều cho rằng, logic của ĐCSTQ chính là chủ nghĩa thực dụng. Khi nó cần (hàng vỉa hè) thì chính là cách người dân kiếm sống. Khi không cần thiết thì nó trở thành bẩn thỉu và lộn xộn, nó chính là ‘cái đuôi’ của chủ nghĩa tư bản. Hết thảy mọi thứ chỉ là để phục vụ cho nhu cầu cầm quyền của nó, nhu cầu sinh tồn của nó, cho dù cái giá phải trả là bao nhiêu đi nữa, nhà cầm quyền vĩnh viễn là vị trí số một.

Hà Quân Tiều nói rằng, nhìn lại từ năm 1949 cho đến ngày hôm nay, ông đã tra tìm trong lịch sử mỗi năm, “Từ 1949, 1950, 1951 … cho đến năm 2020, mỗi năm tôi liên tục truy vấn lịch sử, tôi muốn tìm ra trong những năm nào (ĐCSTQ) đặc biệt tốt với người dân, đã thực hiện cái gọi là lòng nhân từ, (nhưng) tôi không tìm thấy dẫu chỉ một năm”.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x