Phải có thể chế cho thị trường điện cạnh tranh

01/07/15, 22:15 Tin Tổng Hợp

Vì sao phải xây dựng thể chế cho thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam? Các chuyên gia kinh tế đã trao đổi với báo chí nhân hội thảo về chủ đề này do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ươngtổ chức hôm nay, ngày 1-7, tại Hà Nội.

Tư Hoàng lược ghi

Ông Nguyễn Đình Cung. Ảnh TL

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM:

Thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý

Chúng ta đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nguyên tắc cái gì thị trường tự định giá thì để cho thị trường tự quyết định giá, những thứ gì cạnh tranh được thì thiết lập cơ chế cạnh tranh, Nhà nước chỉ quản lý ở khâu độc quyền tự nhiên.

Chúng ta đang muốn huy động thành phần kinh tế tư nhân vào sản xuất và phân phối điện thì chỉ có thông qua thể chế thị trường mới huy động được sự tham gia đầu tư của họ. Khu vực kinh tế tư nhân cần có chỗ trong sản xuất điện và thiết lập hệ thống phân phối điện tới người tiêu dùng. Ngành điện được thị trường hóa mới tạo ra nguồn cung dồi dào, có chất lượng để phát triển kinh tế, và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Thiết lập thể chế thị trường cạnh tranh là phải thay đổi cấu trúc cách thức quản lý. Có nhiều khái niệm như người vận hành thị trường, điều tiết thị trường, giám sát thị trường Việt Nam chưa có, hoặc có nhưng không độc lập. Ví dụ như cơ quan điều tiết phải độc lập, cơ quan hoạch định chính sách phải độc lập với chủ sở hữu. Như vậy, Việt Nam còn khác biệt khá xa so với quốc tế.

Các cơ quan này cần đứng độc lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng, và bảo vệ lợi ích người sản xuất. Cần tách biệt hệ thống truyển tải khỏi sản xuất, đây là hệ thống độc quyền tự nhiên nhà nước phải vận hành nó, để người sản xuất và người tiêu dùng có quyền bình đẳng như nhau và thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải. Giá cả của nó phải là giá dịch vụ công ích. Theo kinh nghiệm các nước thì nước ta còn khác khá nhiều, và con đường cải cách còn khá xa.

Vì sao càng dùng điện càng đắt? Lý do là các nước dưa thừa cung, càng sử dụng nhiều thì giá càng thấp vì chi phí sản xuất sẽ càng giảm. Còn Việt Nam thì đang thiếu hụt điện nên phải tính bậc thang tăng để người dùng tiết kiệm điện.

Ông Lê Đăng Doanh. Ảnh TL

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh:

Tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, vì sao?

Việc tính giá điện lũy tiến đang trở thành vấn đề bức xúc của dư luận, do tiêu dùng dân dụng của người dân miền Bắc tăng đột biến, và họ có hoài nghi.

Người ta xem lại giá điện, cách tính giá điện, nước thiếu điện áp dụng tính điện lũy tiến như nước ta, với mức lũy tiến phải phù hợp với tình hình kinh tế và nhu cầu thực tế từng nước.

Còn một số nước tính giá theo giờ cao điểm, có đồng hồ để đo điện theo giờ, dùng giờ cao điểm giá cao, còn giờ thấp điểm giá thấp, nên nhiều doanh nghiệp chuyển giờ làm việc vào giờ thấp điểm, như Anh, Nhật làm việc ban đêm vì lúc đó điện giá rẻ, công nhân được lương cao hơn, giá thành sản phẩm thấp hơn, cạnh tranh tốt hơn.

Vấn đề của Việt Nam, giá điện lũy tiến có phù hợp với tình hình và thu nhập người dân chưa? Tôi nghĩ, giá điện những năm 2000 thì được tính tương đối hợp lý dựa trên tỷ giá lúc đó là khoảng 11.000 đồng/đô la Mỹ, giá điện hấp dẫn với nhà đầu tư.

Sau đó lạm phát tăng, tỷ giá tăng lên giờ là 21.700 đồng/đô la Mỹ thì giá điện không còn hấp dẫn. Vấn đề là đâu phải lỗi người dân gây ra lạm phát, giờ nói rằng giá điện thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư, nên phải tăng giá điện, dồn gánh nặng lên đầu người dân.

Người ta cho rằng, giá điện chưa hợp lý, nhưng thu nhập của người dân ta có tính bằng đô la Mỹ không, có bằng nước khác không mà so sánh với điện nước họ? So sánh giá điện Việt Nam với Singapore và nói là giá mình thấp, nhưng sao không so thu nhập của người dân nước họ với thu nhập của mình? Không nên tuyệt đối hóa lập luận “cả vú lấp miệng em” bênh ngành điện, không ai muốn ngành điện sụp đổ, nhưng tại sao lại bắt người dân phải gánh chịu cho EVN?

Nên cần tính lại giá điện, điều chỉnh cách tính thang lũy tiến lớn hơn, tại sao lại là 50kwh thì là một thang, tính ra một gia đình bình quân của Việt Nam với 1 tủ lạnh, tivi, quạt thì dùng bao nhiêu, lấy đó làm cơ sở tính thang giá điện, còn sau đó Nhà nước sẽ trợ cấp.

Việc tính giá điện theo thang đang đẩy khó cho người dân, cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thép, xi măng chết dở vì nhà máy phải vận hành liên tục vì nếu dừng là chi phí để tái vận hành rất lớn. Cần đặt giá điện trong bối cảnh năm tới Việt Nam phải cạnh tranh với khu vực ASEAN. Trong khi các nước trong khu vực tính giá điện hợp lý hơn, chi phí sản xuất hợp lý sẽ cạnh tranh tốt hơn, còn Việt Nam tính giá điện không hợp lý nên những ngành như thép giờ đã không còn cạnh tranh được nữa. Đó là viễn cảnh cần nhìn thấy trước để có điều chỉnh thích hợp.

Quản lý cũng đang là vấn đề. Để Bộ Công Thương vừa là chủ sở hữu, quản lý nhà nước, lại là người giám sát rõ ràng ông đá bóng và thổi còi. Bộ Công Thương chưa bao giờ từ chối việc nâng giá điện của EVN. EVN là Bộ Công Thương và Bộ Công Thương là EVN. Vừa rồi, một lãnh đạo ở EVN được chuyển về làm thứ trưởng Công Thương, thế thì Cục Quản lý Cạnh tranh trong Bộ sẽ không còn làm được gì nữa. Cục này cần được tách khỏi Bộ Công Thương để giám sát, điều tiết điện lực. Cơ quan này cần trực thuộc Quốc hội hoặc hoạt động theo luật, tương tự một số nền kinh tế thị trường khác.

Theo Saigon Times

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x