PGS.TS Chu Cẩm Thơ: Chúng ta sai vì chúng ta thiếu…

07/04/18, 10:54 Đọc & Suy ngẫm

Thời gian qua, rất nhiều những câu chuyện xoay quanh chủ đề “giáo viên, học sinh, phụ huynh” đang gây ra những tranh luận sôi nổi trong dư luận. Dưới đây là góc nhìn từ một giảng viên đã có kinh nghiệm lâu năm đứng trên bục giảng.

PGS. TS Chu Cẩm Thơ, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Trung tâm toán tư duy Pomath. (Ảnh: Facebook Chu Cam Tho)

PGS. TS Chu Cẩm Thơ, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Trung tâm toán tư duy Pomath, đã có góc nhìn khác về những vấn nạn học đường đang xảy ra thời gian gần đây, xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

_***_

Tôi muốn tất thảy chúng ta đứng vào vai của những giáo viên mắc sai lầm.

Một cô giáo bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng. Cô ấy coi đó là biện pháp để phạt vì học sinh nói chuyện riêng, ảnh hưởng đến các bạn. Cô giáo ấy trẻ. Đây là năm học đầu tiên của cô ấy. Cô ấy học văn bằng 2, có thể cô ấy có đủ kiến thức về chuyên môn, nhưng có thể cô ấy thiếu nhiều quá.

Cô ấy thiếu kinh nghiệm xử lí tình huống sư phạm. Cô ấy thiếu kiên nhẫn với trẻ em. Cô ấy thiếu hiểu biết về những biện pháp “phạt” an toàn mà giúp trẻ nhận ra lỗi. Cô ấy thiếu những năm tháng giúp cô ấy được đào tạo bài bản, những khát khao dạy người.

Một giáo viên không nói, không giảng bài cho học sinh nghe. Cô ấy nói, vì sợ bị ghi âm (như lời dọa của một học sinh cũ). Cô ấy có thể không thiếu tuổi đời. Nhưng cô ấy thiếu sự tự tin: mình dạy cho học sinh những điều tốt vì sao phải sợ một lời đe dọa; cô ấy thiếu những giúp đỡ chân tình từ đồng nghiệp, cô ấy bị thiếu những giám sát, cảnh tỉnh kịp thời từ sếp, từ nhà trường. Cô ấy thiếu sự dũng cảm, thiếu niềm tin, thiếu cảm xúc yêu thương được nói, được giảng cho những học sinh khác.

Em Phạm Song Toàn bật khóc khi bày tỏ mong muốn cô giáo hãy giảng bài, tại diễn đàn ngành giáo dục ngày 23/3. (Ảnh: Yan)

Một giáo viên đã quỳ khi bắt phạt một học sinh quỳ. Cô ấy thiếu hiểu biết về hình phạt “quỳ”. Cô ấy thiếu sự tôn trọng học trò. Cô ấy thiếu cả sự bảo vệ bản thân, trước mình, trước người khác.

Một giáo viên bị học sinh đâm trọng thương bằng 7 nhát dao. May thay có tin thầy giáo đã qua cơn nguy kịch. Học sinh đâm thầy học lớp 12, là lớp trưởng mà thầy chủ nhiệm. Thầy giáo ấy đã thiếu hiểu biết về tâm lí học trò, về cách phê bình, cách nhận xét. Thầy ấy thiếu “cute” khi cho rằng “hình xăm” là cái gì đó cần lên án. Thầy ấy thiếu một học trò ngoan, hay thiếu một người bạn. Chàng trai tuổi 17-18 đã thực sự là bạn của thầy, chứ không chỉ là một đứa học trò, chỉ biết cúi đầu nghe mắng mỏ.

Nhưng tôi, một người làm nghiên cứu giáo dục, nhất là những gì tôi đã trải qua, kinh nghiệm với việc tiếp xúc, làm việc với hàng ngàn giáo viên, việc huấn luyện trực tiếp những giáo viên ở nhiều miền của tổ quốc, tôi mới thấy những thứ mà giáo viên thiếu, và yếu, mà rất lâu không được khắc phục. Đó là những kĩ năng mềm về giao tiếp với học sinh, với cha mẹ, với cộng đồng, kĩ năng quản lí và phát triển bản thân.

Chúng ta có biết giáo viên rất nhiều trường hợp mắc bệnh tâm lí dẫn đến những hành vi sai trái nhưng đã không được khắc phục kịp thời. Chúng ta cũng chưa kịp khắc phục những điều kiện khiến cho chất lượng lao động của giáo viên không thể được đảm bảo. Nào là số lượng học sinh đông, nào là thiếu thốn về cơ sở vật chất, nào là thiếu trợ lí tâm lí học đường,… mặc dù trong các quy định của ngành giáo dục đã đề cập đến. Những khắc phục trong đầu tư cho giáo dục, cho phát triển nhà trường ở mỗi địa phương đang quá chậm. Lớp học không đạt chuẩn, số lượng học sinh, gia đình và xã hội.

Chúng ta thấy thiếu những giáo viên cười vui, dám rơi nước mắt trước thất bại của mình, của học trò. (Ảnh: Caybuttre)

Một cô bạn đang nghiên cứu ở Úc nhắn hỏi tôi: “Chị ơi, ở mình sinh viên sư phạm có được học những chương trình kiểu như ‘building partnership with family’ hay không?”. Tôi nói, nếu nói có chút gì đó, thì có vì nó được nhắc đến trong lí thuyết môn Giáo dục học, môn Tâm lí lứa tuổi. Nhưng thực tình chẳng có môn đó, vì thiếu thốn những bài tập thực hành, những quá trình bền bỉ ở thực tiễn. (*Building partnership with family: Tạm dịch: Đồng hành cùng với gia đình).

Khi tôi vẫn mãi ngạc nhiên về vấn đề sinh viên sư phạm khi tuyển đầu vào nhiều em không có lý tưởng nghề nghiệp, không có kĩ năng mềm,…. Họ cứ nghĩ có được một công việc ổn định là được, họ đang “liều” mà không biết. Khi họ nhận một công việc, mà họ không am hiểu, không yêu, thì họ đã bắt đầu đặt mình vào tình trạng “nguy hiểm rồi”. Khi họ đã ra trường, không ít người đã lâu không được bồi dưỡng về ứng xử giữa gia đình, học sinh, …

Trong khi đi thăm các nhà trường, làm việc với các giáo viên, chúng tôi thấy thiếu:

Giáo viên ôm học sinh vào lòng mà sẻ chia niềm vui, nỗi buồn.

Giáo viên cười vui, dám rơi nước mắt trước thất bại của mình, của học trò.

Giáo viên thỏa thuận, bàn bạc với học sinh nội quy ứng xử. Tự coi mình là thành viên của lớp, là người bạn của học sinh.

Giáo viên hiểu nghề giáo KHÓ và NGUY HIỂM ra sao khi không HIỂU và YÊU.

Trong chương trình thầy cô chúng ta đã thay đổi, chúng tôi gặp nhiều trường hợp giáo viên đã thất bại, đã không hạnh phúc với nghề nghiệp chỉ vì họ chỉ cố để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, và nhận lại áp lực nghề nghiệp, trong khi cánh cửa để đánh thức việc học tập của tụi nhỏ chính là “trái tim”, sự gần gũi với đứa trẻ.

Theo Facebook Chu Cam Tho

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x