Oxford vs Brogue: Cuộc ganh đua thú vị giữa 2 quý ông giày hiệu

29/05/18, 09:06 Tri thức

Oxford và Brogue là dòng giày thời trang cao cấp dành cho quý ông, thoạt nhìn về hình dáng chúng có vẻ giống nhau nhưng thực tế đẳng cấp của sự tinh tế thể hiện ra lại hoàn toàn khác biệt.

Một đôi giày đẳng cấp và chất lượng sẽ làm tăng độ lịch lãm cho quý ông.

“Brogue” xuất phát từ chữ “bróg” (hoặc “barrog” trong giọng Scotland) có nghĩa là “giày rỗ” theo ngôn ngữ của người Ireland. Nó được sử dụng trong suốt thế kỷ 17.

Thuật ngữ này được đề cập đến trong một vài biến thể khác như “người có giọng nói như đang ngậm giày trong miệng”, hoặc thậm chí là ám chỉ việc “nói ngọng”. Tất cả đều chỉ chung những người gặp khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Nhưng từ “Brogue” được đề cập đến ở đây là những đôi giày thời trang với các lỗ tròn trang trí và đường viền răng cưa đặc trưng.

Giày Brogue với hình dáng đặc trưng.

Ngoài ra, thuật ngữ này cũng đề cập đến một câu chuyện mang đậm tính dân gian của Scotland vào thời kỳ cổ xưa, khi cư dân sinh sống trên vùng đầm lầy ẩm ướt đã đục những cái lỗ trên giày để giúp nước thoát ra ngoài. Đây là điều không khả thi vì thực tế là các lỗ đục sẽ khiến cho nước chảy ngược vào bên trong, gây bất tiện hơn khi sử dụng.

Điều này cho thấy, nghĩa gốc của “Brogue” và câu chuyện dân gian liên quan không dính dáng nhiều đến một trong những dòng giày thời trang dành cho quý ông.

Tuy nhiên, điều khiến giày Brogue gây chú ý hơn cả là cuộc ganh đua của gã ta với quý ông hiệu giày Oxford. Đặc biệt khi bộ phim hành động gián điệp “Kingsman: Secret Service” ra mắt, nó đã đẩy cuộc ganh đua này lên thành cao trào.

Trong phim, Collin Firth vào vai chàng điệp viên điển trai hâm mộ giày Oxford. Là một điệp viên sừng sỏ, anh ta đã khéo léo giấu con dao tẩm độc trong đế giày.

Giày Oxford có bề mặt nhẵn và được ưa chuộng khi dùng để kết hợp trong bộ trang phục dành cho quý ông lịch lãm.

Giày Oxford được các quý ông ưa chuộng.

Điều này hoàn toàn khác biệt với đặc trưng của giày Brogue, loại giày có các lỗ da trang trí được gọi là “broguing”, cùng các đường viền răng cưa chạy quanh mép viền giày.

Da dùng cho giày Brogue phải là loại có chất lượng cao. Điều này sẽ đảm bảo được yêu cầu cần thiết cho một đôi giày gót thấp mang phong cách truyền thống. Cũng phải nói thêm, những đôi giày Brogue đầu tiên được làm từ chất liệu da chưa thuộc. Và khi đó, Brogue được xem là loại giày đi ngoài trời hoặc mang ra đồng. Vì vậy, nó không thích hợp để sử dụng trong những cuộc gặp gỡ giao thương hoặc những dịp quan trọng. Ngược lại, chiếc giày Oxford trơn bóng lại thường được kết hợp với bộ trang phục sang trọng.

Với 4 kiểu giày phổ biến là: wingtip, semi, quater và longwing, Brogue được xếp trong bộ quý ông giày hiệu bao gồm Oxford, Derby, Ghillie và Monk. Trong đó, mỗi loại giày sẽ có những kiểu viền trang trí khác nhau. Do vậy, một đôi giày Brogue sẽ trông rất khác biệt so với giày Oxford.

Giày Derby hay còn gọi là Blucher được đặt theo tên của nhà cầm quyền, và cũng là Thống chế của Phổ vào thế kỷ 18 – Gebhard Leberecht von Blucher. Ông chính là người khởi xướng cuộc vận động cải thiện chất lượng giày dép cho quân đội của mình.

Chân dung của Ngài Thống chế nước Phổ Gebhard Leberecht von Blucher.

Theo đó, ông đã sửa đổi kết cấu cơ bản của giày Brogue với phần da bọc thân trên của giày. Nhiều quân đoàn đã tiếp nhận thiết kế này.

Tuy nhiên, không ít ý kiến phiến diện có phần hà khắc cho rằng dáng vẻ khá tầm thường của giày Brogue không phù hợp với trang phục com-lê. Qua nhiều thời đại, nó đã phát triển thành thái độ khinh thường và thành kiến đối với những đôi giày Brogue.

Những quý ông thích giày Oxford trơn bóng, tối giản đã có cái nhìn khắc khe hơn về giày Brogue. Theo đó, việc mang giày Brogue kết hợp với bộ com-lê sang trọng sẽ phải nhận lấy những cái chau mày khó chịu. Bởi một đôi giày vốn được mang ngoài trời hoặc đồng ruộng sẽ không thích hợp cho “những quý ông thành phố phong cách”.

Hơn nữa, từ Oxford trong những năm 1800 được dùng để đặt tên cho ngôi trường đại học Oxford danh tiếng, nơi có rất nhiều sinh viên ưu tú và giàu có. Nó đã nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn phổ biến dành cho các quý ông phong nhã của thế kỷ 19.

Ngoài ra, sự khác biệt của giày Oxford còn nằm ở dây buộc giày được xỏ bên dưới lớp lót mũi giày. Tất nhiên, các đôi giày Derby hoặc Blucher sẽ có các lỗ xỏ dây giày được đính theo kiểu để lộ ra dây buộc bên dưới.

Tóm lại, giày Oxford là loại giày có những đường viền cơ bản được tạo ra theo đúng phong cách của một doanh nhân chỉnh chu. Còn giày Brogue lại là một hình mẫu truyền thống của phong cách ăn mặc giản dị, chú trọng cá tính của người mang.

Vì vậy, nếu một người sắp tham gia vào cuộc họp giới doanh nhân, thì giày Oxfords là ưu tiên hàng đầu và cũng là lựa chọn cần thiết. Nhưng nếu có mặt tại những nơi nhộn nhịp, đông người và không thể lường trước được những cuộc ẩu đả có thể xảy ra như quán bar và phố phường đông đúc, thì giày Brogue sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

Uniwriter, theo thevintagenews

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

    Tinh Hoa kể chuyện: Bí ẩn cổ trùng

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

x