Ông Tập Cận Bình coi trọng văn hóa truyền thống, liệu có đối lập với ĐCSTQ?
Ngày 17/11 vừa qua, trong Đại hội Biểu dương Công tác kiến thiết văn minh tinh thần được tổ chức tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình lại một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa truyền thống.
Ông Tập Cận Bình nói: “Trong văn hóa Trung Hoa truyền thống có rất nhiều tư tưởng lý niệm và quy phạm đạo đức, bất luận là trong quá khứ hay hiện tại, thì đều có những giá trị mãi mãi không phai màu”.
Trên thực tế từ khi nhậm chức vào năm 2012 cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã rất nhiều lần nói đến văn hóa truyền thống Trung Hoa và mỹ đức truyền thống của dân tộc Trung Hoa.
Ngày 12/12/2016, trong Hội nghị biểu dương văn minh gia đình được tổ chức tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đã nói: “Dân tộc Trung Hoa từ xưa đến nay coi trọng gia đình. Mỹ đức gia đình truyền thống của dân tộc Trung Hoa được ghi khắc trong tâm của từng người dân Trung Quốc, đã ngấm váo máu của người dân Trung Quốc, là nền tảng vững chắc giúp cho dân tộc Trung Hoa không ngừng sinh sôi nảy nở, một sức mạnh tinh thần quan trọng chính là văn mình gia đình”.
Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh: “Gia phong là bộ phận cấu thành quan trọng của xã hội. Gia đình không chỉ là chỗ ở của thể xác mà còn là nơi tâm hồn quy tụ. Gia phong tốt, có thể khiến gia đạo hưng thịnh, hoà thuận mỹ mãn; gia phong lệch lạc, khó tránh khỏi gây họa cho con cháu, gieo hại cho xã hội. Hầu hết các gia đình đều muốn phát huy gia phong tốt đẹp, triệu triệu gia đình tốt sẽ xây dựng nên một xã hội có văn minh tốt”.
Tháng 11/2016, trong Đại hội đại biểu của giới văn học nghệ thuật với hơn 3.000 người tham dự, ông Tập Cận Bình cũng phát biểu rằng, dân tộc Trung Hoa trong quá trình sinh sôi phát triển không thể tách rời với nền tảng văn hóa truyền thống. Văn hóa Trung Hoa với lý niệm, trí tuệ, khí độ, sức lôi cuốn độc nhất vô nhị là điều đáng tự hào của nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung Hoa.
Ngày 10/06/2016, các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đăng bài viết với tiêu đề “Giải mã cảm xúc văn hóa truyền thống của Tập Cận Bình”, trong đó nhấn mạnh việc ông Tập Cận Bình coi trọng văn hóa truyền thống của Trung Quốc.
Năm 2015, trong hội nghị chúc tết cuối năm, ông Tập Cận Bình đã nhắc đến: “Bất luận thời đại có phát sinh biến đổi lớn như thế nào, bất luận cuộc sống có thay đổi lớn đến đâu, chúng ta đều phải coi trọng việc gây dựng nền tảng gia đình, chú trọng gia giáo, chú trọng gia phong”.
Ngày 20/07/2017, trong loạt video chính luận của Trung Quốc lần đầu tiên được công bố, khi phát biểu trong Hội nghị công tác Chính trị Pháp luật, ông Tập Cận Bình đã nói: “Đừng thấy mình hôm nay có thể huyên náo huênh hoang mà tươi cười, cẩn thận sau này sẽ bị lôi ra thanh toán, đây đều là ứng nghiệm. Không nên làm những chuyện này. Trên đầu ba thước có thần linh, nhất định phải kính nể”.
>>> Ông Tập Cận Bình cảnh báo hệ thống Chính Pháp: “Trên đầu 3 thước có thần linh”
Rất nhiều nhà xã hội học phân tích rằng, nếu xã hội Trung Quốc quả thật có thể tìm về với văn hóa truyền thống, thì xã hội Trung Quốc sẽ dần dần ổn định và giá trị đạo đức cũng sẽ thăng hoa trở lại.
Liên quan đến chủ đề này, bình luận viên thời sự chính trị New York Chu Minh phân tích: “Tôn chỉ của ĐCSTQ chính là phá hủy văn hóa truyền thống, văn hóa truyền thống và ĐCSTQ là thủy hỏa bất dung. Nếu như ông Tập Cận Bình thực sự có thể khôi phục văn hóa truyền thống Trung Quốc, thì đó là công đức vô lượng. Nếu như chỉ là mượn văn hóa truyền thống để duy trì sự thống trị của ĐCSTQ, thì cũng như công dã tràng, ‘múc nước bằng giỏ trúc’”.
Lê Hiếu