Ớn lạnh nước ngầm TP HCM

17/05/15, 00:15 Tin Tổng Hợp

Để người dân khai thác nước ngầm sử dụng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến mặt đất ở TP HCM lún sâu

Trung tâm Địa chính trị – ĐHQG TP HCM từng phát hiện mối liên hệ giữa tình trạng khai thác nước ngầm với biến dạng mặt đất tại TP HCM. Đây là một trong những nguyên nhân gây lún mặt đất trong thời gian qua. Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đến năm 2100, mực nước biển dâng lên 1 m thì 20% diện tích TP HCM sẽ bị ngập.

Chỉ 3% mẫu nước ngầm đạt vệ sinh

HĐND TP HCM vừa có chuyến khảo sát về vấn đề sử dụng nước tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức. Tại đây, hơn 1.200 hộ dân chưa có nước sạch. Đáng lo là hàng trăm hộ dân trên đường Ngô Chí Quốc (phường Bình Chiểu) sống dọc kênh Ba Bò phải dùng nước giếng khoan có dấu hiệu bị nhiễm phèn, bốc mùi hôi tanh để ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày.

Theo báo cáo của UBND quận Thủ Đức, cả quận còn hơn 4.200 hộ dân chưa có nước sạch. Họ chủ yếu sử dụng nước giếng khoan với độ sâu 50-70 m. Chỉ có 2/104 mẫu nước mang đi xét nghiệm đạt chuẩn vệ sinh. Tương tự, tại quận Bình Tân, trong 224 mẫu nước lấy từ các giếng khoan được cơ quan chức năng đưa đi xét nghiệm, chỉ 13 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm trực tiếp uống nước từ giếng khoan trong buổi giám sát nước sạch tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức Ảnh: GIA MINH

Cuối năm 2014, Sở Y tế TP HCM đã kiểm tra, lấy 1.400 mẫu nước tại 7 quận, huyện, khu vực chưa có mạng lưới nước sạch để xét nghiệm. Kết quả, chỉ có 45 mẫu (chiếm 3%) đạt tiêu chuẩn vệ sinh (xét về yếu tố hóa lý và vi sinh). Phần lớn các mẫu nước mà kết quả xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh đều có độ pH thấp, hàm lượng sắt cao.

Vì thế, nhiều địa phương kiến nghị UBND TP HCM sớm ban hành quy định khoanh vùng khu vực hạn chế – cấm khai thác nước ngầm; chỉ đạo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn sớm phủ kín mạng lưới cấp nước sạch trên toàn địa bàn.

Chờ “lệnh cấm”

Theo quy hoạch mạng lưới cấp nước tại TP HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt, lượng nước ngầm cho phép khai thác đến năm 2015 là 440.000 m3/ngày, đến năm 2025 chỉ còn 100.000 m3/ngày.

Thế nhưng, kết quả khảo sát của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam cho thấy hiện nay, TP HCM đang khai thác nước dưới đất với lưu lượng gần 670.000 m3/ngày. Do đó, mực nước hạ thấp đã tạo thành một phễu lan rộng. Kết quả quan trắc nước dưới đất cho thấy mực nước đã hạ xuống độ sâu 20-21 m tại huyện Hóc Môn, 27 m tại huyện Bình Chánh và sâu nhất là tại quận 12, khoảng 34,5 m.

Trên cơ sở kết quả khảo sát này và lồng ghép với mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn TP HCM, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam cùng Sở Tài nguyên – Môi trường đã thống nhất bản đồ phân vùng hạn chế – cấm khai thác nước dưới đất.

Theo đó, vùng cấm khai thác nước dưới đất có diện tích khoảng 195 km2 qua các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11 và một phần huyện Nhà Bè. Vùng này gần ranh mặn và gần bãi rác lớn nhưng mực nước hạ thấp lớn, nguy cơ lún mặt đất xảy ra mạnh hơn các vùng khác. Nếu cấm khai thác vùng này thì mực nước ngầm sẽ dâng lên trở lại, đẩy ranh mặn ra xa. Các khu vực khác giảm dần lộ trình khai thác, dự kiến đến năm 2025 thì cấm hoàn toàn việc khai thác nước ngầm ở TP HCM.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước ngầm và tác động đến vấn đề sụt lún nền đất tại Hà Nội, TP HCM, ĐBSCL. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục có tính bền vững, lâu dài. Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu các địa phương xây dựng lộ trình giảm dần sử dụng nước ngầm, chuyển sang sử dụng nước máy.

Báo cáo quan trắc chất lượng nước dưới đất mới nhất của Chi cục Bảo vệ môi trường TP HCM cho thấy mực nước ngầm TP giảm ở đa số các trạm, nhiều chỉ tiêu không đạt chuẩn, trong đó chỉ tiêu vi sinh tăng vọt.

GIA MINH – MINH KHANH

Theo Người Lao Động

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x