Nuôi dạy con: “Hối lộ” hay “khen thưởng”?

27/05/15, 12:19 Tri thức

Không muốn bị rơi vào tình cảnh “hối lộ” con trẻ, khen thưởng phải có bí quyết.

Nuôi dạy một đứa trẻ là cả một nghệ thuật!

“Con ngoan ngoãn cất đồ chơi đi, đợi một lát mẹ đưa con đi công viên chơi nhé.”

“Được được được, con ngoan, con không khóc nữa mẹ sẽ mua kẹo cho con!”

“Con mà chuyển được hết đồ, mẹ sẽ cho con 5000 đồng.”

Những câu nói trên, các bạn có bao giờ nói qua với con trẻ chưa?

Hiện nay, người ta ngày càng coi trọng giáo dục, đề xướng khen thưởng nhiều, quở trách ít. Thời đại đánh mắng con trẻ giờ đã qua rồi. Hiện tại đại đa số cha mẹ chọn dùng phương thức giáo dục khuyên bảo, khen thưởng, hoặc cổ vũ con trẻ.

Tuy nhiên, khen ngợi, khen thưởng quá nhiều sẽ khiến con trẻ bị “nghiện”, khiến chúng dần phát tâm chờ mong sự khen thưởng. Một khi không được khen thưởng, chúng sẽ có thể cảm thấy tự ti vì mình làm không được tốt; hoặc sẽ không nghe lời bố mẹ.

Kỳ thực, khen thưởng thích hợp là có tác dụng “động lực”, nhưng nếu không thích hợp, sẽ biến thành “hối lộ”. Nhiều chuyên gia giáo dục thường nhắc nhở cha mẹ, nhất định không được “hối lộ” con trẻ. Bởi vì hối lộ con trẻ có thể sẽ đạt được sự vâng lời tạm thời, nhưng về lâu dài điều này sẽ dưỡng thành thói xấu làm việc và vâng lời chỉ để đạt được mục đích. Là cha mẹ, chúng ta phải thật sự đắn đo rất nhiều trong việc nuôi dạy trẻ cho tốt?

Vậy, nếu không muốn rơi vào cạm bẫy “hối lộ” trẻ em, chúng ta có thể làm thế nào?

Là “hối lộ” hay là “khen thưởng”?

Dạy trẻ một trái tim nhân ái!

Chuyên gia chuyên tư vấn giáo dục giáo dục gia đình là Erin Schlicher cho rằng, “hối lộ” xuất hiện khi cha mẹ vì muốn ngăn chặn một số hành vi sai trái của trẻ, đã đáp ứng ngay lập tức mong muốn của chúng. Trong khi đó, khen thưởng là lời hứa chỉ được thực hiện khi trẻ có chuyển biến tốt, như: “Chờ một chút, nếu tại siêu thị con hành xử tốt, trước khi về cha/mẹ sẽ mua cho con một bao kẹo.”

Con trẻ sẽ vì muốn được sự khen thưởng mà vâng lời. Điều này hoàn toàn giống với người lớn trong cuộc sống hiện thực, vì tiền lương mà cố gắng làm việc. Khen thưởng có tác dụng cổ vũ trẻ khi có biểu hiện tốt, ngược lại, hối lộ là cổ vũ trẻ lợi dụng hành vi sai trái để đạt được mục đích, cha mẹ sẽ bị trẻ dắt mũi.

Khen thưởng là “động lực” hay “lực cản”?

Tuy nhiên, nhiều khi ranh giới giữa khen thưởng và hối lộ thật sự không dễ phân biệt được. Ví như, một người vì giúp trẻ có thói quen tiết kiệm và tham gia công việc đình, đã yêu cầu trẻ làm việc nhà để được một khoản tiền tiêu vặt hằng tháng.

Tuy nhiên, một người khác lại lo lắng rằng trẻ sẽ vì có tiền tiêu vặt mới nguyện ý giúp đỡ công việc. Vậy một khi không có tiền tiêu vặt, hoặc không hứng thú với tiền tiêu vặt nữa thì cũng không còn muốn giúp đỡ.

Như thế, đó là “động lực” hay “lực cản”? Thực tế, động lực hay lực cản không phụ thuộc cá tính của trẻ; nữa là quan niệm mà cha mẹ muốn truyền đạt cho trẻ.

Khen thưởng sẽ biến thành một thói quen không?

Khen thưởng cũng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng, tạm gọi đó là hệ thống khen thưởng.

Khi khen thưởng con trẻ, chúng ta sẽ nhắc nhở chính mình, khen thưởng chỉ là một loại động lực, một loại cổ vũ, không thể sử dụng lâu dài; bởi vì khi trẻ không còn hứng thú với sự khen thưởng, hoặc thay đổi khi lớn lên, tình huống sẽ không thể khống chế được.

Cho nên lần khen thưởng đầu tiên là phương thức hấp dẫn trẻ, song song đó cha mẹ sẽ không ngừng giải thích rõ cho trẻ hiểu quan niệm đúng đắn, cụ thể như việc chúng ta yêu cầu trẻ làm là cần thiết và mang lại lợi ích cho chính bản thân chúng, giúp chúng trở thành một đứa trẻ ngoan, chứ không phải nịnh nọt.

Một khi trẻ hiểu ra, chúng sẽ biến đó thành một thói quen tốt, lúc này dù không có khen thưởng, chúng sẽ vẫn thực hiện. Đó chính là mục đích của khen thưởng.

Bí quyết khen thưởng cho trẻ là gì?

  1.   Khen thưởng không cần tốn nhiều tiền

        “Con giỏi quá! Thu dọn phòng thật sạch sẽ, ngăn nắp!”

Khen thưởng không cần tốn nhiều tiền.

Sự ghi nhận của cha mẹ và sự khen ngợi chân thành, ôm trẻ xoay vòng một cái, vỗ vỗ vai, xoa đầu,… đối với trẻ mà nói là sự cổ vũ tốt nhất. Nếu muốn trẻ cảm thấy rõ ràng hơn, có thể cho trẻ một chút khen thưởng, như dắt trẻ đi chơi sở thú, đi đá banh, … Chúng ta nên biết rằng ngoại trừ những vật như đồ chơi, kẹo, tiền, … ra, trẻ còn thích cái gì nữa, có thể bé gái thì thích học mẹ sơn móng tay, hay bé trai thì thích đeo cà vạt của ba, những thứ này có thể dùng làm khen thưởng trẻ.

  1.  Khen thưởng vô hình

        Buổi sáng, trẻ luôn thích lề ma lề mề mọi việc, không cần biết mấy giờ rời khỏi giường, luôn thích được ở trên giường chơi một chút, chẳng muốn nhanh một chút để đi học. Tối hôm đó, người phụ huynh ôn tồn nói với cậu bé: “Nếu như ngày mai con có thể làm mọi thứ nhanh hơn, trước khi đến trường mẹ sẽ kể một câu chuyện cho con nghe”.

Sáng hôm sau, người mẹ chưa ra khỏi giường, cậu bé đã tự chạy vào nhà tắm đánh răng, rửa mặt, mặc xong quần áo, ngồi chờ được nghe kể chuyện. Đôi khi, chúng ta không cần phải nói rõ “Nếu con… thì sẽ cho con…”, nhưng có thể vận dụng phương thức nói chuyện khôn khéo để mang đến động lực cho trẻ.

  1.   Không cần phải khen thưởng hết tất cả hành vi tốt của trẻ   

Trẻ em cũng có trách nhiệm tương xứng, như đi học, giúp cha mẹ làm việc nhà, phải lễ phép, thành thật,… đều là thái độ và hành vi mà trẻ nên có. Đối với trẻ lớn hơn một chút, khi chúng làm đúng bổn phận, chúng ta không nhất thiết phải khen thưởng, nhưng không được quên công nhận thành quả của con.

“Cám ơn con, có con giúp, công việc mới xong nhanh được!”

“Con rất cố gắng đọc sách”.

“Cám ơn con đã kể sự thật cho ta nghe”.

Những câu này không được có những từ ngữ so sánh, bình luận, có thể mang lại cho trẻ sự cổ vũ, tăng cường tính tự tin của trẻ, lại khiến trẻ hiểu rằng chúng ta có nhìn thấy nỗ lực của chúng.

  1.    Hiểu rõ nguyên nhân đằng sau hành vi của trẻ

Giờ ăn cơm đến rồi, nhưng trẻ lại không muốn ăn cơm, vừa mới bắt đầu người mẹ sẽ nói: “Chờ con ăn cơm xong thì có thể ăn điểm tâm ngọt”.

Tuy rằng khi nghe có đồ ăn ngọt, anh chàng cũng có chút hứng khởi, nhưng vẫn ăn rất là chậm. Sau đó, người mẹ phát hiện ra anh chàng quá mệt và muốn đi ngủ, người mẹ trong tình huống này nên cho trẻ đi ngủ trước. Khi trẻ ngủ rồi, bắt đầu cảm thấy đói lại, không cần biết là đồ ăn ngọt gì, anh chàng cũng sẽ ăn rất nhanh.

  1.   Cách khen ngợi “Sandwich”
Thương con đúng cách giúp con khôn lớn!

Đúng vậy, cổ vũ là có thể tăng cường sự tự tin của trẻ, nhưng nếu chúng ta chỉ có ca ngợi mà không có chỉ ra chỗ sai, trẻ sẽ không biết tình huống thật sự, và chỉ luôn sống trong thế giới hoàn mỹ của chính mình. Cho nên khi chúng ta khen ngợi trẻ, thì cũng đồng thời chỉ ra chỗ sai của trẻ.

Bạn có thể tham khảo “Cách khen ngợi Sandwich”, khen trước, chỉ ra chỗ sai, sau đó cổ vũ, như: “Giỏi quá ta! Biết buộc dây giày rồi! Nhưng chỗ này hơi lỏng nè, cột như vậy dễ tuột ra lắm. Không sao hết, con làm lại vài lần thì sẽ tốt hơn thôi mà!

Đó chính là công nhận nỗ lực của trẻ, đồng thời chỉ ra thiếu sót, cuối cùng động viên trẻ tốt hơn. Tương tự như vậy, nếu từ đầu phủ nhận những cố gắng của trẻ, điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thất vọng, chùn bước và khổ sở.

Mai Mai, dịch từ Babynews

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x