Nước nào “ghét” Hoa Kỳ nhất thế giới?

15/06/15, 22:30 Tin Tổng Hợp

BizLIVE – Tại quốc gia đứng đầu danh sách, tỷ lệ phản đối Mỹ trong dân chúng lên tới 82%.

Ảnh minh họa.

Mọi người đều quá quen thuộc với cái gọi là “quyền lực rắn” – dùng sức mạnh quân sự và kinh tế để buộc đối phương thay đổi quan điểm.

Tuy nhiên sau những năm 90, có một thứ quyền lực mới lên ngôi. Nó được ví như cây cầu dẫn đến thành công trên vũ đài chính trị thế giới – quyền lực mềm. Trong đó, ngoại giao là một trong những yếu tố then chốt.

Đây cũng là điều mà Mỹ luôn lao tâm khổ tứ để củng cố. Năm 2014, tới 45% dân số trên khắp 135 quốc gia được khảo sát ủng hộ giới lãnh đạo của Mỹ, hầu như không đổi so với năm trước. Đây là tỷ lệ cao nhất trong nhóm các cường quốc dẫn đầu thế giới, theo khảo sát của được Gallup và Trung Tâm Meridian International Center phối hợp thực hiện.

Trong số 55% giữ lập trường trung tính hay phản đối còn lại, Gallup đã liệt kê 10 nước có tỷ lệ dân chúng phản đối đường lối lãnh đạo của nhà cầm quyền Mỹ cao nhất.

10. Slovenia

Tỷ lệ phản đối: 54%

Mặc dù là đồng minh lớn của NATO và thành viên EU, Slovenia lại lọt top 10 nước “ghét” Mỹ nhất trong số 135 nước được khảo sát.

Slovenia từng là nước có mối bang giao thân thiết với Liên bang Xô Viết. Nhiều người dân chưa quên những ngày tháng căng thẳng với Mỹ thời Chiến tranh lạnh.

Slovenia cũng bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu, đẩy nợ công từ 22% GDP trong năm 2008 lên bằng 63% năm 2013. Đây có thể là yếu tố ảnh hưởng tới kết quả khảo sát, vì thống kê cho thấy các nước đang gặp khó thường không “bằng mặt” với những quốc gia giàu có hơn.

9. Tajikistan

Tỷ lệ phản đối: 54%

Tỷ lệ phản đối tăng từ 39% năm 2013 lên 54% năm 2014 tại quốc gia Trung Á này. Tajikistan là 1 trong 17 nước – 6 trong số đó từng thuộc Liên Xô – có dân chúng ủng hộ rộng rãi đường lối của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tỷ lệ ủng hộ Nga tại Tajikistan lên tới 93%.

8. Áo

Tỷ lệ phản đối: 55%

Tỷ lệ phản đối tăng từ 46% năm 2013 lên 55% năm 2014. Áo từng là nước chi phối Đế chế Áo – Hung. Sau thất bại trong Thế chiến I, Đế chế này tan vỡ, Áo trở thành một nước cộng hòa nhỏ bé.

Áo gia nhập EU năm 1995, liên tục bị giới chức Mỹ chỉ trích vì giao thương với Iran và Triều Tiên, cũng như cho phép nhà lãnh đạo đảng Lao động (PPK) rời quốc gia.

Ngược lại, Áo lại lọt top 10 nước ủng hộ Trung Quốc nhất tại 70%.

7. Ai Cập

Tỷ lệ phản đối: 58%

Mặc dù cả Mỹ và Ai Cập đều có ghế trong Liên Hiệp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức thương mại thế giới, cũng như có mối quan hệ giao thương trong nhiều năm, tới 58% người Ai Cập “không ưa” Mỹ.

Ai Cập là nước đông dân nhất Ả-rập, cũng là đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và ổn định khu vực.

Tỷ lệ phản đối cao được duy trì sau sự kiện lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi. Các gói cứu trợ sau đó đến từ Mỹ không cứu vãn được tình hình.

Quan hệ giữa chính quyền Obama và chính quyền Tổng thống Ai Cập mới Abdel Fattah Al Sisi vẫn trong tình trạng căng thẳng.

6. Iran

Tỷ lệ phản đối: 61%

Mối quan hệ giữa Iran và Mỹ đã xấu đi trong nhiều năm qua. Năm 1953, CIA góp sức lật đổ Thủ tướng Iran Mohammed Mossadegh để ngăn chặn quốc gia này ủng hộ Liên bang Xô Viết.

Quốc vương Reza Shah Pahlavi thân Mỹ đưa Iran trở thành cường quốc, thu bộn tiền từ dầu mỏ và buôn bán vũ khí với Mỹ. Tuy nhiên, sau này ông phải tháo chạy sang Ai Cập khi cuộc Nổi dậy Iran dâng cao, phản đối chính quyền thân phương Tây của ông Shah.

Năm 1979, nhóm nổi dậy của Iran chiếm Đại sứ quán Mỹ tại Tehran trong vòng 444 ngày, bắt giữ 66 người Mỹ làm con tin. Mỹ đã liệt Iran vào danh sách các nước chịu cấm vận từ đó tới tay.

Gần đây nhất, Mỹ và phương Tây đã áp nhiều lệnh trừng phạt đối với Iran vì vấn đề vũ khí hạt nhân.

5. Pakistan

Tỷ lệ phản đối: 65%

Pakistan được Mỹ hỗ trợ dân sự hơn 4 tỷ USD trong giai đoạn 2009 – 2013, gói hỗ trợ quân sự là 13 tỷ USD. Tuy nhiên sự hiện diện của quân đội Mỹ tại đây là vấn đề.

Mỹ triển khai lực lượng quy mô lớn tới đất nước này sau vụ tấn công khủng bố 11/9, và tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố.

Chiến dịch truy tìm trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan có thể là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ phản đối.

4. Lebanon

Tỷ lệ phản đối: 66%

Tỷ lệ này đã được cải thiện so với mức 71% năm 2013. Ảnh hưởng của Mỹ tại Lebanon đã thuyên giảm so với trước đây, khiến một số thành viên Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về tính cần thiết của việc duy trì lực lượng tại đây.

Từ năm 2012, Quốc hội Mỹ đặt điều kiện đối với gói viện trợ hàng năm tới Lebanon.

3. Belarus

Tỷ lệ phản đối: 69%

Giống nhiều quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ, sự hằn học nhằm vào Mỹ vẫn hiện diện trong quan điểm của nhiều người dân Belarus từ sau Chiến tranh lạnh.

Ngoài ra, việc Mỹ hậu thuận Ukraine trong sự kiện Nga sáp nhập Crimea có thể tạo ấn tượng xấu về Mỹ trong Belarus cũng như một số nước khác trong khu vực.

2. Vùng lãnh thổ Palestine

Tỷ lệ phản đối: 72%

Tình hình đã được cải thiện phần nào tại Palestine, khi tới 80% người dân phản đối Mỹ vào năm 2013. Mỹ ủng hộ giải pháp hai nhà nước đối với mâu thuẫn Palestine-Israel.

Tuy nhiên người dân Palestine khó có thể thiện cảm hơn với Mỹ, khi họ vẫn xem Mỹ như nước “chống lưng” Israel.

1. Nga

Tỷ lệ phản đối: 82%

Nga là nước có tỷ lệ người dân phản đối Mỹ nhiều nhất thế giới, cũng là mức cao nhất mọi thời đại. Tình hình xấu đi trông thấy kể từ năm 2013.

Gần đây, các lệnh trừng phạt của Mỹ giáng vào Nga là những chất xúc tác mạnh nhất, sau khi Mỹ đứng về phe Ukraine trong sự kiện Nga sáp nhập Crimea.

THẢO MAI

Tin liên quan 15 quốc gia sẽ giàu nhất thế giới vào năm 2050 “Lời nguyền” giữa nhà chọc trời và khủng hoảng Tại sao giá vé máy bay Ấn Độ rẻ nhất thế giới?
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x