Núi Bà Đen sạt lở, gợi lại câu chuyện đau lòng của nàng Thiên Hương

13/02/22, 13:55 Thế giới tâm linh

Lần đầu tiên trong hàng trăm năm, núi Bà Đen bị sạt lở tạo thành vết trượt dài từ trên đỉnh chạy dọc xuống thân núi như ‘rơi lệ’. Cảnh tượng hy hữu này không khỏi khiến nhiều người gợi nhớ lại chuyện đau lòng của nàng Thiên Hương…

núi Bà Đen
Núi Bà Đen và bức tượng Phật trên đỉnh núi. (Ảnh qua tổng hợp)

Ngọn núi thiêng đã đến giới hạn ‘chịu đựng’?

Tháng 11/2021, ngọn núi thiêng nổi tiếng ở Tây Ninh – núi Bà Đen bị sạt lở. Vệt sạt lở từ trên đỉnh xuống chân núi kéo dài hàng trăm mét, cuốn bay tất cả cây xanh trên đường, tạo thành một vệt dài có màu nổi bật. Cảnh tượng khiến những người yêu mến ngọn núi này phải bất giác thở than: Phải chăng “Bà Đen đang khóc.” 

Theo điều tra ban đầu của cơ quan chức năng thì vụ sạt lở này không phải tự nhiên, mà là do khối lượng đất đá được tập kết để phục vụ thi công các công trình thuộc hạng mục cảnh quan trên đỉnh núi. Khối đất đá này bị đẩy trôi, tạo thành dòng bùn đất chảy thành vệt dài từ khu vực đang thi công xuống lưng chừng sườn núi.

Nhìn lại quả đúng là như vậy, núi Bà Đen đã ‘oằn mình’ gánh hàng trăm công trình lớn nhỏ trên thân, và đây có lẽ là dấu hiệu cho biết ngọn núi thiêng đã đến giới hạn ‘chịu đựng’.

núi Bà Đen
Những hình ảnh sạt lở được chụp lại trên núi Bà Đen. (Ảnh qua Thanh Niên)

Nỗi đau của nàng Thiên Hương

Nhìn thấy cảnh tượng không mấy tốt đẹp xảy ra tại núi Bà Đen, nhiều người nơi đây không khỏi gợi nhớ lại câu chuyện đau lòng của người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, vốn là tên thật của Bà Đen. 

Vào thời Gia Long, có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, vẻ ngoài hơi đen đúa, nhưng rất duyên dáng xinh đẹp, hơn nữa còn có nhiều tài nghệ, khiến bao công tử đem lòng say đắm.

Trong làng có chàng thanh niên tên Lê Sĩ Triệt, là người chính trực văn hay võ giỏi, nhưng lại mồ côi cha mẹ, từ nhỏ được nhà sư Trí Tân nuôi dưỡng. Sĩ Triệt cũng thầm thương trộm mến Thiên Hương nhưng không biết phải làm sao để tỏ rõ nỗi lòng.

Hôm nọ, có công tử con của một viên quan trong vùng cũng để ý đến nàng. Hắn biết Thiên Hương thường lên núi cúng Chùa nên chờ lúc nàng rời nhà, thì cho người bất ngờ tấn công, bắt cóc nàng về làm thiếp. Giữa lúc nguy khốn, Lê Sĩ Triệt từ đâu xông ra giải cứu người đẹp, khiến nàng vô cùng cảm kích. Cha mẹ nàng vì để đáp tạ ân sâu đã hứa gả con gái cho tráng sĩ.

Những tưởng trai tài gái sắc sớm ngày được thành đôi, nào ngờ đất nước lâm nguy, Sĩ Triệt phải tòng quân ra trận để đánh đuổi quân Tây Sơn. Thiên Hương bấy giờ ngấn lệ nói với người yêu: “Thiếp nguyện giữ trọn trinh tiết, đợi chàng về sẽ kết tóc se duyên”.

Thời gian Sĩ Triệt tòng quân, Thiên Hương ngày ngày lên núi bái Phật, xin cho chàng được bình an. Nàng không hề biết rằng, từ lúc Sĩ Triệt rời đi, gã công tử kia đang âm mưu bắt cóc nàng lần nữa. Hắn nhân lúc nàng một mình lên chùa, thì nhào ra định giở trò đồi bại. Vì để giữ lòng trung trinh, Thiên Hương không còn cách nào khác đã nhảy xuống khe núi tử tiết.

tòng quân
Đất nước lâm nguy, Sĩ Triệt phải tòng quân ra trận đánh giặc. (Ảnh minh họa qua Dân Việt)

Hồn thiêng thiếu nữ trung trinh hiển linh  

Không thấy Thiên Hương trở về, người nhà đi tìm nàng khắp nơi nhưng vô vọng. 3 hôm sau, nhà sư Trí Tân đang nằm ngủ thì mơ thấy một cô gái đen đúa hiện ra và nói:

“Tôi là Lý Thị Thiên Hương, năm nay 18 tuổi chẳng may bị gã công tử xấu xa, con quan trấn ở Trảng Bàng đuổi bắt. Vì không còn cách nào khác, tôi đã nhảy xuống núi sâu tử tiết. Nhờ các kiếp trước đều tu hành, nên linh hồn siêu thoát, đắc quả vị thần thông. Xác tôi dù đã 3 ngày nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Mong hòa thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài tôi đem về chôn cất giùm.” 

Hòa thượng sau khi tỉnh dậy thì y lời dặn mà đi, quả nhiên tìm thấy xác của Thiên Hương nên đem về chôn cất tử tế. Từ khi Thiên Hương qua đời, nhiều người nói nàng chết rất thiêng, thường báo mộng cho người dân biết trước thiên tai địch họa và cách chống lại thú dữ. 

Do đó để đáp lại công ơn của nàng, sư trụ trì và người dân trong vùng lập cho nàng bức tượng thờ tự. Còn cái tên Bà Đen ban đầu vì sư Trí Tân mơ thấy nàng là cô gái đen đúa, nên gọi nàng là Đen. Người sau này, để tỏ lòng tôn kính thì gọi nàng là Bà Đen.

Bà Đen
Người dân trong vùng lập cho nàng bức tượng thờ tự. (Ảnh qua VN Express)

Lần thứ 2 nàng xuất hiện trong mộng là để giúp cho chúa Nguyễn Ánh thoát nạn. Khi đó chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi, ông và quân lính cùng đường, chạy đến núi Bà Đen lẩn tránh. Thiếu lương thực, từ vua đến lính đều đói lả. 

Nghe dân cư đồn về sự linh thiêng của Thiên Hương, chúa Nguyễn Ánh đã cầu khẩn sự giúp đỡ. Đêm đó, Thiên Hương xuất hiện trong mộng của chúa Nguyễn Ánh, chỉ đường thoát thân cho ông, còn khuyên ông nên qua Xiêm tá binh, chờ thời cơ khôi phục cơ đồ, thống nhất giang sơn.

Lần thứ ba là Thiên Hương hiển linh nhập vào xác của một cô gái để trò chuyện với Thượng Quốc công – Lê Văn Duyệt. Nàng nói: “Vì ngài là người nhân đức nên sau này khi qua đời, Hồn sẽ được hóa thần, tuy nhiên phần xác sẽ bị hành hạ không vẹn toàn”.

Vị quan thanh liêm lại nói: “Bổn quan không hỏi tương lai của mình, chỉ muốn biết căn nguyên nỗi oan của nàng mà thôi”.

Thiên Hương bắt đầu kể lại cái chết oan của mình. Nàng cũng cho biết sau khi qua đời, nàng đã thành tiên và được cử ở lại đây để giúp đỡ thế nhân. Dứt lời thì Thiên Hương rời đi, cô gái kia cũng bất tỉnh, mãi sau mới dậy. 

Lê Văn Duyệt sau cuộc trò chuyện đã dâng sớ xin vua phong cho nàng làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngụ ở núi Một Cột, cái tên này sau đó được đổi thành núi Bà Đen.

Ngày nay huyền thoại núi Bà Đen vẫn thường được nhắc lại. Thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau, cứ thế đã trải qua hàng trăm năm rồi.

Thế mà lần đầu tiên trong hàng trăm năm nay, núi Bà Đen bị sạt lở, phải chăng Bà Đen đang rơi nước mắt vì xác thịt của mình bị tổn thương hay do lòng người đang vì đồng tiền mà tàn phá đi những gì thượng đế ban tặng?

Tử Vi (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x