Ước mơ đỗ Đại học, cô bé dân tộc mỗi ngày đều đi bộ 20km đến trường

28/06/19, 09:44 Cuộc sống

Em Sùng Thị Sao, một học sinh nghèo vượt khó người dân tộc H’mông, sống ở bản Văn Thụ, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Hiện là học sinh lớp 12 trường THPT Nà Giàng, em bảo sở dĩ bản thân chọn học trường này vì quãng đường từ nhà đến trường sẽ ngắn hơn quãng đường đến trường THPT ở huyện nhà.

Nữ sinh nghèo vượt khó, mỗi ngày mất 2 tiếng để đến trường
Em là Sùng Thị Sao, người dân tộc H’mông. (Ảnh qua VnReview)

Nữ sinh nghèo vượt khó, mỗi ngày mất 2 tiếng để đến trường

Được biết Sao cũng là một trong những học sinh hiếm hoi ở xã vẫn tiếp tục đi học. Sao cho biết, để đến trường, hàng ngày em phải đi bộ mất hơn 2 tiếng trên quãng đường dài 20km. Con đường đèo núi này chỉ cần mưa to sẽ sạt lở. 

Nữ sinh nghèo vượt khó, mỗi ngày mất 2 tiếng để đến trường
Nữ sinh nghèo vượt khó, mỗi ngày mất 2 tiếng để đến trường. (Ảnh cắt clip)

Khó khăn nhiều mặt nên nhiều khi em có ý định muốn bỏ học, nhưng nhờ sự động viên của thầy cô và tinh thần hiếu học, em vẫn cố gắng học tiếp đến bây giờ. 

Thấy cô bé phải vượt đường xa khó khăn, Sao được cô hiệu trưởng cho ở nhờ để tiện đi lại trong mấy ngày thi cử. Nữ sinh cho biết, các cô hướng dẫn em ôn từ đầu năm đến bây giờ chúng em đã có lượng kiến thức vững chắc bước vào phòng thi và tự tin với những kiến thức mình có. Hôm đầu em thấy hơi run nhưng hiện tại tâm lý đã bình thường.

Sùng Thị Sao ôn bài trước giờ thi. (Ảnh qua Dân Trí)

Khi được hỏi, bố mẹ có cùng em đến trường thi không, Sao không kìm nổi nước mắt. Bố Sao mất từ năm em 8 tháng tuổi. Mẹ Sao ngày ngày lên rẫy làm nương một tay nuôi lớn 7 chị em. Mẹ bận đi làm, chỉ một mình em đến điểm thi.

Nữ sinh nghèo vượt khó không kìm nổi nước mắt khi kể vè hoàn cảnh, đứng kế bên là cô bạn thân của mình.
Sao không kìm nổi nước mắt khi kể vè hoàn cảnh, đứng kế bên là cô bạn thân của mình. (Ảnh cắt clip)

Sao là con út. Các anh chị lớn của em đi học không mấy rồi bỏ giữa chừng hết cả. Mẹ em cũng không biết nói tiếng phổ thông. Cô em út dù lớn lên trong thiếu thốn, khó nhọc nhưng tinh thần lại ham học bỏng cháy. Em xin mẹ cho em đi học để hiện thực ước mơ vào đại học.

“Mẹ em bảo cuộc sống mình đã rất khó khăn rồi nên phải học để thoát cảnh nghèo khó. Em mong mình đỗ vào Trường ĐH Luật Hà Nội để giúp quê hương bớt nghèo khổ, giúp gia đình, nhất là mẹ em – người đã rất vất vả nuôi chúng em vì bố mất sớm”, cô bé 18 tuổi nói.

Video: Cô bé dân tộc Hmông mồ côi cha từ nhỏ với ước mơ đỗ vào trường Luật. (Nguồn: Vietnamnet)

videoPlayerId=53239415d

Ad will display in 09 seconds

Cùng đi với Sao là Lý Thị Ban – bạn thân của em. Ban nói: “Nhà Sao điều kiện khó khăn hơn nhà em nhưng bạn lại học giỏi hơn em”.

Cô bạn thân của Sao kể thêm: “Nhà em cũng gần nhà bạn Sao nên hai đứa thường đi học cùng nhau. Nếu đi bộ thì nhà em hơi xa, nếu đi xe thì gần hơn cho nên cũng có ngày em đi với bạn, cũng có những ngày bạn tự một mình. Đi xe hay bộ vẫn đi đều đều”

Ban cũng đăng ký nguyện vọng vào trường Luật. Cô bé cho hay: “Vì nhà một xóm chúng em nghĩ rằng nếu vào đại học thì đi cùng nhau, cả hai quen rồi.”

Nữ sinh 9 năm lò cò một chân đi học

Cũng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, ở huyện miền núi Phước Sơn xa xôi của tỉnh Quảng Nam, cũng có một cô bé đang “dùi mài kinh sử” với quyết tâm một ngày không xa sẽ “vượt vũ môn”, mở toang cánh cửa đại học.

Em là Hồ Thị Dôm – cô học trò người đồng bào Giẻ Triêng năm nào suốt 9 năm “lò cò một chân đi học”. Và hôm nay, khi hàng trăm ngàn sĩ tử trên khắp cả nước đang trải qua kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Dôm chia sẻ rằng:

“Lớp 10 và 11, em đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến và nằm trong top 4 của lớp. Nghe báo đài cập nhật thông tin về kỳ thi THPT Quốc gia, em thấy nôn nao lắm. Tâm thế em đã sẵn sàng, em sẽ chuẩn bị kiến thức thật tốt để năm tới thi đậu tốt nghiệp và quyết tâm đỗ đại học”.

Cô bé suốt 9 năm “lò cò một chân đi học”.
Cô bé suốt 9 năm “lò cò một chân đi học”. (Ảnh: VTC NEWS)

Nhớ lại vào khoảng tháng 10/2015, băng qua những cung đường ngoằn ngoèo, cánh rừng Phước Sơn bạt ngàn trong cái lạnh tê tái của ngày vào đông, tại Trường Tiểu học và THCS Phước Thành có một cô bé Dôm đã theo học suốt 9 năm và cũng ngần ấy thời gian, Dôm lò cò băng rừng tới lớp chỉ bằng một chân.

9 năm liền, cô bé luôn đạt thành tích nhất lớp. Đặc biệt, Dôm chưa vắng buổi học nào, bất chấp trời mưa hay nắng, mặc cho những quả đồi trọc lóc không ít lần làm chân “khuyết” của cô bé tứa máu.

Thương cảm hoàn cảnh và ngưỡng mộ trước nghị lực phi thường của Dôm, nhóm ‘Mô tô học bổng’ quyết định tài trợ chi phí phẫu thuật phục hồi chân phải dị dạng bấy lâu.

Tháng 10/2016, sau một thời gian điều trị phẫu thuật Dôm bấy giờ đã lấy lại hình hài vẹn toàn tứ chi, tuy nhiên bước đi vẫn còn khập khiễng vì vết thương sau ca phẫu thuật cuối cùng chưa lành hẳn.

Đến cuối năm 2016, Dôm xuất viện hoàn toàn và bắt đầu lại con đường học tập của mình vào năm học 2017-2018, cô bé đã có thể vững bước bằng đôi chân lành lặn vào lớp 10 Trường THPT Khâm Đức.

Đôi chân hiện tại của cô bé đã lành hẳn.
Đôi chân hiện tại của cô bé đã lành hẳn. (Ảnh: VTC NEWS)

Chúc Di (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x