NSƯT Thành Lộc: ‘Xuân này đã hết cô đơn’

23/02/15, 14:30 Tin Tổng Hợp

NSƯT Thành Lộc khiến người ta có cảm giác anh đang thay đổi, từ cách trau chuốt về hình ảnh đến việc dễ chia sẻ cảm xúc trước truyền thông.

Nghệ sĩ Thành Lộc ngày càng phong độ, trẻ trung, năng động hơn mặc dù đã bước qua mùa xuân thứ 54 của cuộc đời. Gần đây, anh thường xuyên tham gia các chương trình truyền hình, xuất hiện tại các sự kiện giải trí và chăm chút hơn về mặt hình ảnh cá nhân. Tại thời điểm TGVH thực hiện bài phỏng vấn này, Thành Lộc vẫn đang bận rộn với hoạt động quảng bá cuốn tự truyện Tâm thành và lộc đời. Ở anh, bạn sẽ khó tìm thấy dấu hiệu nào thể hiện sự cô đơn, trăn trở về nghiệp và đời như những bài báo và bức ảnh chân dung mô tả Thành Lộc cách đây khoảng hơn 3 năm. Không những thế, “phù thủy sân khấu” còn khẳng định rằng anh không cô đơn và nếu có thì anh cũng sẽ đón nhận cảm giác ấy bằng thái độ bình thản.

Cô đơn là đặc ân của thượng đế dành cho nghệ sĩ

– Không khí Tết thường mang đến cho người ta cảm giác ấm áp của sự sum vầy hoặc tủi thân của sự cô đơn. Cảm giác của anh trong những ngày Tết là gì?

– Tôi đã ở độ tuổi không còn những tình cảm sướt mướt hay tủi thân vu vơ như vậy nữa. Công việc rất nhiều nên tôi cũng không có thời gian dành cho sự cô đơn.

– Nhưng khán giả vẫn thấy anh hay nói về sự cô đơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng…

– Tôi chẳng bao giờ nói về sự cô đơn của mình cả. Toàn là thiên hạ cô đơn giúp tôi đó chứ.

– Ất Mùi là một năm tốt hay xấu với Thành Lộc?

– Năm nay tôi rơi vào một ngôi sao rất xấu là sao La Hầu. Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận những điều không may đến với mình một cách bình tĩnh nhất có thể. Đối với tôi, những biến cố, tai ương đều là những thử thách của Thượng Đế. Trái đất còn phân thành hai nửa ban ngày và ban đêm nên con người có năm tốt thì phải có năm xấu, có năm được nhiều thì cũng có năm phải trả lại. Cô đơn cũng là thứ mà người nghệ sĩ phải trả khi nhận được quá nhiều ân sủng từ công chúng, sự nghiệp và ánh sáng hào quang danh vọng.

– Nhưng anh vừa khẳng định là mình không cô đơn cơ mà?

– Đúng vậy, tôi không cô đơn. Ý tôi là nếu tôi có phải cô đơn thì tôi cũng sẽ đón nhận nó như một lẽ tất yếu của quy luật có vay có trả. Đó là sự đền đáp đối với những điều tốt đẹp mình đã nhận được trước đó. Đứng từ góc độ người làm nghệ thuật, tôi nghĩ cô đơn cũng là một ân huệ mà Thượng Đế ban cho người nghệ sĩ để họ sáng tạo, cảm nhận và thăng hoa

Những giao thừa không bao giờ quên

Cứ gần đến Tết, bố mẹ NSƯT Thành Lộc lại đưa các con ra chợ Sài Gòn (tên thường gọi của chợ Bến Thành thời đó) để tham quan, mua sắm. Có lẽ vì thế mà ký ức tuổi thơ về ngày Tết của Thành Lộc gắn liền với hình ảnh nhộn nhịp, sầm uất của chợ Sài Gòn những ngày giáp Tết. Nghệ sĩ Thành Lộc vẫn còn nhớ như in cảm giác náo nức khi đứng giữa không khí rộn ràng của những ki-ốt tấp nập kẻ bán người mua, những tiếng quảng cáo phát trên loa inh ỏi và cả những bản nhạc Trịnh da diết đến nao lòng. Thời đó, nhạc Trịnh Công Sơn rất thịnh hành nên đi đâu cũng nghe người ta mở nhạc Trịnh. Thành Lộc còn nhớ cả việc hãng kem đánh răng Hynos nổi tiếng thời bấy giờ đã lấy ca khúc Gọi tên bốn mùa với tiếng hát Khánh Ly làm nhạc hiệu.

Nghệ sĩ Thành Lộc và chị gái – nghệ sĩ Bạch Lựu chụp vào năm 1988.

Ký ức tuổi thơ về Tết của NSƯT Thành Lộc cũng không thể thiếu tiếng pháo đì đùng với mùi khói pháo thơm thơm, hăng hắc. Sau này khi nhà nước ra lệnh cấm đốt pháo, Thành Lộc rất tán thành nhưng vẫn không khỏi cảm thấy nuối tiếc khi phải chia tay một trong những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Ngoài ra, Tết với anh còn đọng lại ở ký ức về những giao thừa đáng nhớ đã qua. Đêm giao thừa đáng nhớ thứ nhất của NSƯT Thành Lộc là khi anh tham gia ban nhạc dân tộc Bách Việt thuộc Nhà Văn hóa Thanh Niên. Đêm 30 Tết (của một năm thuộc thập niên 1980), cả đoàn biểu diễn đến tận 12 giờ kém 15. Vừa xuống sân khấu, ai nấy đều vội vã chạy về để kịp đón Giao thừa. Thành Lộc cũng cặm cụi đạp xe về. Giữa đường, anh chợt đổi ý, quay ngược ra đường Điện Biên Phủ. Chỉ còn vài phút nữa là đến giao thừa nên đường phố vắng tanh, Thành Lộc đạp xe chầm chậm, tận hưởng khoảnh khắc thiêng liêng theo cách của mình. Giờ đây mỗi khi nhớ lại, anh vẫn còn nguyên cảm giác ngây ngất lúc ấy.

Đêm giao thừa đáng nhớ thứ hai là khi Thành Lộc đang là thành viên của đoàn kịch Trẻ TP HCM. Năm 1983, anh và các đồng nghiệp được phân công đi biểu diễn tại một xã nghèo ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Họ phải ngủ qua đêm tại nhà văn hóa địa phương. Mọi người chỉ có thể cảm nhận được không khí đêm giao thừa khi nghe thấy tiếng pháo vang lên từ phía trung tâm thị xã trong vài phút. Ngay khi tiếng pháo vừa dứt, các anh chị em nghệ sĩ ôm nhau khóc nức nở vì nhớ nhà. Để nguôi ngoai nỗi buồn, mọi người sau đó đã rủ nhau đi vào rừng hái lá cây thay cho hái lộc đầu năm rồi cùng chúc Tết nhau.

Đêm giao thừa đáng nhớ thứ ba của Thành Lộc là khi anh đi công tác tại Berlin, Đức, vào giữa những năm của thập niên 1990. Sau một khoảng thời gian dài không được nghe tiếng pháo, ngửi mùi pháo, Thành Lộc đã không khỏi bồi hồi, xúc động khi nhìn thấy những dây pháo đỏ thân quen nổ đì đùng trước cửa các gia đình người Việt ở Đức. Dù trời rét căm căm nhưng nhìn những xác pháo đỏ rơi trên nền tuyết trắng, Thành Lộc bỗng thấy lòng mình ấm áp lạ lùng.

Hiện tại, với nhiều người, Tết là dịp để nghỉ ngơi, vui chơi. Còn đối với người nghệ sĩ như Thành Lộc, Tết là mùa làm việc cao điểm và cũng là cơ hội kiếm thu nhập tốt nhất trong năm. Cái giá phải trả là anh và nhiều đồng nghiệp không biết đến từ “nghỉ Tết”. Sau khi hoàn tất việc dựng các vở diễn, Thành Lộc tranh thủ nghỉ từ ngày 25 đến 30 Tết. Với anh, sau ngày 30 là hết Tết. Nhiều khi vừa chúc Tết và lì lì xì cho mẹ xong là anh phải chạy đi diễn. Từ ngày mùng 1 đến rằm tháng Giêng, Thành Lộc đều đặn diễn từ 2 đến 3 suất/ngày. Sau khi ăn cơm trưa, anh sẽ đến rạp và diễn suốt từ suất 2 giờ chiều đến 11 giờ khuya. Áp lực công việc mùa Tết khiến Thành Lộc vơi dần cảm giác háo hức và mong Tết. Thậm chí, đôi khi anh thấy mệt mỏi nên mong Tết qua nhanh để trở lại với nhịp sống bình thường.

Theo Linh Lê/Thế giới văn hóa

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x