‘Nói tiếng bụng’: Bạn có muốn rèn luyện kỹ năng độc đáo này?

27/09/17, 14:00 Tri thức

Nói tiếng bụng là một kỹ thuật hữu ích nếu bạn đang có kế hoạch luyện tập để lồng tiếng cho các nhân vật múa rối hay đơn giản là muốn chơi một trò đùa với bạn bè.

Video: Darci Lynne thể hiện 2 vai chú rối trong tiết mục đạt giải quán quân America’s Got Talent.

Việc nói tiếng bụng phụ thuộc vào khả năng làm cho giọng nói của bạn như phát ra ở một nơi khác, cũng như khả năng nói không cử động môi và hàm. Bạn cũng cần phải sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ để hướng sự chú ý của người nghe đến chỗ khác. Dưới đây là những gì bạn cần biết để thực hiện kỹ thuật này.

Phần 1: Luyện tập hiệu ứng từ xa

1. Hít vào. Hít một hơi thật sâu, càng nhiều không khí vào càng tốt.

aid2723447-728px-Throw-Your-Voice-Step-1-Version-2

  • Nói tiếng bụng còn được gọi là “hiệu ứng từ xa” bởi vì nó làm cho giọng nói của bạn nghe như thể không phải phát ra từ phía bạn.
  • Để nói tiếng bụng, cần dựa vào áp lực khi ép một lượng lớn không khí đi qua các khe hẹp ở cổ họng. Như vậy, việc lấy một lượng lớn không khí vào phổi là bước thiết yếu đầu tiên.
  • Thực hành hít sâu mà không gây tiếng động. Hít thật mạnh bằng mũi nhưng phải trong yên lặng để tránh phát ra tiếng thở hổn hển như thở mạnh bằng miệng.

2. Nâng lưỡi lên. Đưa phần cuống lưỡi đến vị trí sát nhưng không chạm vào vòm miệng mềm.

v4-728px-Throw-Your-Voice-Step-2-Version-2

  • Vòm miệng mềm là phần mềm của vòm miệng, nằm gần cổ họng.
  • Hành động này sẽ làm đóng hầu hết cổ họng lại, và chỉ để hở một khe hẹp nhằm tạo ra giọng nói như bị nghẹt.

3. Sử dụng áp lực từ cơ hoành. Hóp bụng để thắt chặt cơ hoành và sử dụng áp lực dưới phổi.

aid2723447-728px-Throw-Your-Voice-Step-3-Version-2

  • Cơ hoành là cơ nằm ngay dưới phổi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hít vào thở ra, và khi bạn hít thở sâu sẽ cần dùng đến cơ hoành này.
  • Vì cơ hoành nằm ngay dưới phổi và xung quanh vùng dạ dày trên, nên việc co dãn cơ ở vùng bụng cũng sẽ làm co thắt cơ hoành.
  • Hóp bụng lại để đường đi từ phổi đến miệng và hốc mũi co lại. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát giọng nói tốt hơn và điều quan trọng là hãy nén hơi vào trong cổ họng.

4. Thở ra từ từ, đồng thời tạo ra tiếng kêu khi hơi thoát qua cổ họng.

aid2723447-728px-Throw-Your-Voice-Step-4-Version-2

  • Bằng cách thắt đường thở lại sẽ khiến luồng hơi chạy quanh thanh quản. Kết quả là âm thanh bị đóng trong cổ họng, khiến cho âm thanh nghe như được phát ra từ một nơi khác.
  • Luyện tập việc kêu theo cách này nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy thành thục. Mỗi lần như vậy hãy nhớ hít vào thật sâu và co cơ bụng lại. Khi cổ họng có cảm giác đau thì hãy ngừng tập.

5. Nói chữ “A”. Lặp lại kỹ thuật hít thở và hóp bụng mà bạn đã dùng để kiểm soát tiếng kêu ở trên. Thay vì phát ra tiếng kêu nhỏ, bây giờ hãy nói một chữ đơn giản như chữ “A”.

1

  • Chữ “A” này cần phải kéo dài và hãy nói ngay khi bạn thở ra, rồi ngân dài cho đến khi đẩy hết không khí trong phổi ra.
  • Lưu ý rằng giọng nói không cần phải to mà càng giống như bị nghẹt càng tốt, vì như vậy sẽ góp phần khiến âm thanh nghe như phát ra từ chỗ khác. Khi luyện tập nhiều hơn, bạn có thể dần dần nói to hơn. Tuy nhiên, lúc mới bắt đầu, chỉ cần tập trung vào việc giữ âm thanh trong cổ họng của bạn.
  • Tiếp tục thực hành kỹ thuật này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với nó. Và hãy ngừng lại nếu cổ họng của bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc mỏi.

6. Thay thế “A” bằng “Xin chào!”.

  • Khi bạn cảm thấy nói tiếng bụng với chữ “A” đã dễ dàng, hãy lặp lại kỹ thuật hít thở và hóp bụng trên và thay thế từ “A” bằng một vài từ khác như “Xin chào”,…
  • Lặp lại cụm từ này thường xuyên cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng với kết quả âm thanh tạo ra.

7. Giới hạn thời gian tập. Những lần tập của bạn không nên kéo dài quá 5 phút.

2

  • Hãy ngừng tập ngay khi bạn cảm thấy đau, rát hoặc căng cổ họng hay phổi.
  • Thanh quản, dây thanh đới và cổ họng của bạn đang phải làm việc theo những cách khác thường. Vì vậy để tránh làm các bộ phận này bị tổn thương hay quá sức, các buổi tập luyện của bạn cần ngắn và tập trung.
  • Khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể luyện tập với thời lượng dài hơn, nhưng các buổi tập vẫn nên trong thời gian tương đối ngắn.

Phần 2: Tạo khẩu hình miệng

1. Kiểm soát cử động của môi. Ba tư thế môi cơ bản được sử dụng khi nói tiếng bụng là tư thế thư giãn, tư thế nụ cười và tư thế mở môi.

3

  • Tạo tư thế môi thoải mái bằng cách tách 2 môi ra, giữ hàm thả lỏng, răng hàm trên và dưới không chạm vào nhau.
  • Tư thế nụ cười là một tư thế khá quen thuộc trong nghệ thuật nói tiếng bụng. Để làm được tư thế này, đâu tiên bạn cần giữ hàm và môi cách nhau giống như tư thế thư giãn, sau đó nhếch nhẹ 2 bên mép như cười nhẹ.
  • Tư thế miệng mở được dùng khi người nói muốn thể hiện sự bất ngờ hoặc ngạc nhiên, nhưng đôi khi nó dễ khiến người khác thấy lưỡi chúng ta cử động. Há miệng sao cho hàm trên và hàm dưới cách nhau một khoảng tương đối. Hai mép môi hơi chếch lên, tạo ra tư thế môi tương tự tư thế cười nhưng rộng hơn.

2. Bắt đầu tập với các âm dễ. Đó là những âm bình thường khi nói chúng ta ít hoặc không cần cử động hàm. Tập từng âm một trước gương cho đến khi bạn nhận thấy miệng mình ít cử động mà vẫn cảm thấy thoải mái.

4

  • Đầu tiên tập phát âm dài ngắn lần lượt các nguyên âm dễ gồm U, E, O, A, I .
  • Tiếp đến là C, G hai âm tương đối dễ. Và những âm khác như D, H, J, K, L, N, Q, R, S, T, X, Z.

3. Kỹ thuật “nhấn trước”. Đối với những âm cần khép môi trong cách phát âm thông thường như B, M thì bạn cần phải dùng một kỹ thuật khác gọi là “nhấn trước”, nó sẽ làm cho câu chuyện của bạn trở nên thuyết phục người xem hơn, âm thanh như thể phát xuất ra từ một nguồn khác nằm bên ngoài miệng của bạn.

5

  • Trong kỹ thuật “nhấn trước”, lưỡi sẽ đóng vai trò thay thế cho môi.
  • Đặt nhẹ đầu lưỡi lên mặt sau của răng, rồi sử dụng một lực nhẹ nhàng giống như khi 2 môi bạn khép lại để tạo ra âm thanh.
  • Kỹ thuật này được dùng cho các âm B, M, P, F, và V. Lưu ý rằng những âm mới được tạo ra này sẽ không thể giống như những âm thông thường được, hãy cố gắng phát âm gần giống nhất có thể mà không cần di chuyển môi.
  • Không sử dụng quá nhiều hơi và không để lưỡi chạm vào vòm miệng. Nếu không chữ B sẽ phát âm giống D còn M sẽ thành chữ N.

Phần 3: Đánh lừa thính giác

1. Tìm kiếm giọng nói

6

  • Một cách đơn giản, để tạo sự nhầm lẫn cho những người nghe thì chính bạn cũng cần giả vờ tìm kiếm giọng nói giống như họ.
  • Khi nói tiếng bụng, dù đã tới mức thành thục các kỹ thuật thì một người gần đó vẫn có thể nghe được giọng nói phát ra từ bạn.
  • Để có thể chinh phục khán giả, hãy hướng tầm nhìn của họ đến một nơi khác.
  • Người ta thường có khuynh hướng chuyển tầm nhìn theo người mà họ đang chú ý. Bằng cách diễn xuất như thể bạn đang “tìm kiếm” người đang nói chuyện, bạn sẽ có thể hướng người nghe cũng “tìm kiếm” điều tương tự.

2.Tập trung vào một vật giả định

7

  • Sau khi kết thúc việc tìm kiếm nguồn gốc của giọng nói, cách tốt nhất để duy trì sự nhầm lẫn của người nghe là giữ ánh nhìn của họ lên một vật giả định.
  • Sự tò mò sẽ hướng người xem tập trung vào hướng nhìn của người mà họ đang chú ý. Bằng cách nhìn chăm chú vào vật thể giả định, người nghe tự nhiên cũng sẽ chăm chú vào vật giả định đó giống bạn. Họ có thể sẽ thoát ra khỏi sự nhầm tưởng này nhưng sẽ phải mất một thời gian lâu, hầu hết phản ứng ban đầu đều sẽ tập trung vào vật giả định.

3. Sử dụng diễn xuất phi ngôn ngữ

8

  • Làm tăng sự nhầm lẫn bằng cách đáp lại “tiếng bụng” như thể bạn đang nói chuyện với một người khác.
  • Nếu bạn đang nói về điều gì đó ngạc nhiên hoặc gây sốc, hãy cố gắng thể hiện cảm xúc đó như nhíu mày, che miệng, thở hổn hển hay vỗ tay,… Tương tự bạn hãy diễn xuất như vậy với các cảm xúc khác.

Theo Wikihow

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x