Nỗi buồn lớn nhất của các bậc cha mẹ là đã dưỡng thành những đứa con bất hiếu

09/12/21, 14:03 Đọc & Suy ngẫm

Mặc dù nói cha mẹ yêu thương con đều không cầu báo đáp, nhưng không ai lại không hy vọng con cái lớn lên sẽ trở thành hiếu tử. Nhưng mong muốn và thực tế vốn rất khác nhau, trong cuộc sống, chuyện những đứa con bất hiếu với cha mẹ không phải là hiếm.

Nỗi buồn lớn nhất của các bậc cha mẹ là đã dưỡng thành những đứa con bất hiếu. (Ảnh: Eva)

Có một cụ bà 80 tuổi, chồng bà đã qua đời từ sớm, một mình bà ngậm đắng nuốt cay nuôi 5 đứa con khôn lớn. Bây giờ con cái bà đều đã lập gia đình, thậm chí đã có con bồng cháu bế, nhưng lại không ai nguyện ý chăm sóc cho bà. Trời đông giá rét, mấy đứa con lại đẩy mẹ già ra ngoài đường, để mặc bà cô đơn lạnh lẽo không nơi nương tựa.

Cụ bà không kìm được nước mắt khi nhớ về quá khứ. Khi còn trẻ, bà nhất quyết không chịu tái giá chỉ vì muốn chuyên tâm nuôi những đứa con khôn lớn trưởng thành. Cho dù khổ cực vất vả, nhịn ăn nhịn mặc, bà cũng chỉ mong sao con cái có thể sống tốt. Không ngờ rằng khi các con lớn lên, chúng lại trở thành những “con sói mắt trắng”, bất hiếu với người mẹ già này.

Hàng xóm xung quanh nói rằng, những đứa trẻ bất hiếu một phần là do bản thân chúng, một phần khác lại là do bà năm đó đã quá nuông chiều chúng. Từ khi các con còn nhỏ, bà đã không ngớt tay chân chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Mỗi bữa ăn, bà luôn bận rộn nấu nướng, còn chưa xong thì đã để chúng ăn trước, chỉ vì sợ thức ăn nguội bọn trẻ ăn uống sẽ không thoải mái.

Cho đến lúc bà ngồi vào mâm cơm thì đồ ăn hầu như đã hết, nhưng bà vẫn đưa ít đồ ăn cuối cùng đến trước mặt các con và giục chúng hãy ăn thêm. Thói quen này tiếp tục cho đến khi những đứa trẻ lớn lên, có điều chúng không thể nhận thức được rằng mẹ phải là người ăn trước.

Tâm của một đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng, bạn vẽ lên cái gì thì sẽ như thế đó. Vậy nên ngay từ khi còn nhỏ, cần phải giáo dục để con cái biết rằng cha mẹ vất vả khổ cực vì mình, nên mình phải hiếu thảo với cha mẹ. Còn nếu một đứa trẻ từ nhỏ đã được cưng chiều, trong lòng ngoài bản thân mình ra thì không còn ai khác, như vậy lớn lên chúng làm sao có thể hiếu thuận được đây? 

Tâm của một đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng, bạn vẽ lên cái gì thì sẽ như thế đó. (Ảnh: Cafef)

Một nhà giáo dục nổi tiếng đã từng nói: “Yêu thương là gì? Nó giống như một cái túi. Cho vào túi là cảm giác hài lòng và lấy ra là cảm giác thành tựu và hạnh phúc. Muốn đứa trẻ cả đời hạnh phúc, nhất định phải để cho chúng học cách cho đi”.

Đáng tiếc là, hầu hết các bậc cha mẹ hiện nay chỉ dành tình yêu thương cho con cái một cách mù quáng, mà không cho con mình cơ hội học cách yêu thương.

Một người mẹ đơn thân hàng ngày đều chi tiêu dè sẻn, nhưng luôn dành cho con trai những gì tốt nhất. Một hôm, người mẹ chiên một đĩa tôm và đặt trước mặt con, đứa trẻ cứ thế cắm mặt ăn mà chẳng còn nghĩ tới ai. Đến khi chỉ còn lại một ít, người mẹ mới lấy ăn, đứa trẻ liền giật lại và nói: “Mẹ mau nhả ra, đây là của con”.

Trong một gia đình, nếu bạn bày biện đồ ăn không đúng vị trí, thì sau này có thể sẽ không có vị trí cho bạn. Vậy đâu là cách đúng đắn nhất? Nếu trong nhà có người cao tuổi, thì đồ ăn dọn ra sẽ đặt trước mặt người đó, nếu không có người cao tuổi thì đặt trước mặt cha mẹ. Trên bàn ăn, người lớn chưa động đũa thì trẻ nhỏ cũng không được phép động đũa. Đây chính là cách dạy con biết ơn công lao của cha mẹ, biết kính trọng cha mẹ.

Trong cuộc sống, nhiều gia đình cũng giống như người mẹ đơn thân ở trên, lấy con cái làm trung tâm khi ăn uống. Đứa trẻ thích ăn món gì liền bày món đó trước mặt chúng, người lớn chỉ miễn cưỡng ăn một miếng, còn lại là để cho đứa trẻ ăn hết một mình.

Thậm chí có gia đình, người lớn còn chưa ngồi vào bàn, đứa trẻ đã nhao nhao ăn trước. Đâu biết rằng về lâu về dài, con cái sẽ biến thành những “con sói mắt trắng”, không hiểu được tôn ti trật tự, cũng không biết thế nào là hiếu thuận với cha mẹ. Những đứa trẻ như vậy, sau này cũng sẽ không được xã hội chào đón, bởi vì chúng không bao giờ biết nghĩ đến người khác, mà chỉ quen lấy bản thân mình làm trung tâm.

Vậy cho nên, nếu không muốn sau này con cái sẽ trở thành những kẻ bất hiếu thì ngay từ nhỏ phải chú trọng đến việc giáo dục nhân cách, bắt đầu từ những quy tắc trong bàn ăn, để lớn lên chúng còn có thể nhận thức được trên dưới. Đừng phá hỏng các quy tắc, phá hỏng con trẻ, để đến cuối cùng là hủy hoại chính mình.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x