Những trải nghiệm bạn sẽ tiếc nếu bỏ qua ở Myanmar

14/08/15, 02:00 Tin Tổng Hợp

Nếu bạn từng đến Bagan nhưng lại chưa ngắm hoàng hôn hay bình minh từ tháp Shwesandaw hoặc chưa đạp xe quanh phố cổ thì chắc chắn bạn sẽ tiếc khi trở về.

Những ai yêu sự khác lạ, thích phiêu lưu và một chút gì đó hoài cổ, đây là lúc thích hợp nhất để bạn đặt chân đến Myanmar, đừng để quá muộn. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau là thời gian lý tưởng nhất để đi Myanmar. Nơi đây vẫn còn xa lạ với khá nhiều người, bởi đất nước này chỉ mới mở cửa được vài năm. Nhưng Myanmar đang đổi mới từng ngày, đang được đô thị hóa đến chóng mặt.

Từ chỗ chỉ đón gần 800.000 lượt người ghé thăm vào năm 2010, giờ Myanmar đã trở thành một điểm dừng chân “hot” trong khu vực Đông Nam Á với 3 triệu lượt khách năm 2014. Các hãng hàng không trên khắp châu lục cũng mở đường bay về đây như Thai Airways, Qantas Airways, Vietnam Airlines và Singapore Airlines. Dưới đây là những trải nghiệm bạn nên nhớ đừng bỏ lỡ:

Du lịch bằng khinh khí cầu hoặc xe đạp

Đây là hình ảnh bạn sẽ thường thấy nếu đến Bagan vào mùa cao điểm du lịch.

Tại cố đô Bagan, bạn có thể tham gia tour du lịch trên khinh khí cầu rất đặc biệt. Cảm giác được ngắm nhìn vô vàn những ngôi chùa vàng, được thưởng ngoạn cảm giác lượn lờ trên không và phóng tầm mắt xuống những vùng đất cổ thật sự rất đặc biệt. Bagan rất nổi tiếng với dịch vụ đã có tuổi đời 16 năm này, tuy nhiên giá không hề rẻ, khoảng 200 USD/người.

Còn nếu bạn muốn nhìn tận mắt hơn sự cổ kính của Bagan, hãy đạp xe khám phá quanh vùng đất này. Bạn có thể chụp ảnh, có thể chiêm ngưỡng những ngôi đền. Và cũng đừng bỏ qua ngôi chùa nổi tiếng Shwesandaw. Đây có thể được xem là ngôi chùa có nhiều người ghé thăm hàng đầu Myanmar. Với kiến trúc cổ kính, nhìn như một kim tự tháp, Shwesandaw thực sự thử thách những ai muốn đến với nó bởi độ dốc ở các bậc thang lên chùa rất lớn. Tương truyền rằng chùa là nơi cất giữ xá lợi là 8 sợi tóc của Phật. Bên cạnh đó còn là vô số kim cương, ngọc lục, đá quý…

Thăm quyển sách lớn nhất thế giới

Ở chân ngọn đồi ở thành phố Mandalay có quần thể chùa Kuthodaw, nơi vẫn được ghi nhận là lưu giữ cuốn sách lớn nhất thế giới với 729 tấm bia đá được khắc kinh Phật. Tại Kuthodaw có rất nhiều ngôi đền, miếu nhỏ mà trong đó có một phiến đá chép lại kinh Phật. Mỗi tấm đá đều là cẩm thạch và được chạm khắc tỉ mỉ. Phải mất 7 năm rưỡi thì người ta mới hoàn thành công trình công phu này. Bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tấm đá ở Kuthodaw nhưng một điều chắc chắn rằng muốn xem qua tất cả là bất khả thi vì Kuthodaw rất rộng lớn. Để thăm hết số trang kinh Phật này, một người cần trung bình hơn một tuần.

Thăm tượng Phật nằm

Tại Yangon, bức tượng Phật khổng lồ trong tư thế nằm có tên Chaukhtatgyi vốn rất nổi tiếng, thậm chí nó là hình ảnh nhận diện của Myanmar. Bởi vậy những ai đến đất nước này đều muốn tìm đến Chaukhtatgyi. Với chiều dài 65 m cùng chiều cao 16 m, Chaukhtatgyi là một thách thức với những ai muốn chụp ảnh với bức tượng này bởi nó quá rộng lớn để có thể lấy trọn trong một khung hình.

Tô điểm gương mặt bằng Thanakha

Đừng quên thử bôi một chút thanaka lên mặt nhé.

Thanakha là dạng bột được mài từ một loại thân cây ở Myanmar mà phụ nữ lẫn trẻ em gái luôn dùng, vừa để trang điểm, dưỡng da, vừa là một nét đẹp truyền thống. Trên đường phố, bạn có thể gặp rất nhiều phụ nữ và trẻ em với những nét hoa văn trên mặt và chắc chắn bạn sẽ thắc mắc về điều này khi mới đến đây. Bột Thanakha được chiết xuất từ nhiều loại cây, được pha chế rất công phu. Có thể coi đây là một loại mỹ phẩm độc quyền tại Myanmar.

Đi dạo trên cầu gỗ UBein

Chiếc cầu U Bein ở Mandalay đặc biệt bởi nó đã tồn tại từ nhiều thế kỷ. Nó cũng được công nhận là cầu gỗ lâu đời nhất và dài nhất thế giới. Chiếc cầu 1,2 km bắc qua sông Taung Tha Man là điểm đến lý tưởng của dân địa phương. Người già chiều chiều ngồi bên cầu chuyện trò, các đôi nam nữ ra cầu tâm sự. Sự bình yên, tĩnh lặng nhất tại Myanmar, có lẽ được tìm thấy bên cầu UBein. Đẹp nhất tại đây chính là lúc hoàng hôn. Với khách du lịch, bạn đừng quên đến chiếc cầu có một không hai này.

Những điều lưu ý

Vì Myanmar là nơi khác biệt với rất nhiều nước trên thế giới nên bạn hãy lưu ý rằng phải mang thật nhiều tiền mặt. Tại đây hầu hết sử dụng tiền mặt, đến ngay cả máy ATM cũng là một điều khá xa xỉ. Có thể ở những khu mua sắm rất lớn, những địa điểm dành cho khách quốc tế thì bạn sẽ được thanh toán bằng thẻ hoặc đôla Mỹ song hầu hết khi cần chi trả, bạn phải chuẩn bị rất nhiều Kyat, đơn vị tiền tệ tại Myanmar. Sử dụng điện thoại, internet tại đây cũng không hề dễ dàng.

Khi mua đồ, bạn đừng quên trả giá vì với khách du lịch, những món đồ bao giờ cũng bị hét với giá rất cao. Hãy chuẩn bị sẵn tinh thần trước khi lên máy bay bởi có thể hãng hàng không sẽ dùng… dây thừng để cột hành lý, thay vì để trong khoang trên đầu hành khách như hầu hết các loại máy bay trên thế giới.

Và cuối cùng, như mọi ngôi chùa khác, khi đến bất cứ đền chùa nào ở Myanmar bạn phải ăn mặc kín đáo, phải để đồ dùng bên ngoài chùa theo quy định.

Hồng Hải

Theo Ngôi Sao

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

x