Những thói xấu thường xuất hiện khi ngủ không nên xem nhẹ

11/03/16, 08:20 Sức khỏe

Ngáy, nghiến răng, chảy nước dãi, nói mơ, tè dầm, hơi thở có mùi, ngủ gà, há miệng… là những tật thường gặp trong khi ngủ. Những thói xấu tưởng như nhỏ nhặt này lại có thể lớn chuyện khi bạn ngủ cùng người khác.

Thường con người chỉ xem các tật xấu khi ngủ là thói quen nhưng rất có thể nó là biểu hiện của bệnh lý. (Ảnh: Internet)

Dưới đây là một số “thói xấu” thường gặp trong giấc ngủ:

1. Ngáy

Thường gặp ở nam giới và phụ nữ tuổi mãn kinh.

Có một số nguyên nhân dẫn đến ngáy như hút thuốc lá, uống rượu, bệnh viêm xoang mãn tính, dùng thuốc ngủ quá nhiều… Đặc biệt những người béo phì thường bị chứng này.

Về cách chữa trị, nếu là người béo phì cần giảm cân. Tập thể dục thường xuyên, tránh uống rượu 4h trước khi ngủ. Tránh ăn nhiều vào bữa tối. Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng. Khi ngủ, nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.

Nếu bệnh quá nặng, cần phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh mà không cần gây mê, chỉ điều trị khoảng 3-5 lần là có hiệu quả.

2. Nghiến răng

Tật nghiến răng khi ngủ thường gặp ở độ tuổi 10 – 40, và có khuynh hướng giảm dần theo tuổi. Ước tính cho thấy nghiến răng khi ngủ chiếm khoảng 10-20% dân số nói chung.

Khi nghiến răng lâu ngày, mặt nhai của răng bị mòn, phẳng hoặc mẻ. Người bệnh bị đau hàm hoặc co cứng các cơ hàm, đau tai, đau đầu âm ỉ buổi sáng…

Một số yếu tố có thể làm xuất hiện nghiến răng như lo âu hay stress. Việc uống các chất kích thích như cafe hay hút thuốc lá dễ làm cho cơ thể sản sinh thêm nhiều hoóc-môn adrenalin (chất kích thích hệ thần kinh giao cảm) khiến tật nghiến răng trở nên nặng thêm.

Lắp máng răng để hai hàm răng tách xa nhau khi ngủ. (Ảnh: Internet)

Một số cách sau có thể làm giảm tật xấu này:

– Khám răng là cách tốt nhất để sàng lọc chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sống một mình, không có ai ngủ cùng để phát hiện chứng nghiến răng khi ngủ về đêm. Nha sĩ sẽ tìm ra các dấu hiệu ở miệng và hàm nếu bạn có tật nghiến răng bằng việc khám thông thường.

– Giảm stress để giảm nguy cơ bị tật nghiến răng khi ngủ. Bạn càng thấy ít lo âu và căng thẳng, càng có cơ hội tránh được tật này.

– Nếu có một người bạn cùng phòng hoặc chung giường, hãy nhờ họ để ý xem có thấy bất kỳ tiếng nghiến nào mà bạn có thể gây ra trong khi ngủ hay không.

– Có thể lắp máng răng để hai hàm răng tách xa nhau khi ngủ, giảm dần hiện tượng nghiến, hoặc dùng các biện pháp dân gian để chữa nghiến răng.

3. Đái dầm

Là một loại tật khi ngủ có liên quan nhiều đến tính di truyền. Trong một nghiên cứu của bác sĩ Mark Zaontz, Trưởng khoa Tiết niệu Nhi tại một bệnh viện khu vực ở New Jersey (Mỹ), người có cả cha và mẹ đều từng đái dầm khi nhỏ thì rủi ro mắc “tật xấu” này là 77%, nếu một trong hai phụ huynh từng đái dầm thì rủi ro là 44%, chỉ 15% còn lại không liên quan đến yếu tố di truyền.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác gây nên bệnh này như sử dụng rượu bia, thuốc lá, bị rối loạn hoóc-môn chống lợi tiểu, bàng quang nhỏ, bị sỏi niệu đạo… Lo lắng cũng là nguyên nhân khiến người trưởng thành đái dầm.

Căn bệnh này không chỉ thuộc lĩnh vực tiết niệu mà còn liên quan đến một số chuyên khoa khác như tâm thần, thần kinh. Vậy nên, muốn xác định rõ nguyên nhân, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ.

4. Chảy nước dãi

Tật tiết nước dãi nhiều về đêm là triệu chứng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh nội khoa, thường do rối loạn ở các tuyến nước bọt và có liên quan đến thần kinh.

Nguyên nhân có thể do thường ngày có thói quen ăn quá nhiều gia vị như ớt, hồ tiêu, bồ tạt… hoặc bữa tối ăn quá no. Ngoài ra cũng có thể do rối loạn đường tiêu hóa hoặc loét dạ dày – hành tá tràng (dịch vị tăng tiết kích thích thần kinh thực vật), rối loạn giấc ngủ hoặc thần kinh bị căng thẳng.

Vì vậy những người hay chảy nước miếng không nên ăn nhiều gia vị, bữa tối không nên ăn quá no, tinh thần luôn luôn thoải mái tránh căng thẳng, không để thiếu ngủ. Lúc ngủ, nên nằm ở tư thế ngửa, thẳng người, kê đầu lên gối. Khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm. Nếu không được thì người bệnh nên đi khám ở khoa tiêu hóa.

5. Nói mơ

Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tùy theo sức khỏe của mỗi người mà thể hiện ra bên ngoài. Nó phản ánh vấn đề tâm lý mà người đó đang gặp phải.

Nếu nói mơ không ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi thì nên tập luyện, thư giãn mỗi ngày để giúp có giấc ngủ tốt, hiện tượng này sẽ giảm. Còn nếu nói mơ kéo dài liên tục kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến công việc thì tốt nhất nên đến các trung tâm y tế hoặc tư vấn tâm lý để được khám và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp

6. Ngủ mở mắt

3_6
Ngủ mở mắt không chỉ gây hình ảnh xấu mà còn liên quan đến bệnh lý của mắt. (Ảnh: Internet)

Nhiều người vẫn nghĩ ngủ gà (hay ngủ mở mắt) chỉ là một hiện tượng bình thường, ngoài làm cho người khác sợ.

Ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não, lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u, rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Một vài trường hợp khác có thể là do di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

Các bác sĩ khẳng định trạng thái ngủ không nhắm mắt là một bệnh lý, chứ không phải là hiện tượng lạ như nhiều người nghĩ. Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt.

Bệnh này có thể điều trị khỏi bằng phương pháp châm cứu, kích thích vào các huyệt vị của dây thần kinh này, giúp nó hoạt động bình thường trở lại.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

    Tuổi trẻ xinh đẹp không phải là vốn liếng lớn nhất của người phụ nữ

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

    Thầy tu và câu chuyện Cái Khố Rách

x