Những tác phẩm xuất sắc đều “được viết bằng trái tim”

09/01/18, 07:05 Đọc & Suy ngẫm

Các tuyệt tác văn học có thể mang đến nhiều cảm xúc và nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong trái tim con người. Nhưng làm thế nào để viết được những bài văn hay cuốn sách hay? Và làm thế nào để tìm được nguồn cảm hứng sáng tác?

Một cảnh trong danh tác “Hồng Lâu Mộng” được vẽ bởi họa sĩ thời nhà Thanh Tôn Văn. (Tranh: Sevilledade / Wikipedia)

Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng gặp gỡ ông Vương Quán Minh, nhà phê bình ngôn ngữ của thời báo Epoch Times, ông bắt đầu viết bài cho báo và web từ tháng 12/2005. Ông Vương có khá nhiều điều chia sẻ về phương thức để có được những bài viết hay.

Đọc là cơ sở để viết, viết là sự mở rộng của việc đọc

Theo ông Vương, một bài báo có sâu sắc và giá trị hay không được quyết định bởi phẩm chất đạo đức và chiều sâu tư duy của tác giả. Ông cho biết chìa khóa của chiều sâu tư duy nằm ở mức độ đọc và trải nghiệm cuộc sống của người đó. Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường từng viết: “Đọc hơn vạn quyển sách, hạ bút như có Thần”.

Ông Vương nói: “Đọc là cơ sở để viết; viết là sự mở rộng của việc đọc”.

Ông Vương đã đưa ra một vài ví dụ đơn giản để minh họa cho tầm quan trọng của việc đọc. Người bắt đầu viết thư pháp phải luyện tập bằng cách bắt chước người khác cho đến khi họ có thể phát triển phong cách riêng của mình. Diễn viên mới bắt đầu cũng phải học hỏi từ người khác trước khi tìm ra phong cách riêng cho mình. Vì vậy, người viết cũng phải bắt đầu bằng cách đọc các tác phẩm của người khác.

Du Fu ancient Chinese poet chinese literature
Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường từng viết: “Đọc hơn vạn quyển sách, hạ bút như có Thần”. (Tranh: roo72/Wikipedia)

Dĩ nhiên, chúng ta cũng cần phải chọn lọc những gì nên đọc. Ông Vương khuyến nghị nên đọc những cuốn sách có chiều sâu như tứ đại danh tác của Trung Hoa: Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử….

Ông Vương cũng khuyên nên đọc những quyển sách mình yêu thích hoặc hữu ích cho viết lách nhằm phát triển tư duy và có thể áp dụng những gì trong sách vào thực tế, đồng thời cũng để kích thích trí tuệ ẩn sâu trong tâm trí và thúc đẩy khả năng sáng tạo làm nên thành công.

Việc đọc phải đi kèm với trải nghiệm

Ông Vương nói, chỉ đọc mà thiếu trải nghiệm thực tế thì không đủ để mở rộng tầm mắt. Ông cho rằng đi các nơi để tìm cảm hứng sẽ làm phong phú vốn sống của con người. “Nếu bạn đi đây đó với mục đích tốt đẹp, bạn sẽ học được nhiều điều từ những trải nghiệm quý giá”, ông Vương nói. Là một tác giả, ông có thể hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc sống thông qua việc ngắm nhìn núi non, biển cả.

Là con người, chúng ta nên vững vàng như núi và rộng lượng như đại dương, ông nói. “Người khác có thể nói bạn tốt hay xấu. Họ có thể giúp bạn hay làm bạn tổn thương. Bạn đối xử với việc này như thế nào? Là một con người, chúng ta nên khoan dung với sai lầm của người khác. Không nên quá để tâm vào những lỗi lầm nhỏ nhặt đến nỗi đêm ngủ không yên. Chúng ta nên có một trái tim rộng lượng”, ông Vương nói.

Các nhà hiền triết vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa như Khổng Tử, Lão Tử, và Mạnh Tử, đều trải qua những điều tương tự khi đi vân du và dạy học. Những chuyến đi như vậy là cơ hội tốt để học hỏi và kiểm chứng suy nghĩ của bản thân. Do đó, “đi vạn dặm” cũng quan trọng như “đọc vạn cuốn sách” vậy.

Mencius-PhidiasNL-Wikipedia
Chân dung Mạnh Tử. (Tranh: PhidiasNL / Wikipedia)

Nâng cao tâm tính sẽ mang lại thành công trong văn chương

Những tác phẩm vĩ đại đều “được viết bằng trái tim”. Câu nói này dường như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Trong khi đọc, người đọc nên chắt lọc những tinh túy từ tác phẩm và tích lũy càng nhiều càng tốt. Sau đó, trước khi viết, cần có được cái nhìn tổng thể, sắc thái, kết cấu cũng như kết thúc của câu chuyện. Khi có được tất cả những điều này, bạn có thể bắt đầu viết bằng cả trái tim.

Chúng ta cũng phải chú ý đến chất lượng của bài viết. Chất lượng bài viết là gì? Ông Vương cho biết:

“Một bài văn thực sự hay có thể nuôi dưỡng tâm hồn người đọc, hướng người đó đến những điều tốt đẹp và cứu người đó khỏi cái xấu. Dĩ nhiên, khó mà có thể viết được một tác phẩm thực sự hay, vì nó cần được chắt lọc từ nhiều năm tháng tích lũy kiến thức”.

Văn hay đã ở đó, chúng ta chỉ tình cờ gặp được

Về cảm hứng, ông Vương nói: “Cho dù người ta có kỹ năng viết và nền tảng văn học tốt, nhưng không có cảm hứng thì cũng không thể tạo ra bất kỳ tác phẩm nào và chỉ có thể sao chép của người khác”.

Nhà thơ nổi tiếng Lục Du nói: “Văn thơ là từ trên Trời rơi xuống, ta chỉ tình cờ bắt được mà thôi”.

Ông Vương cho rằng khi một người có thể tu dưỡng tâm tính theo các nguyên tắc đạo đức truyền thống, thì bài văn của người này sẽ có vẻ đẹp thuần khiết và lương thiện. Người đọc nhiều khi sẽ bị cuốn hút và phải thốt lên rằng: “Đây thực sự là một kiệt tác!”.

Từ thời cổ đại, Khổng giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều dạy con người hướng thiện, ông Vương nói: “Nếu một tác giả biết tu tâm hướng thiện thì bài viết của anh ta sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho thế gian. Anh ta sẽ đạt được thành tựu to lớn, bởi vì Trời sẽ luôn giúp người có thiện tâm”.

dream-of-the-red-chamber-artwork-by-Xu-Baozhuan-1810to1873-Aarchiba-Wikipedia
Một tác phẩm hay có thể tạo nên nhiều cảm xúc và nuôi dưỡng trái tim người đọc. Bức tranh: Một cảnh trong “Hồng Lâu Mộng”.

Hồng Liên, theo Vision Times

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x