Những sự thật về phụ nữ và nước
Không khó để bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ và trẻ em gái đi bộ nhiều dặm đường dưới cái nóng hơn 40 độ C, trên đầu đội những chậu nhôm lớn để đựng nước tại những vùng đất khô hạn trên thế giới.
Phụ nữ là những người sản xuất, cung cấp thực phẩm chủ yếu cho thế giới và có vai trò ngày càng quan trọng trong nông nghiệp, một phần là do sự di cư từ nông thôn ra thành thị của những người đàn ông.
Khoảng hơn 10 triệu phụ nữ và trẻ em gái phải lấy nước từ những nguồn xa xôi mỗi năm.
Nghiên cứu y học đã ghi nhận những trường hợp tổn thương vĩnh viễn đối với sức khỏe của phụ nữ do mang nước như mệt mỏi mãn tính, dị tật cột sống và xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như sảy thai.
Ở một số vùng của châu Phi, nơi mà phụ nữ dùng đến 85% năng lượng hàng ngày để đi lấy nước, tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác là rất cao.
Ở một số vùng, phụ nữ mất đến 5 giờ một ngày để đi lấy củi, lấy nước và đến 4 giờ để chuẩn bị thức ăn.
Tại châu Phi, 90% công việc đi lấy nước, củi và chuẩn bị thức ăn cho gia đình được thực hiện bởi phụ nữ. Trung bình phụ nữ và trẻ em đi bộ 10 – 15 km mỗi ngày để lấy nước và phải mang đến 20 kg hoặc 15 lít cho mỗi chuyến đi.
Tại Myanma, phụ nữ và trẻ em gái là “xe tải nước” của đất nước. Trung bình, phụ nữ và các bé gái ở đất nước đang phát triển này đi bộ 6 km một ngày, mang theo 20 lít nước, làm giảm đáng kể thời gian dành cho công việc sản xuất khác hoặc cho các em học sinh nữ đi học.
Khoảng 30% phụ nữ ở Ai Cập đi bộ hơn 1 giờ một ngày để đáp ứng nhu cầu về nước. Ở một số vùng của châu Phi, phụ nữ và trẻ em dành 8 tiếng một ngày để lấy nước.
Ở một số vùng miền núi của Đông Phi, phụ nữ mất đến 27% lượng calo một ngày của họ trong việc lấy nước.
Người ta tính toán rằng, chỉ riêng ở Nam Phi, tổng quãng đường mà phụ nữ đi bộ để lấy nước cho gia đình mỗi ngày tương đương với 16 lần lên Mặt trăng và quay trở về.
Giá trị kinh tế của các đóng góp không được thanh toán này là rất lớn: Ở Ấn Độ người ta ước tính phụ nữ dành 150 triệu ngày làm việc mỗi năm để lấy nước, tương đương với một sự mất mát thu nhập quốc gia lên đến 10 tỷ Rupee.
70% số người mù trên thế giới là phụ nữ đã bị nhiễm độc trực tiếp hoặc thông qua con cái của họ, với bệnh đau mắt hột, nhiễm khuẩn mù mắt xảy ra ở cộng đồng bị thiếu thốn về nước.
Theo GenderCawater