Những phim Việt được chuyển thể từ các tác phẩm văn học gây chú ý

06/10/15, 08:34 Giải trí

Trong bối cảnh phim Việt không mấy thu hút người xem khi thị trường phim ảnh đầy rẫy những phim nước ngoài có nội dung phong phú. Một làn gió mới cho nền điện ảnh nước nhà khi các tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim ảnh đang được công chúng yêu thích.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

Truyện dài gồm 81 chương của Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản vào cuối năm 2010. Tác phẩm viết về tuổi thơ ở một làng quê nghèo khó. Mỗi chương sách là một câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ trong xóm. Bên cạnh đề tài tình cảm tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh còn đưa vào tác phẩm những nhân vật phản diện, từ đó đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm, cái ác.

Bộ phim chuyển thể do Victor Vũ đạo diễn ra rạp đầu tháng 10. Tác phẩm điện ảnh dệt câu chuyện tuổi thơ ấm áp bằng những khung hình đẹp. Phim có diễn xuất ấn tượng của bộ ba diễn viên nhí với lời thoại dễ thương. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh gây ấn tượng đẹp trong cộng đồng yêu phim ảnh.

Người ở bến sông Châu – Người trở về

2-4579-1443785201.jpg
Hình ảnh trong phim “Người trở về”.

Truyện ngắn Người về bến sông Châu được nhà văn Sương Nguyệt Minh sáng tác năm 1997. Tác phẩm kể về sự bất hạnh mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975. Trong chiến tranh, cô Mây là nữ y tá dũng cảm. Hòa bình lập lại, cô trở về nhà thì thấy bản thân bị gọi là liệt sĩ, người yêu cũ tưởng cô đã hy sinh nên đi lấy vợ. Chịu đựng vết thương từ chiến trường, cô lại nhận thêm những thương tổn trong cuộc sống mới. Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn trên chính bến đò quê hương.

Truyện ngắn được đạo diễn trẻ Đặng Thái Huyền chuyển thể, Điện ảnh Quân đội thực hiện. Phim có tên Người trở về ra rạp dịp 2/9 gây xúc động cho nhiều khán giả.

Quyên

Hình ảnh ấn tượng trong phim "Quyên".
Hình ảnh ấn tượng trong phim “Quyên”.

Tiểu thuyết của Nguyễn Văn Thọ ra mắt năm 2009, từng đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm kể về Quyên – cô gái gốc Hà Nội – theo chồng vượt biên từ Nga sang Đức. Cuộc ra đi tìm kiếm đất hứa trở thành cuộc phiêu lưu chín năm với bao bất ngờ, khổ cực của người phụ nữ đa đoan nơi xứ người. Lấy bối cảnh châu Âu trước và sau thời gian bức tường Berlin sụp đổ, tiểu thuyết chứa đựng cuộc sống người Việt xa xứ.

Xúc động trước câu chuyện của Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Phan Quang Bình quyết định chuyển thể tiểu thuyết thành phim. Tác phẩm có mức đầu tư lớn, ra mắt hồi tháng 6. Phim được đánh giá có nhiều thước quay đẹp, khắc họa nhiều chi tiết ám ảnh. Tuy vậy, người xem chưa được thỏa mãn về thân phận, nội tâm của Quyên như trong tiểu thuyết miêu tả.

Phiên bản – Hương Ga

3-1498-1443785201.jpg
Trương Ngọc Ánh vào vai Hương Ga.

Tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Đình Tú kể về Diệu – cô nữ sinh ngây thơ, trong sáng, em của một phạm nhân. Trong lần vượt biển, gia đình bị nhấn chìm, nhưng Diệu may mắn sống sót. Trở về, cô gặp Hưng – gã lưu manh, bạn tù của anh trai – và từng bước dấn thân vào cuộc đời giang hồ gió bụi. Mặc cảm với quá khứ, hoàn cảnh sống đầy bất trắc cùng sự phản bội của người yêu khiến Diệu làm những việc trái lương tâm. Cô đốt chợ, vào tù, giết người, không có đường hoàn lương.

Đạo diễn Cường Ngô chuyển thể bộ phim với tên Hương Ga. Tại thời điểm ra rạp vào tháng 10/2014, phim thu hút người xem nhờ cốt truyện hành động tâm lý thú vị, dàn diễn viên ăn khách.

Bức huyết thư – Thiên mệnh anh hùng

Hình ảnh trong phim "Thiên mệnh anh hùng".
Hình ảnh trong phim “Thiên mệnh anh hùng”.

Nguyễn Trãi là bộ tiểu thuyết lịch sử chương hồi của Bùi Anh Tấn. Tác phẩm kể việc năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự chùa Côn Sơn – gia trang của ông. Vua về đến Lệ Chi Viên thì băng hà vào buổi đêm. Lúc vua băng hà, bên cạnh có Nguyễn Thị Lộ – người thiếp yêu của Nguyễn Trãi. Triều đình quy tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, Nguyễn Trãi và gia quyến bị tru di cửu tộc.  Dựa vào bối cảnh lịch sử và câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Bùi Anh Tấn kể lại chuyện con cháu của Nguyễn Trãi: việc họ trốn thoát thảm án và can dự vào thăng trầm của triều đình sau đó. Tiểu thuyết mở ra thế giới võ lâm lôi cuốn.

Lấy ý tưởng từ tập hai bộ tiểu thuyết có tên Bức huyết thư, đạo diễn Victor Vũ xây dựng nên phim Thiên mệnh anh hùng. Tác phẩm được đánh giá là một “bom tấn Việt”. Phim có kinh phí 25 tỷ đồng, nhiều cảnh quay tráng lệ với các yếu tố võ thuật, hành động, trinh thám pha tình yêu lãng mạn, cùng chút hài hước và kỳ bí. Bộ phim dành năm giải Cánh diều vàng 2012, đoạt giải Bông sen bạc năm 2013.

Cánh đồng bất tận

5-5495-1443785202.jpg
Cả truyện và phim “Cánh đồng bất tận” đều nhận nhiều giải thưởng, được nhiều công chúng yêu thích.

Truyện vừa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trong tập sách cùng tên Cánh đồng bất tận năm 2005. Cuốn sách đã trở thành một hiện tượng xuất bản khi đạt hơn một trăm nghìn bản sau năm năm phát hành. Tác phẩm kể về cuộc sống, số phận người nông dân lam lũ nơi đồng bằng Nam bộ. Truyện Cánh đồng bất tận đứng đầu trong cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên báo Văn nghệ. Năm 2006, tập sách đoạt Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm cũng được dịch và phát hành ở Hàn Quốc, Thụy Điển.

Tác phẩm được Nguyễn Phan Quang Bình chuyển thể thành công lên màn ảnh rộng. Bộ phim ra rạp cuối năm 2010 khiến nhiều khán giả rơi lệ. Phim có vài chi tiết thay đổi so với truyện, khiến cho tác phẩm đỡ bi kịch hơn. Cánh đồng bất tận có sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng như Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Ninh Dương Lan Ngọc, Tăng Thanh Hà… Phim dành bốn giải Cánh diều vàng năm 2010, Giải báo chí bình chọn Cánh diều vàng 2010.

Theo VnExpress

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x