Những người đầu tiên dám đứng ra kiện Giang Trạch Dân 16 năm trước

Đến nay, đã có hàng trăm ngàn đơn kiện Giang Trạch Dân – thủ phạm chính của cuộc bức hại Pháp Luân Công được gửi đến các cơ quan tư pháp cao nhất của chính quyền Trung Quốc. Còn cách đây 16 năm, những người đầu tiên dám dũng cảm đứng ra kiện Giang Trạch Dân, số phận của họ ra sao?

kien-giang-trach-dan-dai-dien
Giang Trạch Dân – thủ phạm chính của cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet)

Ngày 20/7/1999 đánh dấu một thời kỳ lịch sử tàn khốc và đen tối của Trung Quốc khi cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện cổ xưa đem lại lợi ích cả thân lẫn tâm cho hơn 100 triệu người Trung Quốc theo tập lúc bấy giờ.

ĐCSTQ đã huy động tất cả lực lượng chính quyền từ công an, đặc vụ, cơ quan tuyên truyền cho đến các phương tiện truyền thông xã hội để phỉ báng, vu khống Pháp Luân Công. Xe tải đi vòng quanh đường phố Bắc Kinh, mở loa ầm ĩ cảnh báo người dân không được tập Pháp Luân Công.

Các kênh truyền hình nhà nước liên tục phát sóng, không ngừng nghỉ trong nhiều ngày tuyên truyền tập Pháp Luân Công là “bất hợp pháp”.

Học sinh và giáo viên bị kéo vào các “buổi đấu tố” chống Pháp Luân Công, rằng phải có một thái độ “đúng đắn” với môn “tà giáo” này nếu không họ sẽ bị đuổi học hoặc thôi việc.

Các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa phải từ bỏ đức tin của mình hoặc họ sẽ bị bắt, bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức hoặc nhà tù. Ở đó, họ bị tẩy não và tra tấn rất tàn bạo, và một số trường hợp đã bị giết chết vì từ chối từ bỏ đức tin.

Toàn Trung Quốc lúc bấy giờ bị bao phủ bởi một bầu không khí tràn ngập sợ hãi và im lặng.

Ông Chu Kha Minh, nhà thiết kế nội thất giàu có bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng: “ĐCSTQ nghĩ rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ không dám kháng cự hoặc lên tiếng chống lại họ, chứ đừng nói tới việc sử dụng tên thật của mình để nộp đơn kiện họ”.

Ông đã thực sự nộp đơn kiện.

Dũng cảm đứng ra kiện Giang Trạch Dân 

Ông Chu cùng vợ và cháu rể của ông đã khốn đốn bởi sự bất công của cuộc đàn áp vô nhân tính nhằm tiêu diệt toàn bộ đức tin của những người tu luyện. Họ đã tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ chính hệ thống tòa án Trung Quốc.

Vào ngày 25/8/2000, ông Chu và người cháu rể Vương Kiệt (tên của người vợ đã được xóa khỏi đơn khiếu kiện cuối cùng) đã trở thành những học viên Pháp Luân Công đầu tiên nộp đơn khiếu kiện lãnh đạo ĐCSTQ lúc đó là Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công.

Sự dũng cảm đó đã khiến họ bị bắt giữ, theo sau đó là những năm tháng dài đằng đẵng bị giam trong ngục tù, bị đánh đập tàn bạo, và cuối cùng là cái chết của anh Vương. Anh Vương đã được thả sau khi bị tra tấn dã man trong tù, nhưng anh đã qua đời vì vết thương quá nặng 6 tháng sau đó. Ông Chu cũng được thả sau 5 năm bị giam giữ phi pháp, ông trở nên gầy yếu, hốc hác, và bị đánh gẫy 9 cái răng.

Hơn 16 năm sau đó, hàng trăm ngàn đơn kiện chống lại Giang Trạch Dân đã được gửi đến các cơ quan tư pháp cao nhất của chính quyền Trung Quốc. Một số học viên Pháp Luân Công và các công dân Trung Quốc nộp đơn khiếu kiện đã phải đối mặt với sự trả đũa từ các lực lượng an ninh địa phương, nhưng không nghiêm trọng như vụ bắt bớ, đánh đập ông Chu và anh Vương vào những năm 2000.

Làn sóng khởi kiện ông Giang bắt đầu từ năm 2015 cho thấy một nỗ lực chưa từng có nhằm đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý. Tuy Pháp Luân Công vẫn bị đàn áp nặng nề ở Trung Quốc ngày nay, phong trào kiện ông Giang có thể mang đến cho ông Tập Cận Bình con đường khả dĩ để giải quyết một trong những vấn đề xã hội và chính trị nhức nhối nhất của Trung Quốc đương đại. Ông Tập có cơ hội để kết thúc cuộc đàn áp này, và xem xét lại tương lai chính trị của Trung Quốc – nếu đó là sự lựa chọn mà ông muốn.

Từ một đốc công trở thành người kiêng rượu hoàn toàn

Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. (Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công luyện công tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. (Minghui.org)

Khí công trở nên cực kỳ phổ biến ở Trung Quốc trong những năm 1980 và 1990, chủ yếu vì những lợi ích sức khỏe mà các môn tập này mang lại. Mặc cho những ảnh hưởng tâm linh vốn gắn chặt với khí công, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ theo chủ nghĩa vô thần lúc bấy giờ vẫn ủng hộ cái gọi là “cơn sốt khí công”, và thành lập các viện nghiên cứu công bố những kết quả nghiên cứu nghiêm túc về hiện tượng này.

Pháp Luân Công là môn khí công nổi tiếng bậc nhất vào những năm 1990. Vào năm 1992, nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí đã giới thiệu các bài luyện công ra công chúng, và không thu phí các học viên. Sau 7 năm, một cuộc khảo sát chính thức của ĐCSTQ ước tính có khoảng 70 triệu người ở Trung Quốc thuộc mọi giai tầng xã hội đều đang tập Pháp Luân Công, từ đầu bếp, người lao công cho đến quân nhân, hay các cán bộ lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ.

Bà Đoàn Vị, vợ của ông Chu Kha Minh cho biết bà chọn tập Pháp Luân Công sau khi tận mắt chứng kiến hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu của môn tập này.

Tại một công viên ở Bắc Kinh, bà Đoàn đã tình cờ gặp một học viên được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn 4 nhưng trông anh vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. “Là một bác sĩ, chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của bệnh nhân là tôi biết ngay họ có vấn đề về gan, tim, hay thận. Nhưng nước da của anh ấy lại không phù hợp với chẩn đoán của y khoa”.

Bà Đoàn là một bác sĩ nổi tiếng, bệnh nhân của bà thường là các tướng lĩnh cấp cao của ĐCSTQ và các quan chức chính phủ cao cấp trong khu vực Đông Nam Á. Bà đã phát biểu như vậy trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) ở Đài Loan, một kênh truyền hình độc lập nói tiếng Hoa, cũng là thành viên của Tập đoàn Truyền thông Đại Kỷ Nguyên có trụ sở tại New York.

Các học viên Pháp Luân Công cùng với con của họ đang luyện công ở Bắc Kinh trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. (Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công cùng với con của họ đang luyện công ở Bắc Kinh trước khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. (Minghui.org)

Bà Đoàn sau đó đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Chu Kha Minh sau khi họ bắt đầu quen nhau vào năm 1998. Ông Chu, sau nhiều năm bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc đã bị thu hút bởi Pháp Luân Công chính ở khía cạnh của sự tự tu luyện nhằm cải thiện bản thân thông qua việc tuân theo các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Các công nhân của ông Chu đã rất ấn tượng trước những thay đổi về hành vi và thói quen của ông chủ: ông Chu đã dạy các đốc công trở nên biết thông cảm hơn và lịch sự hơn, và ông từ một người uống hơn chục chai rượu và bia hàng đêm trở thành một người kiêng rượu hoàn toàn.

Anh Vương Kiệt, nhân viên của ông Chu và cũng là một học viên Pháp Luân Công, trước đó đã nói với dì của mình – bà Đoàn – rằng người cầu hôn bà là người khó tính và không hợp với bà. Nhưng anh đã phải thay đổi quan điểm sau khi nhận ra ông Chu đã không ngừng cải thiện bản thân theo các nguyên lý của Pháp Luân Công. Ông Chu và bà Đoàn đã kết hôn sau đó.

Đổi trắng thay đen

Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999. (Minghui.org)
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa gần Trung Nam Hải ở Bắc Kinh vào ngày 25/4/1999. (Minghui.org)

Theo các nhà phân tích chính trị ĐCSTQ, sau khi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đột nhiên chú ý đến Pháp Luân Công, và vội vàng quyết tâm Pháp Luân Công phải bị “xóa sổ” – một nỗ lực nhằm củng cố quyền lực trong Đảng khi ông ta còn tại vị.

“Có thể nào chúng ta, những đảng viên Đảng Cộng sản, được trang bị chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại cái thứ Pháp Luân Công hay sao?” . Ông Giang đã viết như vậy trong một lá thư gửi các thành viên cấp cao của ĐCSTQ sau khi 10.000 học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa bên ngoài Trung Nam Hải vào ngày 25/4/1999 nhằm kiến nghị chính quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu bất hợp pháp sau khi vụ bắt giữ một số học viên xảy ra ở Thiên Tân. Tình huống này dường như đã được Thủ tướng Chu Dung Cơ giải quyết một cách thiện chí.

Nhưng vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Doanh nhân Hồng Kông Chu Kha Minh, người nộp đơn khiếu kiện hình sự chống lại lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thể chế chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử. (Đại Kỷ Nguyên)
Doanh nhân Hồng Kông Chu Kha Minh, người nộp đơn khiếu kiện hình sự chống lại lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thể chế chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử. (Đại Kỷ Nguyên)

“Khi tôi nhìn thấy các tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc … Tôi đã bật khóc ngay lúc đó”, ông Chu nói với NTD. “Nó giống như đổi trắng thay đen – rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công và trở thành người tốt với sức khỏe được cải thiện, nhưng Pháp Luân Công lại bị cho là ‘xấu’ và ‘tà’”.

Tồi tệ hơn, các học viên ở khắp mọi nơi bị các cơ quan an ninh bắt giữ, sau đó bị đưa đến các trung tâm giam giữ, trung tâm điều trị tâm thần, và các trại lao động cưỡng bức, rồi bị tra tấn đến chết.

Đầu tiên, ông Chu, bà Đoàn Vị và anh Vương Kiệt gửi thư cho ông Giang nói rõ về Pháp Luân Công và yêu cầu dừng cuộc đàn áp ngay lập tức, nhưng họ không bao giờ nhận được hồi âm. Sau đó, họ gửi hàng ngàn lá thư tương tự cho các giới chức chính quyền, và các phương tiện truyền thông trong nước và hải ngoại.

Những lời thỉnh cầu của họ chỉ nhận được sự im lặng. Ngay sau đó, danh sách các học viên bị tra tấn đến chết bắt đầu xuất hiện trên Minghui.org (Minh Huệ), trang web đầu tiên chuyên đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Những cái chết từ cuộc bức hại đã thúc đẩy họ bước ra làm điều không tưởng – tiến hành một vụ kiện chống lại Tổng Bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ vì tội ác chống lại loài người.

Ông Chu cho rằng ông Giang đã vi phạm một số điều khoản của luật pháp Trung Quốc bởi vì ông ta đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công bất hợp pháp, chưa kể ông ta đã tung ra một chiến dịch tra tấn được nhà nước tổ chức và chỉ đạo.

Ông bà Chu và anh Vương đã tự nghiên cứu các tài liệu về Hiến pháp Trung Quốc, luật hình sự và tố tụng hình sự. Họ phát hiện rằng ông Giang đã vi phạm một số điều khoản của luật pháp Trung Quốc bởi vì ông ta đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công bất hợp pháp, chưa kể ông ta đã tung ra một chiến dịch tra tấn do nhà nước tổ chức và chỉ đạo. Họ kết luận cách tốt nhất là nộp đơn khiếu kiện hình sự bằng văn bản đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan công tố cao nhất của chính quyền Trung Quốc.

Đơn kiện ban đầu gồm có lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, trưởng ban Chính trị Pháp luật La Cán, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Tăng Khánh Hồng, có chữ ký của ông Chu Kha Minh, bà Đoàn Vị và anh Vương Kiệt. Nhận thấy có thể xảy ra sự trả thù tàn khốc, ông Chu và anh Vương sau đó đã gạt tên của bà Đoàn và gửi bản đã chỉnh sửa của đơn kiện vào tháng 8/2000.

Được lịch sử lựa chọn

Phải 15 năm sau, ngày 15/52015 thì mới có đơn kiện tiếp theo của một học viên Pháp Luân Công nhằm đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý ở Trung Quốc.

Trương Triệu Thân, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hồ Bắc đã gửi đơn kiện Giang Trạch Dân cho một đại diện công tố viên nhà nước ngay giữa phiên tòa xét xử ông (vì đã “truyền bá thông tin về Pháp Luân Công trên Web”) ở tòa án trung cấp Tương Dương, Hồ Bắc .

Tòa án nhận đơn kiện, và ông Trương trở về nhà bình an vô sự.

Được truyền cảm hứng từ sự thành công của ông Trương, các học viên Pháp Luân Công trên toàn Trung Quốc đã đệ đơn khiếu kiện của họ lên các Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những đơn khiếu kiện này bao gồm việc liệt kê các cuộc bức hại đối với chính các học viên hoặc thân nhân của họ; một danh sách các tội ác mà Giang Trạch Dân đã gây ra; các điều khoản cụ thể trong Hiến pháp và luật hình sự mà ông Giang đã vi phạm khi thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.

Cho đến nay, hơn 209.000 học viên Pháp Luân Công và công dân Trung Quốc đã nộp đơn kiện ông Giang lên cơ quan pháp luật cao nhất của nước này, theo số liệu chưa đầy đủ được Minh Huệ báo cáo.

Các tòa án dường như đều tiếp nhận các vụ kiện sau khi một cuộc cải cách pháp lý được thông qua vào tháng 5/2015 yêu cầu các cơ quan luật pháp cao nhất của Trung Quốc phải tiếp nhận và phản hồi tất cả các đơn khiếu kiện hình sự.

Dưới triều đại Giang Trạch Dân và người kế nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào, mọi nỗ lực khởi động thủ tục tố tụng pháp lý chống lại lãnh đạo Đảng đương nhiệm hay thậm chí đã nghỉ hưu là điều không tưởng và không thể.

Theo ông Hugo Peng, một cựu luật sư nhân quyền ở Trung Quốc, nỗ lực thất bại của ông Chu và anh Vương vào tháng 8/2000 đã châm ngòi cho một sự thay đổi rất chậm trong tư duy của cộng đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của cả người dân Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Công đối với việc khởi kiện cuộc đàn áp của ông Giang trên cơ sở pháp lý.

“Họ là những người tiên phong. Nếu không có những gì họ đã làm, có lẽ sẽ không có nhiều người thế này nghĩ đến việc sử dụng công cụ pháp luật để giám sát cuộc đàn áp, cũng như khởi kiện những tội ác mà Giang và phe cánh của ông ta gây ra”.

“Sau tất cả, ai đó cần đi tiên phong, và lịch sử đã chọn họ”.

Hủy hoại thân thể

Vào tối ngày 6/9/2000, ông Chu Kha Minh và anh Vương Kiệt bị bắt tại nhà của bà Đoàn Vị ở Bắc Kinh. Thông qua mối quan hệ cá nhân, bà Đoàn sau đó biết được Giang Trạch Dân và La Cán đã ban hành lệnh bắt giữ chồng và cháu trai của bà.

Ban đầu, ông Chu và anh Vương bị đưa tới một cơ sở giam giữ bí mật ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh, sau đó chuyển đến trung tâm giam giữ số 1 Bắc Kinh, một nhà tù khét tiếng chuyên giam giữ các tù nhân chính trị trong thời Đại Cách mạng Văn hóa và sau vụ thảm sát Thiên An Môn.

Các học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp và tra tấn tàn bạo các học viên Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2001. (Minghui.org)
Các học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp và tra tấn tàn bạo các học viên Trung Quốc tại Bắc Kinh vào năm 2001. (Minghui.org)

Ông Chu và bà Đoàn lúc đầu tưởng rằng anh Vương sẽ được đối xử tốt hơn trong trại tạm giam vì cha mẹ của anh đều là những cán bộ cao cấp của ĐCSTQ. Nhưng những người giám sát anh Vương tại trung tâm giam giữ bí mật, và sau đó là nhà tù, lại tuân theo chỉ đạo “hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân.

Trong cơ sở giam giữ bí mật, các lính canh lột hết quần áo của anh và giữ anh đứng dưới một vòi nước nhỏ giọt trong tiết trời mùa thu ở khu vực miền núi giá lạnh ở Phòng Sơn, phía tây Bắc Kinh. Sau đó họ liên tục thực hiện những cú đá man rợ vào lưng và ngực của anh làm trò tiêu khiển. Theo bà Đoàn, một bác sĩ y khoa, sự tra tấn tàn bạo này đã gây ra những nội thương nghiêm trọng góp phần dẫn đến cái chết của anh.

Tại trại tạm giam số 1 Bắc Kinh, gông cùm chân đã mài mòn da và làm trơ xương của anh. Anh Vương sau đó nói với bà Đoàn rằng anh đã phải trải qua rất nhiều hình thức tra tấn dã man mà ĐCSTQ áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công, như đã được trang Minh Huệ báo cáo tại thời điểm đó: đánh đập tàn bạo, dùng tàn thuốc lá đang cháy dí vào người, hay chọc những cây tăm nhọn vào móng tay của học viên. Đã có lúc anh Vương bị đánh đến mức hôn mê một tháng liền.

Khi anh Vương được thả do người nhà đóng tiền bảo lãnh tại ngoại vào ngày 30/11/2000, cơ thể của anh gần như bị hủy hoại, anh phải lọc máu 2 ngày một lần và không còn khả năng kiểm soát bàng quang hay đường ruột của mình. Vào tháng 4/2001, một vài người bạn đưa anh rời khỏi Trung Quốc đến Indonesia, nơi mà dì Đoàn của anh đang cư trú lúc đó. Hơn một tháng sau, anh đổ gục xuống nền gạch lạnh giá trong phòng tắm nhà bà Đoàn và qua đời.

foto_3_Wang
Anh Vương Kiệt.

Bà Đoàn đưa thi thể của anh Vương đến một bệnh viện ở Indonesia để khám nghiệm tử thi nhằm xác định chính xác nguyên nhân cái chết của cháu trai bà. Sau khi tiến hành khám nghiệm tử thi, và trước khi viết biên bản khám nghiệm, các bác sĩ nói với bà rằng: “Tim bị phình to gấp đôi … với thương tích này thì không thể xảy ra trong một sớm một chiều”. Các bác sĩ cho biết thận của anh cũng bị co lại. Tất cả chỉ còn việc đến lấy biên bản khám nghiệm chính thức vào cuối tuần.

Nhưng khi họ đi đến bệnh viện lấy báo cáo thì bà Đoàn mới biết vị bác sĩ này đã đi nước ngoài đột xuất. Họ đã trở lại bệnh viện nhiều lần, cho đến khi bác sĩ trở về một tháng sau đó. Nhưng ông ta đã đưa báo cáo với một kết luận bất ngờ rằng không có gì bất thường với tử thi của anh Vương Kiệt. “Chúng tôi biết rằng họ đã bị mua chuộc”, bà Đoàn cho hay.

Ông Chu thì bị 5 năm tù giam và cũng trải qua những cách thức tra tấn tương tự, các lính canh sốc điện vào những nơi nhạy cảm trên cơ thể ông như đầu, hai bên nách, và bẹn bằng dùi cui điện, đánh đập, và không cho ông ngủ bằng cách buộc ông phải ngồi trên một cái ghế nhựa nhỏ trong 6 ngày liền. Ông đã được thả vào năm 2006.

Chờ đợi thay đổi

Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công diễu hành trong buổi lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại New York ngày 13/5/2016. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công diễu hành trong buổi lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại New York ngày 13/5/2016. (Benjamin Chasteen / Epoch Times)

Hiện nay, một số người nộp đơn khiếu kiện hình sự ông Giang Trạch Dân vẫn phải đối mặt với việc bị bắt giữ và tạm giam, nhưng không có trường hợp nào được ghi nhận là bị đánh đập tàn bạo như những gì đã xảy ra với ông Chu Kha Minh và anh Vương Kiệt.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, ông Chu cho biết: “Sự bức hại những người khởi kiện ông Giang rõ ràng đã dịu lại”. “Ngay cả khi bắt bớ xảy ra thì lý do để bắt giữ không phải là kiện Giang”.

Trường hợp của bà Thịnh Hiểu Vân, mẹ vợ của người dẫn chương trình nổi tiếng trên YouTube Hác Nghị Bác (Ben Hedges) là một ví dụ.

Tháng 10 năm ngoái, nhân viên an ninh ở vùng đông bắc Trung Quốc đã đột nhập vào nhà của bà Thịnh và bắt bà đi sau khi bà đệ đơn kiện hình sự ông Giang. Một số học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Khánh, thuộc tỉnh Hắc Long Giang, một trong những tỉnh bị bức hại nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc, cũng đã bị bắt giam cùng với bà Thịnh.

Tuy nhiên, trong khi bị giam giữ, bà Thịnh và các học viên khác được phép tập các bài công pháp và đọc các bài giảng của Pháp Luân Công. Khi bà Thịnh được thả 10 ngày sau đó, cảnh sát thậm chí đã trả lại máy tính cho bà.

“Hiện nay cảnh sát đối xử với các học viên Pháp Luân Công tốt hơn. Họ biết các học viên là những người tốt nhưng bị hiểu lầm”, bà cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại.

Luật sư nhân quyền Trương Tán Ninh cũng cho rằng các quan chức trong ngành công an và hệ thống pháp luật đang dần nhận ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một sai lầm, và họ đang chờ đợi xem tình hình chính trị ở Trung Quốc sẽ thay đổi thế nào trong tương lai.

“Ví dụ, trong nhiều vụ bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công của tôi gần đây, tòa án đã sử dụng các lý do khác nhau để trì hoãn việc truy tố các học viên”, ông Trương nói. “Tôi nghĩ rằng họ đang chờ đợi những thay đổi chính sách từ cấp trên”.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã thanh trừng nhiều phụ tá thân tín của ông Giang và bạn bè của họ khi ông củng cố quyền lực chính trị của mình. Trong đó có cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai và cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang, cả hai đều là những nhân vật hỗ trợ đắc lực cho cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công. Thậm chí Lý Đông Sinh, người đứng đầu phòng 610, cơ quan ngoài vòng pháp luật do ông Giang thành lập để tiêu diệt Pháp Luân Công, cũng đã bị hạ bệ. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy ông Tập đang nhắm tới những kẻ bức hại Pháp Luân Công.

Trong sách mới xuất bản, ông Tập Cận Bình tuyên bố không có “Đan thư thiết khoán” và “Thiết mạo tử vương.” (Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Ông Tập gần đây được cho là có những động thái rõ ràng về vấn đề Pháp Luân Công, chẳng hạn như “thanh trừng phe cánh ông Giang Trạch Dân” và “tiếp quản Phòng 610”, Andrew Junker, một nhà xã hội học tại Đại học Chicago cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước đó. Ông Junker hiện cũng đang viết một cuốn sách về Pháp Luân Công.

“Tôi thấy Pháp Luân Công sẽ gặp bất lợi nếu họ đối đầu với ông Tập Cận Bình; cách tốt nhất là mở rộng cánh cửa nhiều nhất có thể, để khuyến khích ông Tập thực hiện những bước đi đúng hướng”, ông Junker nói thêm.

Bằng cách quy trách nhiệm kẻ cầm đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho Giang Trạch Dân qua các đơn khiếu kiện hình sự của mình, các học viên Pháp Luân Công có thể đã vô tình tạo cho lãnh đạo ĐCSTQ hiện thời Tập Cận Bình một cơ hội để chấm dứt cuộc đàn áp mà không làm ảnh hưởng đến quyền lực chính trị hiện tại của ông Tập.

Trong khi đó, Giang Trạch Dân và các con trai của ông ta được cho là đã bị quản thúc từ tháng 3 năm nay, và hiện tại có thể đang bị giam lỏng, một nguồn tin giấu tên thông thạo tình hình cho hay.

Trịnh Ân Sủng, một luật sư nhân quyền nổi tiếng người Thượng Hải, hiện đang bị quản thúc tại gia sau khi đối đầu với “phe cánh Thượng Hải” của ông Giang, gần đây đã nói với Đài phát thanh Hy Vọng rằng các lực lượng an ninh giám sát ông đang công khai thảo luận về tình huống của ông Giang và các con trai của ông ta. Các bạn học cũ có quyền lực thậm chí đã mời ông Trịnh đến ăn mừng “Giang Trạch Dân bị kết liễu.”

Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh, ông Trịnh nói rằng có nhiều người dân ở Thượng Hải và luật sư nhân quyền ủng hộ phong trào đưa ông Giang ra công lý, và ông tình nguyện làm công tố viên chính khi vụ việc của ông Giang được đưa ra tòa.

Trong làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, ông Chu Kha Minh đã quyết định gửi một đơn khiếu kiện khác.

Ông nói: “Bởi cuộc đàn áp tàn bạo này mà rất nhiều học viên Pháp Luân Công rơi vào cảnh gia đình bị tan vỡ; thậm chí một số người đã bị mổ sống để lấy nội tạng, liệu chúng tôi có thể thờ ơ được chăng?”.

“Tôi hy vọng làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân sẽ ngày càng lớn mạnh”, ông Chu nói thêm. “Chúng tôi sẽ đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý, và sau đó chúng tôi có thể trở lại cuộc sống bình thường”.

Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Juliet Song và Matthew Robertson đóng góp vào bài viết này.

Theo Daikynguyenvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x