Những mỹ nhân thiên cổ tự nguyện tuẫn táng theo Hoàng thượng

17/07/15, 10:08 Tri thức

Hai nàng hậu phi tuy sống cách xa nhau gần 200 năm, xuất thân khác nhau, không cùng thân thế, nhưng cuối cùng lại chọn cái chết giống nhau để kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình đó là tự nguyện tuẫn táng khi Hoàng đế qua đời.

Sau thời Đường Thái Tông, hậu cung Đại Đường không bao giờ yên ả. Các phi tần không tranh sủng, tranh tình thì cũng vì tranh vị, tranh quyền mà dùng mọi thủ đoạn biến hậu cung thành chiến trường ác liệt.

Vậy mà với khoảng thời gian gần 300 năm tồn tại của vương triều Đại Đường, trong chốn hậu cung đầy quyền vọng ấy lại có hai nàng phi tần không màng danh lợi, thậm chí cả tính mạng của mình, tự nguyện tuẫn táng theo hầu Hoàng thượng. Mối kỳ duyên thiên cổ này khiến cho hậu nhân cảm thấy thổn thức, ngậm ngùi thương tiếc. Đó chính là nàng Từ Hiền Phi của Đường Thái Tông và Vương Hiền Phi của Đường Vũ Tông.

Từ Hiền Phi tên Từ Huệ là người Triết Giang, Hồ Châu. Nàng là phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Nàng sinh vào tháng 5, năm Trinh Quan nguyên niên, tức năm 627.

Không giống với những đứa trẻ khác, khi vừa chào đời, nàng đã biết gọi cha gọi mẹ. Năm lên bốn tuổi, nàng đã đọc thuộc làu “Luận ngữ” và “Mao thi”. Năm lên 8 tuổi đã có thể xuất khẩu thành thơ.

Cha nàng là Từ Hiếu Đức muốn kiểm tra học vấn của nàng nên đã cho nàng mô phỏng theo bài “Ly Tao”, một tác phẩm nổi tiếng của Khuất Nguyên làm một bài thơ.

Không ngờ cô bé Từ Huệ, trong thời gian ngắn đã viết bài thơ với lời thơ thanh thoát, khiến cha cô cảm thấy vô cùng kinh ngạc.

nhung-ky-nu-noi-tieng-trung-quoc-co-dai-hinh-3

Từ Hiếu Đức biết được tài khí của con gái không phải tầm thường, nên đã tìm cách quảng bá văn chương cho nàng. Hơn 10 tuổi, tài năng của Từ Huệ vang xa khắp nơi đều biết.

Danh tiếng của nàng được truyền đến tai Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Lúc này Trưởng Tôn hoàng hậu cũng đã mất vài năm. Hoàng đế đang tìm người tri kỉ để bầu bạn.

Vì thế, hoàng thượng liền ban thánh chỉ, triệu nàng Từ Huệ vào cung phong thành Tài nhân. Việc được nhập cung, được chuyên tâm học tập, đọc sách đã trở thành một việc tốt đối với Từ Huệ.

Lý Thế Dân là người tràn đầy năng lượng và tài trí. Vì thế, ông cũng yêu cầu rất cao đối với các phi tần của mình.

Khi thấy Từ Hụê vô cùng nghiêm túc, say sưa học tập ông thấy vô cùng vui mừng. Chẳng bao lâu, ông đã phong cho Từ Huệ từ Tài nhân ngũ phẩm lên Tiệp dư tam phẩm. Sau này tấn phong lên Sung dung nhị phẩm.

Dưới thời Thái Tông, ngoại trừ Trưởng Tôn hoàng hậu ra, thì đây chính là cấp bậc cao nhất của các phi tần. Hoàng thượng cũng phong cho cha nàng làm Lễ bộ Viên ngoại lang.

Đáp lại ân tình sâu đậm của hoàng thượng, nàng Từ Huệ giống một người bạn tâm giao, tri kỉ, luôn mang đến cho hoàng thượng những phút giây vui vẻ, thoải mái. Đối với mọi sai lầm của hoàng đế, Từ Huệ rất giống Trưởng Tôn hoàng hậu dám đứng ra can gián. Nhưng bất hạnh thay, năm thứ 23 Trinh Quan, Đường Thái Tông qua đời.

Mất đi người thương yêu mình nhất mực, Từ Huệ đau lòng khôn xiết, âu sầu phát bệnh. Nàng không cho thái y bắt mạch, cũng không chịu ăn uống gì. Nàng muốn được chết để theo hầu hạ, tạ ân tình của hoàng thượng.

Vĩnh Vi Nguyên niên, tức năm 650 cũng là năm thứ hai sau cái chết của Đường Thái Tông, nàng Từ Huệ đã dĩ thân tuẫn tình từ biệt nhân gian, hưởng dương 24 tuổi.

Đường Cao Tông cảm phục sự hiền đức của nàng, đã hạ chiếu truy phong thụy hiệu là “Hiền Phi” và theo ý nguyện của nàng táng tại thạch thất của Chiêu Lăng với Đường Thái Tông.

Tấm chân tình của Từ Huệ khiến người đời vô cùng khâm phục và cảm động. Đời sau đã có rất nhiều áng văn thơ viết về mối tình thiên cổ này. Họ phong cho nàng là Thần hoa của quế hoa. Sau khi Từ Hiền Phi chết được 196 năm, lại thêm một vị phi tần cũng dùng thân mình tuẫn táng theo hoàng thượng. Nàng chính là Vương tài nhân của Đường Vũ Tông.

Vương Thị là người Hàm Đan, Hà Bắc. Nàng là phi tần của Đường Vũ Tông Lý Viêm. Trong “ Tân Đường Thư” nói thân thế nàng bị thất lạc, nhưng thực ra là do hoàng thượng giấu diếm.

Vương thị vốn xuất thân là ca kỹ. Năm lên 13 tuổi, do nàng giỏi ca múa nên được Dĩnh Vương Lý Triền ở Hàm Đan (sau này chính là Đường Vũ Tông Lý Viêm) yêu thích đưa về phủ. Theo sử sách ghi chép, sau khi được vào cung ghi chép thành do Đường Mục Tông ban tặng cho Dĩnh Vương Lý Triền.

Theo “Tân Đường Thư hậu phi truyền” ghi chép rằng: Vương thị tính tình hiền dịu, tinh nhanh. Năm 840, Dĩnh Vương tức vị. Trong chuyện này Vương thị có công rất lớn, nên được phong làm tài nhân, và được hoàng thượng vô cùng sủng ái.

Đường Vũ Tông rất muốn lập Vương tài nhân làm hoàng hậu nhưng bị văn võ bá quan can gián cho rằng nàng không có con, lại xuất thân hèn kém, nếu lập làm hoàng hậu e rằng thiên hạ sẽ dị nghị. Đường Vũ Tông không có cách nào khác đành phải từ bỏ ý định. Nhưng Vương tài nhân không vì chuyện đó mà cảm thấy thiệt thòi hay so đo.

Khi Đường Vũ Tông bị bệnh, Vương tài nhân ngày đêm bên cạnh chăm sóc.

Một hôm, Đường Vũ Tông nhìn chằm chằm vào Vương tài nhân và nói: “Trẫm thấy hơi đã cạn, sức đã tận nên muốn nói lời từ biệt với nàng“.

Vương tài nhân nuốt nước mắt vào trong và nói: “Bệ hạ đại phúc chưa tận, tại sao lại nói những lời như thế”.

Đường Vũ Tông nắm chặt tay nàng và hỏi: “Nếu đúng như lời Trẫm nói, nàng sẽ thế nào?

Vương tài nhân nước mắt như mưa đáp: “Nếu bệ hạ trăm tuổi, thần thiếp cũng tuẫn táng theo”.

Khuôn mặt Hoàng thượng rạng rỡ không nói gì.

Khi Đường Vũ Tông hấp hối, Vương tài nhân đã đem hết tài sản của mình chia cho đám cung nữ. Sau khi Đường Vũ Tông băng hà, Vương tài nhân cũng treo cổ tự vẫn ở bên cạnh. Bình thường đám phi tần rất ghét nàng vì thấy nàng được hoàng thượng vô cùng sủng ái, nhưng thấy tấm chân tình của nàng dành cho hoàng thượng đã khiến cho họ vô cùng cảm động.

Đường Tuyên Tông sau khi tức vị, truy phong cho nàng là “Hiền phi” và được táng cùng Đường Vũ Tông trong Đoan lăng.

Hai nàng hậu phi tuy sống cách xa nhau gần 200 năm, xuất thân khác nhau, không cùng thân thế, nhưng cuối cùng lại chọn cái chết giống nhau để kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình. Trong gần 300 năm lịch sử tồn tại triều đại Đường vĩ đại, liệu có được mấy người dám sống và dám chết như hai nàng?

Theo Vietbao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x