Những hiện tượng thiên văn kỳ thú được mong đợi nhất năm 2015

31/12/14, 08:50 Tri thức

Theo trang Seasky, sẽ có nhiều sự kiện thiên văn tuyệt vời xảy ra vào năm 2015 như: Nhật thực toàn phần, Mặt trăng máu cùng với đó là các trận mưa sao băng lớn..

Cùng điểm lại danh sách và “note” lại những hiện tượng kỳ thú này:

1. Ngày 3/1 đến 4/1 – Mưa sao băng Quadrantids

Đầu năm mới, những người yêu thích thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids, đạt cực điểm vào đêm 3/1 rạng sáng 4/1 (theo giờ VN), với tần suất khoảng 30-40 vệt sao băng/giờ trong điều kiện thời tiết lý tưởng.

Tuy nhiên, có một điều không may là năm nay Mặt trăng tròn sẽ che khuất những ngôi sao băng sáng nhất.

2. Ngày 6/2 – Sao Mộc tới vị trí trực đối với Mặt trời so với Trái đất

Đây là vị trí sao Mộc gần Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó và phần được chiếu sáng của nó hướng về Trái đất nhiều nhất. Một kính viễn vọng cỡ vừa là đủ để bạn có thể chiêm ngưỡng những chi tiết nhỏ trên các đám mây của hành tinh này. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào ngày 6/2.

3. Ngày 22/2 – Cuộc gặp gỡ giữa Sao Kim và Sao Hỏa

Vào ngày 22/2, một sự kiện cực kỳ hiếm sẽ xảy ra khi hai hành tinh Sao Kim và Sao Hỏa sẽ tiến sát lại gần nhau vào ban đêm. Cùng với đó, hai hành tinh này sẽ phát ra hai luồng ánh sáng khiến cho chúng ta chỉ có thể nhìn được một nửa của mỗi bên.

4. Ngày 20/3 – Nhật thực toàn phần

Đây là một trong những hiện tượng rất đáng chú ý vào năm 2015. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng che khuất hoàn toàn Mặt trời và bóng của Mặt trăng sẽ chiếu lên Trái đất. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy vầng hào quang tuyệt đẹp của Mặt trời đằng sau Mặt trăng.

Hiện tượng này bắt đầu từ vùng giữa Đại Tây Dương sau đó chuyển dần qua Greenland đến phía Bắc Siberia.

5. Ngày 4/4 – “Mặt trăng máu”

Vào ngày 4/4, Mặt trăng sẽ di chuyển vào vùng bóng tối của Trái đất tạo nên hiện tượng Nguyệt thực. Lúc này, Mặt trăng sẽ không còn có màu vàng như thường lệ mà thay vào đó là màu đỏ – điều mà nhiều người vẫn gọi đó là hiện tượng “Mặt trăng máu”.

Người dân thuộc các khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á và Australia sẽ được chứng kiến trọn vẹn hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm này.

6. Ngày 22/4 đến 23/4 – Mưa sao băng Lyrids

Theo Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC), đây là trận mưa sao băng thuộc loại trung bình khá (với 18 vệt sao băng/giờ khi đạt đỉnh điểm) nhưng do tần suất của nó có xu hướng gia tăng đột ngột, có thể lên đến 90 vệt sao băng/giờ (như vào năm 1982) nên được nhiều người quan tâm theo dõi.

Anh Đặng Tuấn Duy (chủ nhiệm HAAC) cho biết có thể quan sát trận mưa sao băng này bằng mắt thường. Để quan sát tốt nhất, nên hướng mắt về bầu trời phía đông bắc, nơi có chòm sao Lyra (chòm sao Thiên Cầm) sau lúc nửa đêm và tránh xa đèn đường. Quan trọng nhất là phải kiên trì vì các đợt mưa sao băng có thể cách nhau vài phút đến vài giờ. Ngoài ra cần chú ý giữ ấm cơ thể.

7. Ngày 5/5 đến 6/5 – Mưa sao băng Eta Aquarids

Mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng – Sao chổi Haley, vốn được phát hiện từ thời cổ đại.

Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này. Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoảng 30 sao/giờ khi cực điểm nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 70 sao/giờ, trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm.

Mưa sao băng Eta Aquarids thường kéo dài từ 19/4 – 26/5 và đạt cực điểm vào đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/5.

8. Ngày 28, 29/7 – Mưa sao băng Delta Aquarids

Mưa sao băng Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình, diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hàng năm, với cực điểm rơi vào khoảng đêm 27 đến 29. Trận mưa sao băng được đặt tên theo tên của chòm sao nơi tập trung hầu hết các sao băng của nó: Aquarius.

Do xảy ra vào cuối tháng 7, trời ít mây và không bị ánh trăng cản trở nên trận mưa sao băng này hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn nhiều cơ hội để quan sát.

9. Ngày 12, 13/8 – Mưa sao băng Perseids

Mưa sao băng Perseids, được xem như là một trong trong ba trận mưa sao băng ấn tượng nhất hàng năm (cùng với Geminids tháng 12 và Quadrantids tháng 1).

Theo trang Seasky trận mưa sao băng này sẽ đạt cực điểm vào ngày 12-13/8, với mật độ lên tới hơn 60 sao băng mỗi giờ. Điều kiện tốt nhất để quan sát mưa sao băng Perseids là khi bầu trời tối đen, không trăng, không mây. Đặc biệt lúc mặt trời sắp mọc thì càng có nhiều sao băng rơi xuống.

10. Ngày 1/9 – Sao Hải Vương ở vị trí trực đối với Mặt trời so với Trái đất

Đây là vị trí mà hành tinh này tới gần trái đất nhất trên quỹ đạo của nó. Dù vậy với khoảng cách quá xa nên chỉ những người được trang bị kính thiên văn cực tốt mới có thể thấy hành tinh này là một chấm xanh trong ống kính. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 1/9.

11. Ngày 13/9 – Nhật thực hình khuyên

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trăng chỉ che khuất được một phần của Mặt trời. Một phần ánh sáng của Mặt trời vẫn tỏa ra làm cho ánh sáng của hai hành tinh này trở nên tương phản. Theo các chuyên gia, vị trí quan sát tốt nhất là ở Nam Phi và Madagascar.

12. Ngày 28/9 – Nhật thực toàn phần

Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng hoàn toàn che khuất Mặt trời đồng thời vầng hào quang của thái dương vẫn tỏa ra tạo nên một cảnh tượng rất đẹp. Hiện tượng này bắt đầu từ Bắc và Nam mỹ, Châu Âu, Nam Phi và Đông Á.

13. Ngày 21/10 đến 22/10 – Mưa sao băng Orionids

Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Hiện tượng này sẽ diễn ra vào thời điểm không có trăng nên nếu trời ít mây, đây sẽ là một năm lý tưởng để quan sát mưa sao băng này. Mưa sao băng Orionids đạt cực điểm và ngày 21- 22/10.

14. Ngày 28/10 – Sao Mộc, sao Kim, Sao Hỏa gặp gỡ

Đây là một trong những hiện tượng cực kỳ hiếm xảy ra khi hai hay nhiều vật thể tiến sát lại gần nhau vào ban đêm. Ba hành tinh này sẽ tạo thành một hình tam giác. Bạn có thể thấy những hành tinh này qua kính thiên văn nếu nhìn về phía Đông lúc Mặt trời lên.

15. Ngày 13/12 đến 14/12 – Mưa sao băng Geminids

Mưa sao băng Geminids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm (cùng với Perseids). Trận mưa sao băng này có tâm điểm là chòm sao Gemini với mật độ có thể lên tới 120 sao băng mỗi giờ.

Thời điểm lý tưởng nhất để quan sát là rạng sáng ngày 14/12. Tại Việt Nam chúng ta cũng có thể quan sát hiện tượng này.

Theo Seasky, Khoahoc

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

x