Những điều cần biết về Trung y: Thầy thuốc trị bệnh cũng cần phải có đạo

Trung Y vào thời cổ đại vô cùng hưng thịnh. Với một hệ thống khái niệm toàn diện và hữu cơ, các thầy thuốc Trung Y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên (thiên nhân hợp nhất).

Những điều cần biết về Trung y: Thầy thuốc trị bệnh cũng cần phải có đạo
Một thầy thuốc Trung y giỏi cũng đồng thời là người có đạo đức cao thượng. (Ảnh qua wemp.ap)

Suy nghĩ ban đầu về Trung y

Nhà tôi ở trong ký túc xá dành cho viên chức của bệnh viện, từ nhỏ đã nghe người lớn trong bệnh viện kể rằng Trung y nào là được tổ truyền ở trong gia tộc nào, ai am hiểu châm cứu trẻ em, ai hiểu dịch lý, biết đoán mệnh…

Thỉnh thoảng tình cờ tôi chơi trong xưởng sản xuất Trung dược của bệnh viện, thường gặp những thầy Trung y lớn tuổi đọc sách y lúc rảnh rỗi, sách được đóng buộc chỉ, chữ phồn thể. Ánh mắt của họ lộ ra vẻ an nhàn tự tại, không giống người thường.

Đầu những năm 1970, hình như vùng nông thôn có phong trào bồi dưỡng thầy lang, số lượng rất đông, khiến Trung y nhất thời bắt đầu thịnh hành, trong những phương pháp trị bệnh, thì châm cứu và thảo dược hầu như cho không, tốn rất ít tiền, mà lại đạt được hiệu quả. Vì vậy trong nhà tôi cũng sắm được một số kim châm cứu, những sách mang hình của các loại thảo dược, và mô hình huyệt vị trên thân thể và tai người…

Những thứ này lúc nhỏ tôi thích chúng đến mức không muốn rời tay, nhưng lại không biết cách dùng chúng. Khi lớn lên một chút, trong nhà có cuốn “Bản thảo cương mục” tôi đem ra đọc hết lần này tới lần khác, thực sự muốn học để nhìn ra các loại thảo dược. Sau đó tôi cũng thực sự học từ người lớn cách nhận biết loại cỏ xa tiền, biết dùng nó để nấu canh thuốc có thể trị kiết lỵ. Những điều này xem như bài học vỡ lòng Trung y của tôi. Tình cảm của tôi đối với Trung y cũng bắt đầu từ lúc này.

Trang trong Bản thảo cương mục. (Ảnh qua JapaneseClass.jp)

Chứng kiến Trung y trị bệnh là lúc tôi 5, 6 tuổi. Có một lần vào nửa đêm, em trai tôi vì sa nang mà đau quấy khóc, đánh thức hàng xóm, trong đó có một người là bà Vương thích hút thuốc. Cũng không biết là chủ ý của ai, họ đem thuốc lá của bà Vương đi cứu vào huyệt vị ở dưới rốn của em trai tôi, thế là em ngưng khóc, một giấc là ngủ tới sáng luôn. Sự việc này khắc sâu trong tâm trí tôi, không phai mờ. Đến bây giờ khi nhớ lại, đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến Trung y không dùng kim tiêm, uống thuốc, chỉ dùng một điếu thuốc mà có thể chữa bệnh.

Sau đó, tôi thi vào trường y, nhưng mà không học Trung y, mà học Tây y. Nhưng có một môn Trung y bắt buộc phải học, điều này cũng xem như thỏa mãn nguyện vọng của tôi là biết thêm một chút kiến thức về Trung y. Lúc tôi chưa làm bác sĩ, vẫn hiểu được những đau khổ và sự bất lực của người bệnh, cũng nhận thức được điểm khác nhau này của Trung, Tây y.

Vào năm thứ 2, 3 đại học, không biết vì nguyên nhân gì, tôi cảm thấy dưới sườn phải đau, theo cảm nhận của tôi và kiến thức y học, tôi cảm thấy chỉ có Trung y mới xem được. Tôi đi khoa Trung y của bệnh viện, y thuật của thầy thuốc cũng không tệ, kê cho tôi mấy thang sài hồ. Thuốc vào thì bệnh hết. Tôi đã kiểm chứng được canh tiểu sài hồ có công hiệu trị can khí tích tụ. Lòng tin của tôi với Trung y cũng từ đó mà bắt đầu.

Còn có một lần, tôi bắt đầu tiêu chảy, uống không ít thuốc kháng sinh và các thuốc Tây y khác, tác dụng phụ rất nhiều. Tôi đi gặp thầy thuốc ở trường y, thầy vừa nghe tiêu chảy, cũng không cần hỏi gì, thuận tay cho tôi một hộp Trung dược – Hoắc hương chính khí hoàn. Lần uống thuốc này thì không xong rồi, từ đó trở đi, chức năng dạ dày của tôi bị rối loạn. Loại thuốc này không ổn.

Sau khi kiểm tra lại Hoắc hương chính khí hoàn được dùng để trị tình trạng tiêu chảy do cảm mạo, lúc đó tôi đã hiểu ra, loại Trung dược này không được uống lung tung. Một người thầy thuốc Trung y tốt, khi gặp người bệnh, sau khi nhìn, nghe, hỏi, sờ, biết được bệnh tình là do ngoài da hay là tạng phủ, mới cho được loại thuốc đối chứng trị bệnh.

Trung y cần học vấn rất cao, một thang thuốc có ‘quân, thần, tá, sứ’, phần thuốc nào vào kinh nào, mạch nào, tuyệt đối không được qua loa. Mà ông thầy thuốc trường y này y thuật còn chưa đủ giỏi, khiến cho một bệnh vốn có thể dùng Trung y chữa khỏi lại biến thành phức tạp khó trị.

Cũng may bệnh của tôi không đến mức tổn hại tính mạng, nhưng để lại di chứng chức năng dạ dày bị rối loạn, cũng khiến tôi khó chịu mười mấy năm, cho đến khi tôi luyện Pháp Luân Công mới khỏi. Sự việc này cũng không khiến tôi chán ghét Trung y, ngược lại cảm thấy tính hợp lý biện chứng trong điều trị. Cho dù bệnh trạng của bệnh tật là giống nhau, nhưng nguyên nhân lại không giống nhau, dùng thuốc cũng khác nhau, không thể cứ miên man dùng mãi một loại thuốc đi trị.

Một học viên Pháp Luân Công đang ngồi thiền. (Ảnh: Epoch Times)

Được trải qua cảm giác làm một người bệnh, tôi bắt đầu học tập môn lâm sàng. Sau khi học tập lý luận Trung y, mới biết cội nguồn sâu xa, bao la của Trung y. Sự hòa hợp trong lý luận Trung y khiến tôi cảm thấy tựa như không có một loại bệnh nào không thể điều trị biện chứng được (chú thích: chẩn đoán và điều trị dựa trên phân tích tổng thể về bệnh và tình trạng của bệnh nhân).

Nhưng đồng thời, cho dù tôi có thể dùng lý luận Trung y âm dương ngũ hành mà phân tích ca bệnh một cách rõ ràng mạch lạc, nhưng vẫn cảm thấy không biết bắt đầu từ đâu, lực bất tòng tâm, không nắm được chỗ tinh túy của nó. Lúc đó, tôi cũng không nghiên cứu sâu nguyên do vì sao, nhưng những trải nghiệm này đã cho tôi biết điều trị Trung y có điểm độc đáo, nhưng cũng không phải bất kỳ ai đều có thể thực hành Trung y, muốn làm một thầy thuốc Trung y tốt không phải một chuyện dễ dàng, nhưng có thể vẫn làm được, bởi vì trong lịch sử có nhiều thầy thuốc Trung y danh tiếng. Như vậy, điều mấu chốt để trở thành một thầy thuốc Trung y giỏi là ở đâu?

Đặc thù của Trung y

Sau khi tốt nghiệp y học, tôi không làm công tác lâm sàng mà đi con đường nghiên cứu y học cơ bản. Con đường này xem ra càng ngày càng cách xa Trung y, không còn cơ hội nào để tiếp cận và suy nghĩ về nó. Nhưng lúc tôi sắp đi nước ngoài, vẫn không quên mua sách giáo khoa Trung y liên quan tới châm cứu và mát xa, nghĩ rằng sau này sẽ có khi dùng đến. Sau khi đến Mỹ, phát hiện châm cứu đang dần dần được người Mỹ tiếp nhận, cũng có người thử dùng cộng hưởng từ để nghiệm chứng sự tồn tại của huyệt vị.

Nghiên cứu này khiến tôi một lần nữa bắt đầu suy nghĩ về Trung y. Vì sao châm cứu tồn tại hơn ngàn năm, số người được trị khỏi bệnh nhiều đến mức đếm không xuể nhưng không được y học hiện đại hoàn toàn tiếp nhận, mà lại cần đến khoa học hiện đại làm thực nghiệm chứng minh để khẳng định, con người mới tin tưởng nó thực sự tồn tại? Điều gì đã che mất đôi mắt của chúng ta, để chúng ta không quan tâm đến sự thật đã tồn tại mấy ngàn năm đó? Là bản thân chúng ta đã có vấn đề chăng?

Cuốn Chuyển Pháp Luân bản tiếng Việt. (Ảnh qua tinhtue.org)

Cho đến khi tôi đọc “Chuyển Pháp Luân”, những câu hỏi này mới giải đáp được. Con đường mà Trung y đã đi hoàn toàn không giống với y học hiện đại. Vì sự phức tạp trong tư tưởng và sự suy sụp về đạo đức của con người hiện đại, đã không thể thực sự nhận thức được điểm tinh túy của Trung y, mà chỉ tập trung vào tìm tòi kinh nghiệm và sử dụng các kỹ thuật.

Điểm độc đáo của Trung y cổ xưa là không xem con người như một cá thể độc lập, mà xem xét con người cùng trời đất và hoàn cảnh xung quanh một cách thống nhất, cũng chính là “Thiên nhân hợp nhất”. Trong lý niệm này, nhận thức của Trung y cổ xưa đối với bệnh và cách thức điều trị cũng hoàn toàn không giống y học hiện đại.

Xem lại lịch sử, các danh y cổ đại như thời Tiền Tần có Biển Thước, thời Tam Quốc có Đổng Phụng và Hoa Đà, đời Đường có Tôn Tư Mạc,.. đều có công năng đặc dị, là người tu Đạo. Người tu luyện khi tu đến một cảnh giới nhất định, có người có thể thấy được không gian khác, vì thế, sự tồn tại của huyệt vị trên nhân thể không phải tự nhiên mà biết được, chính là người tu luyện tận mắt nhìn thấy, sau đó ghi chép lại.

Danh y Hoa Đà. (Tranh vẽ của Trần Dần Khác)

Đối với những người hiện nay không tin tưởng tu luyện, chỉ tin khoa học hiện đại mà nói, những điều này nghe như truyện “Nghìn lẻ một đêm”. Không phải Trung y đã không còn tốt nữa, mà do con người không được nữa rồi, nên không nhận thức được sự tinh túy của Trung y, mới khiến Trung y bị hiểu nhầm.

Người xưa chú trọng “Đức”, phán đoán một người tốt hay xấu cũng dùng đức làm tiêu chuẩn. Đối với một thầy thuốc trị bệnh cứu người thì yêu cầu rất cao. Thời Tam Quốc, Đổng Phụng là nổi tiếng ngang nhau với Trương Trọng Cảnh và Hoa Đà, được gọi là “Kiến An Tam Thần Y”, ông ấy không chỉ tu Đạo, sau đó còn đắc Đạo thành tiên. Đổng Phụng ở nhân gian sống hơn ba trăm năm mới rời khỏi, khi đi, dung mạo của ông vẫn như người hơn ba mươi tuổi. Trong “Thần Tiên truyện” có sự tích lạ kỳ của ông khi trị bệnh cứu người, trong đó được người đời sau nhắc đến nhiều nhất chính là câu chuyện “Hạnh lâm xuân noãn”, một trong hai điển cố lớn của Trung y thời xưa.

Đổng Phụng sống trên núi không làm ruộng, mỗi ngày đều trị bệnh mà không thu tiền. Nhưng ông có một yêu cầu, người bệnh nặng được ông trị khỏi phải trồng năm cây hạnh, người bệnh nhẹ thì trồng một cây. Sau bao nhiêu năm, số người ông trị khỏi lên đến ngàn, vạn người, số cây hạnh được trồng lên đến hơn mười vạn gốc, um tùm thành rừng. Đổng Phụng mỗi năm bán hạnh đổi lấy toàn bộ lương thực đều dùng cứu tế người nghèo khó và người đi đường không đủ lộ phí. Mỗi năm có hai vạn hộc lương thực như thế được gửi đi, rừng hạnh của ông cứu được vô số sinh mệnh. Người đời sau vì vậy mà dùng từ “Hạnh lâm xuân noãn”, “Dự mãn hạnh lâm” để tán tụng mỹ đức của người lương y.

Người dân trồng hạnh sau khi được chữa khỏi bệnh. (Ảnh qua Sina.com)

Muốn làm một lương y ở thế gian cũng không dễ. Danh y Tôn Tư Mạc đời Đường trong những năm thất tuần đã sáng tác “Thiên Kim yếu phương” và “Thiên Kim dực phương”, trong “Bị Cấp Thiên Kim phương” ở trang mở đầu có “Đại y tập nghiệp” và “Đại y tinh thành”, nhấn mạnh làm một người thầy thuốc phải có đủ y đức và y thuật. “Đại y tinh thành” đã trở thành lời thề y đức mà những người hành nghề y phải tuân theo.

Muốn trở thành một “thầy thuốc của trăm họ”, nhất định phải “uyên bác, hiểu sâu rộng nguyên lý của y học, chuyên tâm cần cù không mệt mỏi, không được nghe lời đồn”, lúc chữa bệnh phải “an thần định chí, vô dục vô cầu, trước tiên có lòng đại từ trắc ẩn, thề nguyện cứu giúp nỗi khổ của sinh linh” (tạm dịch: Tinh thần và ý chí an định, không có dục vọng, không truy cầu, trước tiên phải có lòng nhân từ rất lớn, thề nguyện cứu giúp nỗi khổ của sinh linh).

Đối với người bệnh xin được xem bệnh thì “không được hỏi gia cảnh giàu nghèo, tướng mạo già trẻ, xinh đẹp hay xấu xí, người thân, bạn bè, quyền quý hay dân thường, ngu ngốc hay có trí tuệ, đều xem như nhau, đều nghĩ như người thân, không được nhìn trước ngó sau, tự lo lắng vận may hay rủi, bảo vệ cho thân mệnh”. Khi gặp người bệnh cầu cứu, thì “Thấy họ buồn rầu, cũng như chính mình, đau thương trong lòng, không ngại nguy hiểm khó khăn, ngày đêm, nóng lạnh, đói khát, mệt nhọc, một lòng cứu giúp”.

Hơn nữa, Tôn Tư Mạc cũng có quy định đối với hành vi của người thầy thuốc khi đi chẩn bệnh tại nhà người bệnh: “Đến nhà người bệnh, dù lụa hoa ở đầy trong mắt, cũng không quay đầu nhìn, đàn trúc nghe bên tai, cũng không được say sưa hưởng thụ, món ăn quý và lạ được liên tục đưa đến, khi ăn cũng như không có mùi vị, rượu ngon được bày biện, cũng xem như không thấy”. Nếu làm không được như vậy thì người thầy thuốc đó thực sự hổ thẹn.

Tôn Tư Mạc, được người đời tôn xưng là Dược Vương và Tôn Thiên Y.

Làm thế nào để đạt được y thuật cao minh? “Phải am hiểu Tố Vấn, Giáp Ất, Hoàng đế châm kinh, Minh đường lưu chú, mười hai kinh mạch, tam bộ cửu hậu, ngũ tạng lục phủ, huyệt vị, bản thảo dược đối, … và các bộ kinh phương của Trương Trọng Cảnh, Vương Thúc Hòa, Nguyễn Hà Nam, Phạm Đông Dương, Trương Miêu, Cận Thiệu”.

Ngoài ra, lại phải “lý giải âm dương lộc mệnh, tương pháp chư gia, và Chước quy ngũ triệu, Chu dịch lục nhâm, đều phải tinh thông”. Nếu không đạt được yêu cầu này, thì giống như người đi đêm mà không có mắt, động vào có thể gây điên, tử vong, cũng phải “thuộc lòng phương dược, suy nghĩ tìm tòi, đi sâu vào nghiên cứu”, mới có tư cách để bàn về “y đạo”.

Tôn Tư Mạc còn nói đến tính trọng yếu của việc đọc sách của người thầy thuốc. Ông nói: “Nếu không đọc Ngũ Kinh, không biết đạo nhân nghĩa; không đọc Tam Sử, không biết sự việc từ xưa đến nay; không đọc Chư Tử, xem sự việc không thể tĩnh lặng mà nhận thức; không đọc Nội Kinh, thì không biết đức từ bi hỉ xả; không đọc Trang Tử và Lão Tử, không nhận thức thể vận, thì cát hung kiêng kỵ, sự bừa bãi từ đó mà sinh ra”. Nếu như còn có thể hiểu được “Ngũ hành hưu vương, thất diệu thiên văn” thì trên con đường y đạo sẽ không có chỗ nào trì trệ, thập toàn thập mỹ rồi.

Nhìn lại Trung y ngày nay, có bao nhiêu người làm được quy định mà Tôn Tư Mạc đã đặt ra đối với thầy thuốc từ ngàn năm trước? Trung y chữa được bệnh, chỉ là con người không được nữa rồi, bệnh này mới là khó trị.

Tác giả: Lưu Tiên Dật

Tuệ Tâm, theo Zhengjian

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x