Những địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn hàng ngàn con bướm bay lượn tại Đài Loan
Đài loan được xem là một trong những “vương quốc bướm” của thế giới với rất nhiều loài bướm óng ánh đủ màu.
Đài Loan có những con bướm màu vàng úa, chúng giống như một chiếc lá khô khi khép đôi cánh của mình lại. Có loài khi ngắm từ góc nghiêng thì cánh của nó sẽ ánh lên một màu xanh xanh rất đẹp mắt. Ngoài ra tại đây còn có loài bướm phượng với bộ cánh to lớn.
Những con bướm vừa kể trên chỉ là 3 trong số 430 loài bướm đang có mặt tại Đài Loan. Trong đó, khoảng 50 loài bướm có nguồn gốc từ các quốc gia khác.
Hòn đảo nhỏ với rất nhiều bướm đã trở nên nổi tiếng vào năm 2003. Oscar Chung đã lưu ý với trang Taiwan Today rằng cứ 2000 km sẽ có khoảng 123 loài bướm xuất hiện.
Ở Đài Loan vào những năm cuối thập niên 60 và giữa 70, việc kinh doanh các tiêu bản bướm và nghề thủ công mỹ nghệ được làm từ cánh bướm phát triển đến mức đỉnh cao. Khi này tổng giá trị thương mại xuất khẩu của bướm đạt đến 30 triệu USD. Nó đã giúp Đài Loan trở thành quốc gia xuất khẩu bướm lớn nhất thể giới.
Nhưng sau khi nền kinh tế Đài Loan chuyển hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp, nó đã tác động xấu đến môi trường sống của buớm và khiến cho số lượng loài ngày càng suy giảm. Lúc này các nhà bảo tồn động vật đã nổ lực duy trì sự đa dạng sinh học của loài bướm.
Ngày nay bạn có thể nhìn ngắm hàng ngàn con bướm xinh bay lượn dập dìu tại Đài Loan ở những địa điểm sau đây:
Thung lũng bướm vàng
Thung lũng bướm vàng nằm tại một vùng nông thôn phía Nam Đài Loan thuộc quận Mỹ Nùng. Bạn chỉ mất 30 phút để đến đây nếu xuất phát từ thành phố lớn thứ hai Đài Loan: Cao Hùng. Đây cũng là thành phố đẹp nhất thế giới, có khu chợ đêm lớn nhất nước với rất nhiều các hoạt động nghệ thuật đường phố được diễn ra mỗi ngày.
Thung lũng bướm vàng là một vùng đất màu mỡ, bao quanh là các ngọn núi. Nơi này là khu vực sinh sống của những người Lỗ Khải sau khi va chạm với người Khánh Gia vào thế kỷ 18.
Mùa xuân và mùa hè là thời điểm lý tưởng để du khách đến Mỹ Nùng ngắm bướm. Trong sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet đã viết, khi mùa hè đến hơn 100 loài bướm sẽ đổ dồn về khu vực này. Với số lượng bướm khổng lồ được tập trung, nó đã khiến cho thung lũng trở nên vô cùng nổi bật. Đặc biệt là loài bướm vàng, thứ được nhìn thấy nhiều nhất tại đây và chiếm tỷ lệ áp đảo so với các loài bướm khác.
Con đường bướm ở quận Trung Sơn, Đài Bắc
Con đường bướm Jiannan nằm ở quận Trung Sơn, Đài Bắc sẽ là nơi đem đến cho bạn một điểm nhìn thú vị về loài vật này. Nó được xem như một bảo tàng bướm do Hiệp hội bảo tồn bướm Đài Loan quản lý.
Khu vực này có diện tích khoảng 11 ha, là nơi sinh sống của 149 loài bướm và nhiều loài côn trình khác.
Cuối con đường bướm là Bảo Tàng Cung Điện Quốc Gia. Đây cũng là nơi mà hình tượng bướm mang tính nghệ thuật hơn với một kho báu được đặt tại chính viện, như lọ thuốc hít cổ có hoa văn bướm hay bức tranh mèo và bướm.
Vườn bướm
Một điểm đến lý tưởng khác để ngắm nhìn những chú bướm bay lượn là vườn bướm tại hồ Kim Sư, quận Tam Dân, Cao Hùng. Nơi đây được xem là ngôi nhà bướm lớn nhất cả nước mở cửa quanh năm, theo phóng viên Ko Yu-Hao và Chen Wei-Han của tờ báo Taipei Times.
Ở đây có hàng trăm con bướm đại diện cho khoảng 30 loài khác nhau, trong đó có bướm phượng, bướm Pieridae, Nymphalidae và Lycaenidae. Bạn có thể quan sát toàn bộ vòng đời của một con bướm được diễn ra tại vườn bướm. Từ gia đoạn trứng, ấu trùng, nhộng đến khi nó phát triển thành bướm trưởng thành.
Thung lũng bướm tím
Từ năm 2001, khu phong cảnh quốc gia Mậu Lâm dưới chân dãy núi trung tâm được xây dựng đã đem đến những tác động quan trọng đối với môi trường ở khu vực phía Đông thành phố Cao Hùng.
Nhờ vào sự xuất hiện của khu thắng cảnh mà đã có thêm một khu bảo tồn mới cho những “ngôi sao tự nhiên” lớn nhất Đài Loan, đó chính là loài bướm quạ Oleander.
Vào mỗi mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 3, hàng triệu con bướm cánh tím sẽ di cư quy mô lớn đến chân đồi Dawushan. Nó đã đem đến một cảnh tượng độc đáo tại thung lũng. Đây cũng là lý do mà địa điểm này còn được gọi là thung lũng Tử Điệp.
Hiện tượng tuyệt đẹp này có thể đã biến mất nếu không có sự nỗ lực các nhà bảo tồn. Nhà nghiên cứu bướm Chan Chia-lung, thành viên của Hiệp Hội bảo tồn bướm Đài Loan, cho biết lần đầu tiên đến khu vực này là vào năm 1990 và ghi nhận hiện tượng di cư trú đông của những con bướm màu tím.
Trong chuyến đi tiếp theo cách đó 9 năm, ông đã vô cùng ngạc nhiên khi khoảng 200.000 con bướm đã biến mất vì một chỗ đỗ xe được xây dựng để phục vụ cho du khách.
Khi này ông đã phải nhờ đến sự can thiệp của Hội đồng Nông nghiệp. Theo đó, một ngân sách cho việc bảo tồn các loài bước đã được lập ra. Kể từ đó số lượng bướm đã dần dần phục hồi.
Dù nơi này rất bảo vệ loài bướm nhưng vẫn chào đón khách du lịch thân thiện tham gia các tour du lịch có hướng dẫn viên của thung lũng Tử Điệp. Những gì bạn cần làm để được đến đây tham quan chỉ là đặt lịch hẹn trước với văn phòng thị trấn địa phương.
Khách sạn Butterfly Valley Resort
Nếu ban ngày vẫn chưa thỏa mãn được thị giác của bạn thì bạn có thể đến Butterfly Valley Resort để ngắm bướm vào ban đêm. Đây là nơi duy nhất mà du khách có thể ở trong Rừng Quốc giá Fu-Yuan ở huyện Hoa Liên, khu vực có một thung lũng bướm riêng cho mình. Nó cũng chính là điểm nhấn nổi bật nhất của khách sạn.
Tại khu vực này bạn có thể nhìn thấy hơn 70 loài bướm trong mùa cao điểm từ tháng 3 đến tháng 9.
Không chỉ được ngắm nhìn hình ảnh những chú bướm xinh đẹp bay dập dìu, mà bạn còn được đắm mình trong khu nghỉ mát có nhà sinh thái bướm tại khu nghỉ mát này. Đặc biệt, nơi đây còn có một phòng triển lãm bướm dành riêng cho những người có niềm yêu thích đặc biệt với loài vật này.
Bướm bay trên đường cao tốc
Mới nghe thì có thể bạn sẽ nghĩ việc này thật nguy hiểm với bướm, chúng có thể va phải những chiếc xe lao vút vút trên đường, nhưng Đài Loan bảo vệ loài bướm như vậy thì sao có thể để chúng gặp nguy hiểm rõ ràng như vậy chứ! Vậy bướm bay qua đường thế nào? Từ năm 2007, Đài Loan đã có giải pháp cho vấn đề này.
Để ngăn chặn sự ảnh hưởng của xe ô tô đối với loài bướm khi chúng băng qua đường, Cục Đường cao tốc Quốc gia đã xây dựng nên các hàng rào lưới cao 4 mét chạy dọc theo làn đường cao tốc.
Nó sẽ khiến những con bướm phải bay lên cao và tránh được sự nguy hiểm đến từ các phương tiện giao thông.
Đến mùa bướm di trú qua con đường này, nó đã tạo nên một cảnh tượng độc đáo. Thậm chí một số làn đường còn phải tạm ngưng hoạt động để nhường đường cho các loài côn trùng này.
Đây cũng chính là sáng kiến của ông Chan. Nhờ vậy mà rất nhiều loài bướm trên khắp Đài Loan đã được cứu, nhất là loài bướm tím.
Theo ước tính của các nhà bảo tồn động vật, nước này hiện có khoảng 2 triệu con bướm đang sinh sống. Hằng năm chúng sẽ thực hiện hành trình di cư từ miền Nam, vượt qua con đường cao tốc và đi về phía Bắc để sinh sản, đài BBC cho biết.
Ý tưởng về con đường cao tốc dành cho bướm đã bắt đầu được ứng dụng trên toàn thế giới. Thậm chí nó còn có mặt ở Hoa Kỳ, cụ thể là Bắc Carolina và Minnesota.
Uniwriter