Những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời ông Lý Quang Diệu

23/03/15, 16:02 Tin Tổng Hợp

(DĐDN) – Từ một sinh viên luật xuất sắc trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore, ông Lý Quang Diệu đã thực hiện nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những “con Rồng châu Á”.

(DĐDN) – Từ một sinh viên luật xuất sắc trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore , ông Lý Quang Diệu đã thực hiện nhiều cải cách, đưa đất nước trở thành một trong những “con Rồng châu Á “.

Cùng Diễn đàn Doanh nghiệp nhìn lại những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời và sự nghiệp của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 tại căn nhà số 92 Kampong Java Road trong một gia đình người Hoa định cư ở Singapore từ thế kỷ 19.

Năm 1935, ông Lý Quang Diệu đỗ đầu bảng trong một kỳ thi vào trường Telok Kurau English School. Tại đây, ông đã gặp người vợ tương lai của mình là bà Kha Ngọc Chi

Năm 1940, ông Diệu đứng đầu tại kỳ thi Cambridge cao cấp ở Singapore và Mã Lai, đồng thời giành được học bổng Anderson về kinh tế và toán học tại Raffles College. Ông Lý Quang Diệu (áo đen) và các thành viên trong gia đình ông gồm 5 anh chị em (từ trái qua phải) Monica, Dennis, Freddy, Suan Yew, mẹ Chua Jim Neo và cha Lee Chin Koon. Bức ảnh này được chụp vào năm 1946, đêm trước khi ông Lý rời Sing để tiếp tục nghiên cứu của mình

Năm 1946, ông Diệu vào học luật tại Trường Kinh tế London nhưng 1 năm sau đó, ông đã chuyển tới Đại học Cambridge, khi bà Kha Ngọc Chi tham gia cùng ông. Họ kết hôn bí mật vào ngày 23/12/1947 tại Stratford-upon-Avon

Năm 1950, ông Diệu trở về Singapore, gia nhập công ty luật Laycock & Ong và chính thức kết hôn lần hai với bà Chi vào tháng 9/1950 theo nguyện vọng của bố mẹ và bạn bè. Họ có ba người con: Lý Hiển Long (sinh năm 1952); Vỹ Linh (1955); Hiển Dương (1957).

Ngày 21/11/1954, ông Lý Quang Diệu trở thành nhà sáng lập và Tổng Bí thư Đảng Hành động nhân dân (PAP), một liên minh xã hội chủ nghĩa của các phong trào nói triếng Trung và tiếng Anh nhằm mục đích chấm dứt sự cai trị của thực dân Anh

Năm 1959, ông Diệu tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng đầu tiên của Singapore ở tuổi 35 sau khi PAP giành được 43 trong số 51 ghế trong cuộc bầu cử nói chung

Năm 1960, ông Lý Quang Diệu ban hành một đạo luật nhằm quét sạch tham nhũng và thiết lập một chính phủ trong sạch và hiệu quả

Năm 1962, thành lập Ban Phát triển kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài với chiến lược đưa đất nước Singapore thành một nước công nghiệp hóa

Năm 1961, Liên bang Malaysia được thành lập bao gồm Malaya, Singapore, Sabah và Sarawak

1963, ra mắt chương trình sở hữu nhà ở

Ngày 9/8/1965, ông Diệu đã khóc trên truyền hình khi tuyên bố ông đã đồng ý yêu cầu của Malaysia là rời khỏi Liên bang Malaysia nhằm tránh tình trạng bất ổn và đổ máu. Hai ngày sau đó, ông Lý Quang Diệu tuyên bố Singapore nhỏ bé là quốc gia độc lập

Năm 1967, Xây dựng lực lượng quốc phòng của Singapore trước khi quân đội Anh rút quân rút khỏi đây vào năm 1971

Tháng 11/1990, sau 31 năm lãnh đạo Singapore, ông Lý Quang Diệu bàn giao chức vụ thủ tướng cho ông Ngô Tác Đống. Ngày 28/11, ông Lý được bầu làm Bộ trưởng Cấp cao và đưa ra tư vấn cho chính phủ Singapore
Năm 1998, ông Lý Quang Diệu xuất bản tập đầu tiên của cuốn hồi ký The Singapore Story, trình bày quan điểm của ông về lịch sử thành lập Singapore cho đến khi tách rời khỏi Malaysia năm 1965. Cuốn Từ thế giới thứ ba đến thế giới thứ nhất: Câu chuyện Singapore (năm 2000) thuật lại sự cải cách của đất nước.
Tháng 8/2004, Thủ tướng Ngô Tác Đống rút lui và bàn giao chức vụ thủ tướng cho Lý Hiển Long, con trai đầu của Lý Quang Diệu. Ông Lý Quang Diệu đảm nhiệm chức vụ mới là Bộ trưởng Cố vấn. Năm 2011, ông Lý rút khỏi chính trường, sau khi đảng Hành động Nhân dân mà ông đồng sáng lập nhận được kết quả bầu cử tồi tệ nhất trong 50 năm

Ngày 2/10/2010, bà Kha Ngọc Chi – Phu nhân cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu mất sau một thời gian dài chiến đấu với những biến chứng do bệnh đột quỵ đột quỵ gây ra

Ông Lý Quang Diệu được quốc tế nhiều lần vinh danh như nhận huân chương Mặt trời mọc năm 1967, giải thưởng Woodrow Wilson cho dịch vụ công do Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson trao tặng. Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố ông Lý là “người giúp thúc đẩy các phép màu kinh tế Châu Á” và “huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21″

Ông Lý Quang Diệu mất vào hồi 3:18, ngày 23/3/2015 , hưởng thọ 91 tuổi.

Hoàng Sang

Bài đọc nhiều:

>>> Lý Quang Diệu và chính sách “trọng dụng nhân tài, chống tham nhũng triệt để”

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

x